Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau hậu môn là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Đau hậu môn là tình trạng nhiều người gặp phải, thế nhưng đa số đều chủ quan vì nghĩ rằng một thời gian sau đau rát sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn. Nếu không được phát hiện và điều trị, chúng có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Đau hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau hậu môn là bệnh gì? Cách nhận biết

Đau hậu môn là tình trạng khá phổ biến. Vị trí đau thường là khu vực quanh hậu môn (trực tràng) hoặc đau bên trong và quanh hậu môn. Tình trạng đau có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi người bệnh đi đại tiện. Ban đầu, những cơn đau xuất hiện với mức độ nhẹ, sau đó tăng dần lên gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Theo các chuyên gia, đau hậu môn có thể là một trong số các triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Một số trường hợp, đau rát ở khu vực này kéo dài, tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe. Vậy, hiện tượng này có thể là dấu hiệu của các bệnh gì? Dưới đây là những căn bệnh liên quan đến tình trạng đau hậu môn:

Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng đau hậu môn có thể là một trong số các triệu chứng do bệnh nứt kẽ hậu môn gây ra. Nứt kẽ hậu môn xuất hiện khi niêm mạc, ống hoặc rìa của hậu môn bị rách, nứt. Nguyên nhân chủ yếu là do chứng táo bón lâu ngày hay trước đó người bệnh gặp phải những tổn thương bên ngoài,…gây nên.

Tuy những vết nứt, rách có kích thước nhỏ nhưng lại gây ra cơn đau âm ỉ và dữ dội cho người bệnh, đôi khi kéo dài khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt. Trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng, cơn đau hậu môn bắt đầu gia tăng cường độ, đồng thời gây khó khăn cho người bệnh khi đi đại tiện, ngồi xổm, hoạt động mạnh,…

Nứt kẽ hậu môn gây ra những cơn đau rát khó chịu

Ngoài đau rát hậu môn, tình trạng nứt kẽ hậu môn còn gây ra các triệu chứng khác. Đơn cử là cảm giác nóng rát, xuất huyết, ngứa ngáy, khó chịu,….cho người bệnh. Nếu không được điều trị, vết nứt có thể trở nên nặng nề, gây suy giảm chức năng của cơ vòng hậu môn. Nhất là lây lan viêm nhiễm, làm vi khuẩn có điều kiện tấn công, dẫn đến nhiễm trùng máu,…

Đau hậu môn do bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khó chịu nhất. Bởi, nó khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đề trong việc đại tiện. Trĩ hình thành khi vùng trực tràng – hậu môn chịu nhiều áp lực do căng giãn tĩnh mạch quá mức, đồng thời tĩnh mạch phình to tạo búi trĩ. Có 3 dạng chính là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Đau rát hậu môn là triệu chứng thường gặp của người mắc phải căn bệnh này. Bên cạnh đó, để nhận biết bệnh, bạn có thể quan sát thêm các dấu hiệu khác như chảy máu hậu môn, quan sát thấy được búi trĩ, vùng hậu môn có cảm giác bị vướng, cộm khó chịu,…Trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn bị xuất huyết dữ dội dẫn đến thiếu máu, sa búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng máu,…nguy hiểm.

Viêm hậu môn

Viêm hậu môn xuất hiện khi lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn bị viêm nhiễm. Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có các triệu chứng tương đồng như đau rát hậu môn, xuất huyết, phân lẫn máu,…

Viêm trực tràng

Theo các chuyên gia, tình trạng viêm trực tràng có thể hình thành nếu người bệnh nhiễm bệnh crohn, loét đại tràng hoặc mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Ngoài tình trạng đau hậu môn, người bệnh có thể bị tiêu chảy, phân có chất nhầy bất thường lẫn lộn bên trong.

Bệnh viêm ruột

Khi mắc bệnh viêm ruột, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, cân nặng sụt giảm bất thường. Ngoài ra, trực tràng – hậu môn cũng có hiện tượng xuất huyết, đau rát khi đại tiện quá nhiều lần trong ngày.

Áp xe hậu môn

Những mô mềm, khe nhú và hốc của hậu môn bị nhiễm trùng. Lúc này, mủ tích tụ thành các ổ áp xe, hậu môn bị sưng cứng, tấy đỏ. Chính vì thế, người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết chứng bệnh này khi hậu môn xuất hiện cảm giác căng tức, ấn vào chỗ sưng thấy có mủ vàng, mùi hôi tanh, ngứa ngáy dữ dội,…

Áp xe hậu môn là tình trạng khá nguy hiểm

Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, áp xe hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi thường xuyên. Tình trạng bệnh nặng, ổ áp xe bị vỡ hình thành nhiều lỗ rò, đường rò ở vị trí hậu môn. Đây là điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm và nhiễm trùng hậu môn nặng nề.

