Chè vằng là một trong những thảo dược được cả hai nền y học đánh giá là rất tốt đối với sức khỏe con người trong việc cải thiện sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng đồ uống từ loại thảo dược này đặc biệt là các đối tượng có vấn đề về dạ dày. Cùng nghe chuyên gia trang thuocdantoc.vn nói gì về vấn đề này.
Công dụng của cây chè vằng đối với sức khỏe con người
Cây chè vằng còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như dây vằng, dây vấng, cẩm vân, chè cước man,… thuộc họ Nhài (Oleaceae) với danh pháp khoa học là Jasminum subtriplinerve. Đây là một loại cây bụi nhỏ, thường mọc hoang ở những vùng rừng núi hoặc trung du. Cây chè vằng được nhiều địa phương sử dụng để nấu nước chè để uống thay cho nước lọc hằng ngày.
Trong một số tài liệu Y học cổ truyền cho biết, chè vằng có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp ở người.
Trong khi đó, trong một số bài cáo của giới y học hiện đại mới nhất chỉ ra, trong cây chè vằng có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác động tích cực đến sức khỏe con người. Điển hình là các thành phần hoạt chất như: flavonoid, glycozit và alcaloid. Mỗi hoạt chất đều mang lại những công dụng nổi bật, cụ thể:
- Flavonoid: Có tác dụng tăng cường chức năng gan và thận, chống độc tố và ngăn ngừa quá trình oxy hóa, Bên cạnh đó, thành phần hoạt chất này còn giúp chữa lành vết thương ở lớp niêm mạc, làm bền mạch máu và giảm lượng cholesterol có trong máu;
- Glycozit: Là thành phần tạo nên vị đắng đặc trưng của cây chè vằng. Hoạt chất glycozit có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Đồng thời, hoạt chất này còn giúp ăn ngon miệng;
- Alcaloid: Có tác dụng ổn định đường huyết, giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa một số gốc tế bào tự do gây bệnh ung thư.
Nhờ có những thành phần trên, chè vằng được cả hai nền y học đánh giá cao về mặt giá trị đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: kinh nguyệt không đều, tắt sữa ở phụ nữ sau khi sinh, bệnh răng miệng, táo bón, viêm loét dạ dày, đau dạ dày,…
Ngoài những công dụng trên, chè vằng còn mang lại nhiều công dụng trong việc làm đẹp như: giảm cân, tiêu mỡ, giảm mỡ, trị mụn trứng cá, giúp phụ nữ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh,…
Đau dạ dày có uống được nước chè vằng không? – Giải đáp thắc mắc
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc cho biết: “Đau dạ dày là một trong những dạng rối loạn chức năng tiêu hóa thường gặp ở nhiều người. Căn bệnh này gây ra không ít sự khó chịu từ những giai đoạn nhẹ và kéo dài đến tương lai nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời. Ở những trường hợp bệnh chuyển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày,…”
Tuy nhiên, người bệnh có thể tự kiểm soát bệnh bằng việc sử dụng thuốc đặc trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, các đối tượng bị đau dày (đau bao tử) cũng có thể điều trị bệnh bằng những bài thuốc dân gian, trong đó có mẹo dùng chè vằng. Vậy phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả?
Theo các thông tin vừa được đề cập, chè vằng mang đặc tính như vị thuốc kháng viêm tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt và ức chế những loại vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Đồng thời, giúp làm lành những vết loét ở lớp niêm mạc dạ dày và giảm hàm lượng axit, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, thành phần glucose trong chè vằng có tác động kích thích sự hoạt động của đường ruột, từ đó giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và đào thải các chất bã ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, chè vằng còn
được biết đến là loại thảo dược giúp cải thiện chứng táo bón, hệ tiêu hóa kém, ăn uống khó tiêu, trướng bụng, gan hoạt động yếu.
Với những đặc tính và công dụng được kể trên, chè vằng thích hợp sử dụng để chữa bệnh cho các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa, điển hình là bệnh đau dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng loại thảo dược này để hãm như nước trà hoặc sắc để lấy nước dùng theo liều lượng đề nghị của bác sĩ chuyên khoa.
Cách uống chè vằng hỗ trợ điều trị đau dạ dày
Với những công dụng được chia sẻ trên cho thấy, nước chè vằng mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe người, đặc biệt là các đối tượng bị đau dạ dày. Để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể tham khảo 1 trong 2 cách làm được chia sẻ dưới đây:
Cách 1: Hãm nước chè vằng uống giảm đau
Hãm chè vằng để uống cải thiện tình trạng đau dạ dày là phương pháp được thực hiện khá đơn giản và dễ thực hiện. Khi đó, các tinh chất có trong lá chè vằng khi đi vào trong dạ dày sẽ có tác động lên lớp niêm mạc và đẩy lùi tình trạng đau đớn một cách hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá chè vằng tươi ……………….. 15 gram
Cách thực hiện:
- Đem toàn bộ lá chè vằng tươi rửa sạch qua nhiều lần với nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất bám quanh lá. Tốt hơn nếu ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ lá chè vằng đã được làm sạch vào trong ấm sứ rồi tráng qua nước sôi;
- Tiếp đó chế thêm khoảng 750ml nước sôi, đậy kín nắp để hãm khoảng 20 – 30 phút;
- Lọc lấy phần nước và bỏ phần bã;
- Sử dụng nước lá chè vằng để thay cho nước lọc. Nên uống hết một ấm vào buổi sáng và hãm thêm một ấm vào buổi chiều;
- Áp dụng mỗi ngày và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Lưu ý: Bạn có thể cho nước chè vằng (đã nguội hẳn) vào trong bình thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách 2: Nấu nước chè vằng uống trị đau dạ dày
Ngoài việc hãm chè vằng, người bị đau dạ dày có thể dùng loại lá cây này để sắc lấy nước uống. Cách làm này được thực hiện tương đối đơn giản và không quá nhiều thời gian. Đặc biệt, làm một ấm nước sắc có thể sử dụng cho nguyên ngày.
