Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân, hình ảnh và cách điều trị

Sa búi trĩ là một trong những triệu chứng đặc trưng mà người bệnh trĩ có thể gặp phải. Búi trĩ khi phát triển lớn về kích thước sẽ lộ rõ ra ngoài ống hậu môn khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Nếu không sớm điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là tình trạng diễn biến theo chiều hướng nặng của bệnh trĩ. Lúc này, các búi trĩ phát triển kích thước lớn, lòi ra ngoài hậu môn, nhất là khi người bệnh đi đại tiện, vận động mạnh. Người mắc bệnh trĩ mức độ 3 – 4 là những đối tượng thường gặp tình trạng này.

Sa búi trĩ là gì?

Theo đó, bệnh trĩ hình thành khi đám rối trực tràng – hậu môn phình giãn quá mức do chịu áp lực lâu ngày, làm xuất hiện các kết cấu dạng búi nằm bên ngoài hoặc bên trong ống hậu môn. Búi trĩ lúc này có kích thước nhỏ, nếu phát hiện và can thiệp sớm có thể kiểm soát bệnh dễ dàng.

Ngược lại, trường hợp người bệnh không điều trị hoặc áp dụng các biện pháp không phù hợp khiến búi trĩ phát triển to dần, phình giãn quá mức lòi ra ngoài hậu môn, xuất hiện sau khi hậu môn bị chảy máu do bệnh trĩ một thời gian.

Sa búi trĩ lúc này gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Điển hình là tình trạng khó khăn khi đi đại tiện, gây đau rát, ngứa ngáy hậu môn dữ dội. Nếu không sớm điều trị, sa búi trĩ lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

Nguyên nhân gây sa búi trĩ

Theo các chuyên gia, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân người bệnh không nạp đủ chất xơ cho cơ thể, ít uống nước và lười vận động. Các yếu tố này khiến hệ tiêu hóa không hoạt động tối da, dễ gây táo bón dẫn đến tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi nặng. Ngoài ra còn có một số yếu tố gây sa búi trĩ khác như:

Có nhiều yếu tố tác động làm búi trĩ phát triển to về kích thước và lòi ra ngoài hậu môn

Sa búi trĩ là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị sớm. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách, búi trĩ dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và phát sinh các biến chứng khó lường khác. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Cách nhận biết và hình ảnh sa búi trĩ

Ở mỗi dạng trĩ khác nhau tình trạng sa búi trĩ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung người bệnh lúc này đều có triệu chứng chung là đau rát, ngứa ngáy hậu môn dữ dội, đồng thời các búi trĩ lớn lòi ra ngoài và phát triển dần kích thước. Cụ thể như sau:

Đối với bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là bệnh thường gặp, có tỷ lệ người mắc cao. Các búi trĩ nằm bên ngoài ống hậu môn do đó dễ phát hiện và quan sát sự phát triển của chúng. Người bệnh có thể cảm nhận bất thường khi búi trĩ mới hình thành. Theo các giai đoạn hiện tượng sa búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại như sau:

Trĩ ngoại phát triển theo các cấp độ

Đối với bệnh trĩ nội

Trị nội hình thành các búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn, do đó người bệnh khó nhận biết từ giai đoạn khởi phát. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện bệnh vào giai đoạn 2 khi búi trĩ đã phát triển kích thước đáng kể, phát sinh nhiều triệu chứng hơn. Hiện tượng sa búi trĩ sẽ xuất hiện tương ứng theo mức độ bệnh, cụ thể:

Búi trĩ nội phát triển lớn lòi ra khỏi ống hậu môn gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Tình trạng sa búi trĩ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người bệnh. Các cơn đau rát hậu môn, ngứa ngáy dữ dội khi đi đại tiện gây mệt mỏi, khó chịuư. Không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất, sa búi trĩ còn tác động đến tâm sinh lý. Do đó, người bệnh được khuyến khích thăm khám và điều trị sớm.

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Những trường hợp chậm trễ, sa búi trĩ nặng có thể phát sinh nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, chẳng hạn:

Trên đây là một số trường hợp biến chứng do sa búi trĩ gây ra, bạn đọc nên thận trọng. Bởi, búi trĩ được nuôi dưỡng từ nguồn máu trong cơ thể, chúng có tốc độ phát triển nhanh, do đó người bệnh phải kịp thời kiểm soát bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu.

Cách điều trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng bệnh trĩ phát triển theo chiều hướng ngày càng nặng nề. Lúc này, để kiểm soát tốc độ phát triển của búi trĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp y khoa nhằm làm teo búi trĩ và triệt tiêu chứng, phòng ngừa nguy cơ. Bác sĩ sẽ chỉ định hướng can thiệp phù hợp sau khi thăm khám chẩn đoán. Dưới đây là những biện pháp điều trị cơ bản:

Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tân dược giúp kiểm soát các triệu chứng sa búi trĩ nhanh chóng, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ, đồng thời hỗ trợ làm teo búi trĩ, phòng nguy cơ biến chứng. Một số loại như:

Điều trị sa búi trĩ bằng thuốc tân dược

Ngoài những loại kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc tăng độ bền thành mạch, chống phình giãn tĩnh mạch và một số thuốc bổ sung sắt, tránh mất nước,… Tùy từng trường hợp thuốc sẽ được kê theo toa riêng phù hợp, giúp kiểm soát bệnh trĩ, phòng tránh các biến chứng do sa búi trĩ gây ra.

Dùng thuốc tân dược có hiệu quả nhanh, tuy nhiên nguy cơ tiềm ẩn tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua, sử dụng thuốc Tây y bừa bãi để tránh tương tác thuốc và các tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.

