Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày vào ban đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Đau dạ dày vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Nếu không tiến hành khắc phục, tình trạng có thể chuyển biến xấu dần theo thời gian và gây ra các biến chứng nặng nề. 

Đau dạ dày vào ban đêm – Do đâu?

Nhận biết đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến ở người trưởng thành – đặc biệt là người có thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học. Triệu chứng này thường bùng phát trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau dạ dày có thể xuất hiện vào ban đêm.

Đau dạ dày vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy cơ quan tiêu hóa đang gặp vấn đề. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể nghiêm trọng dần theo thời gian và gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn cần nhận biết và can thiệp các biện pháp điều trị trong thời gian sớm nhất.

Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày vào ban đêm:

Đau dạ dày vào ban đêm xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến các triệu chứng thứ phát như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ thức giấc vào ban đêm, cơ thể mệt mỏi, uể oải và sụt cân nhanh chóng.

Nguyên nhân gây đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm:

1. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau dạ dày vào ban đêm. Các thói quen này có thể khiến dạ dày bị rối loạn chức năng co bóp và có xu hướng bài tiết axit quá mức, dẫn đến tình trạng đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn. Nếu không thay đổi và tiếp tục duy trì các thói quen xấu, niêm mạc dạ dày có thể bị viêm, loét và tổn thương nặng.

Thức khuya là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra do các thói quen ăn uống, sinh hoạt sau:

2. Biểu hiện của các bệnh tiêu hóa

Ngoài những nguyên nhân trên, đau dạ dày vào ban đêm còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa như:

Đau dạ dày giữa đêm còn có thể là biểu hiện của trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày,…

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày giữa đêm. Thông tin trong bài viết chỉ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến nhất. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Đau dạ dày trong đêm có nguy hiểm không?

Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể. Nếu khởi phát do thói quen ăn uống và sinh hoạt, cơn đau có thể dễ dàng thuyên giảm sau khi điều chỉnh thói quen và thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh.

Ngược lại trong trường hợp xảy ra do các bệnh đường tiêu hóa, bạn cần tiến hành điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển nặng dần và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (thường xảy ra ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày dai dẳng hơn 10 năm).

Đau dạ dày về đêm kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và gây suy nhược cơ thể

Đau dạ dày vào ban đêm là dấu hiệu cho thấy các cơ quan tiêu hóa bị rối loạn và tổn thương. Theo thời gian, triệu chứng có xu hướng nặng dần về mức độ và khởi phát với tần suất thường xuyên hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cách chữa đau dạ dày vào ban đêm

Có thể thấy, đau dạ dày vào ban đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bạn nên chủ động thay đổi thói quen để kiểm soát triệu chứng và điều hòa chức năng tiêu hóa. Trong trường hợp khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, nên can thiệp các biện pháp y tế để ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số cách chữa đau dạ dày vào ban đêm bạn có thể áp dụng:

1. Thay đổi thói quen xấu

Có đến 80% trường hợp đau dạ dày vào ban đêm khởi phát do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Do đó để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm, cần chủ động thay đổi thói quen xấu và thiết lập lối sống khoa học, lành mạnh.

Không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các loại thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày

2. Áp dụng các mẹo giảm đau dạ dày tức thì

Trong trường hợp đau dạ dày bùng phát vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tức thì. Các biện pháp này giúp làm dịu cơn đau dạ dày và cải thiện một số triệu chứng đi kèm.

Uống nước mật ong ấm giúp làm dịu cơn đau dạ dày và giảm cảm giác cồn cào, khó chịu

Một số mẹo giảm đau dạ dày vào ban đêm:

3. Điều trị y tế

Như đã đề cập, ngoài thói quen sinh hoạt và ăn uống, đau dạ dày vào ban đêm còn có thể là biểu hiện của các vấn đề ở đường tiêu hóa. Nếu xảy ra do các bệnh lý này, bạn bắt buộc phải điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong trường hợp đau dạ dày về đêm kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị y tế

Trước khi lên phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, phân, test hơi thở, nội soi, chụp X-Quang cản quang,… để chẩn đoán và đánh giá mức độ tiến triển của bệnh. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán. Việc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày có thể che lấp dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng và làm chậm thời gian chẩn đoán.

Phòng ngừa đau dạ dày vào ban đêm

Đau dạ dày vào ban đêm có thể thuyên giảm rõ rệt sau khi can thiệp các biện pháp cải thiện. Tuy nhiên nếu không chủ động phòng ngừa, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ăn uống khoa học giúp điều hòa chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa đau dạ dày về đêm bùng phát

Do đó sau khi điều trị, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

Đau dạ dày vào ban đêm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm khi điều chỉnh thói quen và áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Nguồn: https://vimed.org/dau-da-day-vao-ban-dem-11555.html

Xem thêm: Viêm gan B

Rate this post
Exit mobile version