Nguyên liệu cần có:
- Lá chè vằng tươi …………………… 50 gram
Cách thực hiện:
- Chè vằng sau khi thu hái về cần đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất bám quanh lá rồi vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá chè vằng đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 2 lít nước rồi bắt lên bếp tiến hành đun sôi trên ngọn lửa nhỏ;
- Tiến hành đun sôi khoảng 10 phút hoặc cho đến khi các thành phần có trong thảo dược tan hết trong nước;
- Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã. Đợi nước nguội hẳn rồi cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh để dùng dần;
- Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để đẩy lùi các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây nên.
Đối tượng nào không nên sử dụng nước chè vằng?
Những đối tượng được điểm qua dưới đây không được sử dụng chè vằng để điều trị bệnh đau dạ dày:
- Người dị ứng chè vằng: Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong chè vằng tuyệt đối không được sử dụng;
- Trẻ nhỏ: Cần thận trọng khi sử dụng nước chè vằng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của con trẻ chưa hoàn chỉnh, nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu muốn dùng cho trẻ, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết chính xác liều lượng sử dụng;
- Người bị cao huyết áp: Mặc dù nước chè vằng tốt cho việc kiểm soát đường huyết nhưng các đối tượng bị cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng, đặc biệt không được sử quá thường xuyên, bởi điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe;
- Phụ nữ mang thai: Theo một số tài liệu cho biết, chè vằng chỉ phù hợp với phụ nữ sau sinh, phụ nữ có kinh nguyệt không đều nhưng lại không tốt đối với phụ nữ mang thai. Bởi trong loại thảo dược này có chứa một số thành phần có thể gây co bóp cổ tử cung, đẩy máu bị ứ đọng ra ngoài cơ thể, điều này có thể gây ra sảy thai.
Những lưu ý khi sử dụng nước chè vằng cho người đau dạ dày
Mặc dù chè vằng được đánh giá là khá an toàn và lành tính, nhưng các đối tượng đau dạ dày lần lưu ý đến một số vấn đề được đề cập dưới đây để phòng tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra:
- Liều lượng sử dụng chè vằng cho các đối tượng bị đau dạ dày không vượt quá 50 gram/ ngày;
- Nên sử dụng nước cây chè vằng hết trong ngày. Tuyệt đối không sử dụng phần nước của ngày hôm qua,
điều này có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí gây đau bụng, tiêu chảy cấp; - Những lần sử dụng ban đầu có thể gây ra không ít sự khó chịu khi sử dụng bởi vị đắng như khổ qua, khi có, bạn có thể thêm một ít đường và gia giảm lượng đường dần vào những lần sử dụng tiếp theo;
- Tuyệt đối không được sử dụng nước chè vằng quá đặc. Điều này có thể gây phản tác dụng, thậm chí để lại một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe;
- Công dụng của lá chè vằng thường khá chậm so với thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng, ít nhất là 4 tháng bài thuốc mới phát huy tối đa công dụng;
- Trong những khoảng thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể tự cảm nhận được những tác dụng. Tuy nhiên, sau 1 – 2 tháng sử dụng, bệnh tình có thể tái phát trở lại nhưng người bệnh đừng quá hoang mang mà hãy tiếp tục sử dụng đến hết lộ trình;
- Để tăng công dụng, người bệnh có thể kết hợp chè bằng cùng với rau má hoặc cây dành dành;
- Công dụng của chè vằng khô cũng tương tự như chè vằng tươi. Do đó, có thể sử dụng hai dạng này song song để cải thiện bệnh đau dạ dày;
- Bảo quản dược liệu khô ở nơi thoáng mát, tránh cất trữ ở nơi ẩm ướt, dễ nổi mốc. Thi thoảng cần đem ra phơi nắng. Nếu dược liệu có dấu hiệu hư hỏng, tuyệt đối không được sử dụng;
- Nên tìm mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín để tránh tình trạng tiền mất tật mang. Nếu không tìm mua được lá chè vằng để sử dụng, người bệnh cũng có thể sử dụng cao chè vằng để thay thế.
Tóm lại, các đối tượng bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước chè vằng nhưng không được quá lạm dụng, bởi không phải uống nhiều đều tốt cho sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên sử dụng theo liều lượng được bác sĩ chuyên môn đề nghị để phòng tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sinh hoạt hằng ngày để nâng cao hiệu quả của thảo dược.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thông tin hữu ích cho bạn đọc:
- Đau dạ dày ăn ổi được không? Cách ăn tốt cho dạ dày?
- Đau dạ dày nên uống bột nghệ hay tinh bột nghệ? Uống lúc nào tốt nhất?
Xem thêm: Chi tiết về các loại thuốc chữa viêm gan