Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì ở nam giới và nữ giới? 

Cả nam giới và nữ giới đều có thể gặp phải tình trạng đau bụng dưới bên trái. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau, nhưng chủ yếu là do bệnh về tiêu hóa, sinh lý hoặc bài tiết. Cụ thể, đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của những bệnh lý gì ở nam và nữ giới? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể nhận biết và phân biệt các bệnh lý có thể gặp phải này.

Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cho thấy cơ thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh thường gặp sau:

Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Một số bệnh tiêu hóa có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái là:

Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Bệnh liên quan đến sinh lý

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, cơn đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

Một số bệnh lý gây đau bụng dưới bên trái ở nam giới do bệnh sinh lý gây ra là:

Hệ bài tiết gặp vấn đề

Đau bụng dưới bên trái còn là dấu hiệu cho thấy hệ bài tiết đang gặp vấn đề. Khi đó, cơ thể bạn có thể mắc phải các bệnh lý như: 

Khi bị viêm bàng quang, ngoài đau vùng bụng dưới người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng xương chậu. Các triệu chứng đi kèm khác là tiểu gấp, tiểu nóng rát, tiểu ra máu, khi bị viêm nặng có thể xuất hiện máu cục, máu đông. Biến chứng bệnh có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn.

Hình ảnh bàng quan bị viêm dẫn đến cơn đau bụng ở phía dưới bên trái

Sỏi tiết niệu hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Tình trạng bệnh ngoài gây đau bụng dưới bên trái còn đau vùng thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái khó, bí đái hoàn toàn hoặc đái ra máu. Sỏi tiết niệu có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu, bí đái cấp, mãn tính hoặc suy giảm chức năng thận nếu không điều trị dứt điểm.

Khi bị nhiễm trùng đường niệu ở bàng quang cũng có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt là khi có liên quan đến thận trái. Tình trạng bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây gây viêm ngược dòng lên niệu quản, đài bể thận ở nam giới. Còn ở nữ giới sẽ gây tắc vòi trứng, nếu phụ nữ mang thai có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non,…

Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, tình trạng đau bụng dưới bên trái còn do một số bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc hệ thần kinh của cơ thể như:

Xem thêm

Đau bụng sau khi ăn: Đi tìm nguyên nhân và cách chữa bệnh dứt điểm

Cách điều trị đau bụng dưới bên trái

Một số cách điều trị đau bụng dưới bên trái hiệu quả người bệnh nên áp dụng là:

Cách giảm đau dân gian

Trong dân gian lưu truyền các cách giảm đau bụng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà như sau:

Gừng tươi có tính ấm, có tác dụng làm ấm bụng và giảm các cơn đau bụng hiệu quả. Khi xuất hiện cơn đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện tình trạng đau. Cách thực hiện: Gừng tươi rửa sạch, thái lát rồi đem sắc với nước và uống khi còn ấm.

Mật ong có tác dụng  giảm nhanh các triệu chứng đau và ổn định hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau bụng người bệnh có thể giảm đau bằng cách uống 1 cốc nước mật ong ấm.

Cách thực hiện: Pha 1 – 2 thìa mật ong cùng nước ấm rồi dùng uống trực tiếp khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Uống nước mật ong giúp giảm cơn đau hiệu quả

Người bệnh có thể kết hợp lá bạc hà, gừng, tỏi để giúp cải thiện chứng đau bụng nhanh chóng. Cách thực hiện như sau: Xay lá bạc hà cùng gừng, tỏi sau đó hòa hỗn hợp với nước ấm. Mỗi ngày nên uống 2 lần để cải thiện cơn đau bụng dưới bên trái

Các cách giảm đau bụng dân gian này rất đơn giản và dễ thực hiện. Vì vậy, khi cơn đau ở mức nhẹ, người bệnh có thể sử dụng để giảm đau ngay tại nhà.

Điều trị bằng các biện pháp Tây y

Sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái, các bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Thông thường với các bệnh có thể sử dụng thuốc điều trị bác sĩ sẽ ưu tiên cho bệnh nhân dùng thuốc Tây y. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau bụng và các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể để lại biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe do đó bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đối với trường hợp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả cao hoặc các bệnh lý có khối u thì sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Khi đó bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp bệnh lý cụ thể.

Trị bệnh bằng thuốc Đông y

Đối với một số trường hợp chưa ở giai đoạn nguy kịch hoặc không xuất hiện khối u có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được bác sĩ/ thầy thuốc thăm khám và kê đơn theo tình trạng và cơ địa của từng bệnh nhân. 

Uống thuốc Đông y cũng là cách trị bệnh hiệu quả

Đối với cách trị bệnh này, người bệnh cần kiên trì trong một thời gian dài mới bắt đầu có hiệu quả. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. 

Lưu ý khi điều trị đau bụng dưới bên trái

Một số lưu ý giúp điều trị đau bụng dưới bên trái mang lại hiệu quả nhất là:

Đau bụng dưới bên trái ở cả nam và nữ giới đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm và có thể đe dọa đến cả tính mạng. Do đó, ngay từ khi xuất hiện các cơn đau bất thường người bệnh nên thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị bệnh trước khi trở nên nặng hơn.

Xem thêm: Gan là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & chức năng của gan

Rate this post
Exit mobile version