Vận dụng phương pháp dân gian

Phương pháp dân gian áp dụng cho tình trạng sa búi trĩ có tác dụng xoa dịu tổn thương, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Tuy nhiên chúng sẽ không có khả năng điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Do đó, nếu áp dụng, người bệnh vẫn được khuyến khích thăm khám y tế để theo dõi tình trạng bệnh được tốt nhất.

Dùng biện pháp dân gian xoa dịu triệu chứng khó chịu do sa búi trĩ gây ra

Một số mẹo chữa dân gian khắc phục tạm thời các triệu chứng sa búi trĩ như:

Ngoài các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên khác như lá diếp ca, nghệ, quả sung,… chữa sa búi trĩ tại nhà. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, các biện pháp dân gian có tác dụng chậm, chỉ thích hợp cho đối tượng sa búi trĩ mức độ nhẹ, có thể kiểm soát.

Trường hợp người bệnh có búi trĩ lớn, sa ra ngoài nguy cơ bít tắc, nứt hậu môn nguy hiểm cần có sự can thiệp y tế chuyên sâu. Các phương pháp dân gian lúc này áp dụng chỉ có tính chất xoa dịu triệu chứng, không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị và các thủ thuật chuyên môn.

Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp búi trĩ phát triển lớn, sa ra ngoài hậu môn nghiêm trọng cần can thiệp ngoại khoa điều trị để tránh các biến chứng xuất huyết, viêm nhiễm hậu môn,… Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Dưới đây là một số thủ thuật:

Điều trị can thiệp ngoại khoa cho tình trạng nặng

Bác sĩ sẽ sử dụng máy chuyên dụng cắt búi trĩ kết hợp khâu nối. Phương pháp được chỉ định áp dụng cho bệnh nhân sa búi trĩ mức độ trung bình đến nặng. Thực hiện dựa trên nguyên lý đưa búi trĩ trở lại vị trí cũ, sau đó cắt và khâu trực tiếp mạch máu để tránh tình trạng máu đổ về khu vực này.

Thông thường vết cắt nằm ở vị trí ít cảm giác, do đó người bệnh sẽ không gặp nhiều đau đơn khi thực hiện phương pháp này. Ngoài ra, thời gian thực hiện nhanh chóng, giai đoạn hậu phẫu không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Tuy nhiên chi phí thực hiện Longo khá cao, cần thực hiện ở cơ sở y tế có máy móc và bác sĩ giỏi.

Phương pháp được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân sa búi trĩ mức độ vừa đến trung bình. Thông qua máy Doppler, bác sĩ sẽ xác định động mạch trĩ chính, sau đó tiến hành khâu thắt để ngưng cung cấp máu cho búi trĩ. Mũi khâu thường có kích thước từ 2cm – 3cm nằm trên đường lược, cố định búi trĩ vào ống hậu môn.

Thông qua phẫu thuật siêu âm Doppler người bệnh có thể điều trị chứng sa búi trĩ nhanh và hiệu quả, hạn chế tình trạng xuất huyết. Thời gian người bệnh phục hồi sau điều trị nhanh, không gây đau đơn và ít phát sinh biến chứng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với trĩ ngoại, tình trạng trĩ nội thường không mang lại hiệu quả tốt.

Phương pháp này áp dụng sóng cao tần sản sinh nhiệt để làm đông tế bào, sau đó thắt nút mạch máu hậu môn. Bác sĩ sẽ xác định vị trí búi trĩ, tiến hành kéo niêm mạc xuống và cắt bỏ phần búi trĩ sa ra ngoài bằng da điện. Phương pháp HCPT không gây đau đớn trong và sau khi thực hiện, an toàn cho người bệnh.

Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật nhanh chóng, chỉ 2 – 3 ngày người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng còn một số điểm hạn chế. Đặc biệt đòi hỏi người bệnh phải chi trả phí điều trị cao, cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi tại bệnh viện trang bị thiết bị đầy đủ, hiện đại.

Sử dụng máy khâu vô trùng điều trị sa búi trĩ. Theo đó, phương pháp hoạt động dựa trên cơ chế mở lỗ hậu môn, cắt niêm mạc búi trĩ sa ra ngoài trên đường lược, sau đó khâu và tạo hình hậu môn phía ngoài. Với cách này, người bệnh tránh được tình trạng viêm nhiễm, són phân, rút ngắn thời gian phục hồi sau điều trị.

Đồng thời, phương pháp này cũng giúp người bệnh hạn chế tình trạng đau đớn, xuất huyết, ít phát sinh tai biến hậu phẫu. Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần được gây mê, sau phẫu thuật thường gặp tình trạng bí tiểu, táo bón trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nguy cơ tái phát bệnh trĩ khá cao, không phù hợp cho bệnh nhân mắc trị nội hoặc trĩ tổng hợp.

Phương pháp ngoại khoa nào cũng có ưu điểm và nhược điểm nhất định

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp nào cũng sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn thận trọng trước khi lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể thật tốt từ sinh hoạt đến chế độ ăn uống để giảm thiểu rủi ro tái phát bệnh sau điều trị.

Chăm sóc khi bị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là tình trạng diễn biến nặng mà người bệnh trĩ có thể gặp phải. Can thiệp điều trị sớm giúp bệnh nhân phòng tránh được các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, song song với quá trình điều trị, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề về chế độ chăm sóc người bệnh như sau:

Sa búi trĩ là tình trạng nguy hại không chỉ sức khỏe, sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tâm lý người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • 11 Thuốc chữa bệnh trĩ (Nội, Ngoại…) tốt nhất hiện nay
  • Top 10 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ chọn lọc hay nhất
  • Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam và những cây thuốc quý
  • Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả

Xem thêm: Tiểu không tự chủ ở nam giới do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version