Rò hậu môn gây đau

Như đã đề cập, tình trạng áp xe hậu môn nếu không có biện pháp can thiệp, khi chuyển biến nặng có thể gây rò hậu môn. Lúc này, các ổ áp xe vỡ, chảy mủ vàng tạo thành các lỗ rò, đường rò. Chúng thông giữa trực tràng, ống hậu môn qua da hậu môn. Người bệnh sẽ bị đau rát khu vực này dữ dội, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt do hậu môn bị chảy mủ, ẩm ướt,…

Một số trường hợp người bệnh liên tục xì hơi, chỗ lỗ rò, đường rò đôi khi còn gặp tình trạng phân chảy ra ngoài. Nếu không được điều trị, về lâu dài những tổn thương hậu môn có thể bị nhiễm trùng, lây lan viêm nhiễm sang bộ phận sinh dục. Bệnh chuyển biến nặng, rò hậu môn đa phát khó điều trị và có khả năng phát triển thành ung thư ác tính, nguy hại tính mạng.

Ung thư hậu môn

Bệnh ung thư hậu môn là một trong những bệnh lý nguy hiểm gây triệu chứng đau rát hậu môn. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng đau rát bất thường này. Bên cạnh đó, ngoài đau hậu môn, người bệnh còn gặp các tình trạng khác như ngứa, hậu môn có khối u, tiểu tiện bất thường, tiết dịch hậu môn, sưng háng, hậu môn,….

Bệnh lậu

Lậu là một trong những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu viêm nhiễm xảy ra ở hậu môn, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau rát khó chịu. Lậu hậu môn có thể gặp ở cả nam và nữ với các triệu chứng như đi ngoài ra máu, ngứa ngáy và tiết dịch hậu môn.

Bệnh lậu hậu môn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, trong đó có đau hậu môn

Ngoài những bệnh lý tiềm ẩn gây nên tình trạng đau hậu môn thì còn nhiều bệnh lý liên quan khác, do đó bạn không nên chủ quan khi gặp phải triệu chứng bất thường này. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, đau rát ở khu vực này có khả năng gây biến chứng nguy hại cho sức khỏe, đe dọa tính mạng. Do đó, khi có biểu hiện đau rát hậu môn kéo dài không khỏi, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Đau hậu môn hình thành do đâu?

Nguyên nhân hình thành những bệnh lý kể trên do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các chuyên gia chỉ ra rằng, đa phần chúng hình thành là do:

Vệ sinh vùng kín kém

Vấn đề vệ sinh đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của vùng kín, trong đó có khu vực hậu môn. Một số người khi đi đại tiện không làm vệ sinh đúng cách khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập gây hại. Nhất là trường hợp sử dụng giấy vệ sinh cứng, chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc, từ đó vi khuẩn có cơ hội đi sâu vào bên trong cơ thể.

Mặc quần áo bó sát

Người có thói quen mặc quần áo, đặc biệt là quần lót bó sát, chất liệu không thấm hút thường gặp các vấn đề về vùng kín nhiều hơn người bình thường. Đặc biệt, quá trình cọ xát có thể khiến cho hậu môn tiết nhiều mồ hôi, bí bách, trầy xước gây ngứa, đau rát.

Táo bón lâu ngày

Táo bón là một trong những yếu tố khiến cho các bệnh liên quan đến hậu môn hình thành. Khi người bệnh cố sức rặn để tống chất thải ra ngoài, hậu môn phải chịu nhiều áp lực. Trường hợp phân có lẫn cặn thức ăn cứng khiến cho niêm mạc bị tổn thương, đồng thời tĩnh mạch hậu môn cũng bị giãn nở quá mức. Vì thế mà người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu.

Táo bón lâu ngày khiến cho hậu môn chịu nhiều áp lực, dẫn đến đau rát khó chịu

Thường xuyên bị táo bón khiến cho tình trạng đau rát trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế, kể cả khi không đi đại tiện, người bệnh cũng bị đau rát ở khu vực này. Hậu môn bị nóng, rát gây ra khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Do đó, để hạn chế những vấn đề không mong muốn xảy ra, bạn nên tránh ăn những thực phẩm có thể khiến cơ thể bị táo bón.

Ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, nóng

Nếu bạn có thói quen ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Trong khi đó lại ăn thiếu chất xơ, vitamin có trong rau xanh, trái cây sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa làm việc khó khăn. Chính vì thế mà quá trình phân hủy chất thải trong cơ thể cũng hoạt động kém hơn. Đây là nguyên do làm hậu môn chịu nhiều áp lực, dẫn đến đại tiện khó, nứt kẽ hậu môn, xuất huyết, đau nhức hậu môn. 

Quan hệ tình dục đường hậu môn

Quan hệ tình dục đường hậu môn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau hậu môn, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Đặc biệt, trường hợp quan hệ không đúng cách, lực ma sát mạnh có thể làm trầy xước hậu môn. Lúc này vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có thể tấn công gây hại. 

Không chỉ gây ra những vấn đề ở vùng hậu môn. Quan hệ tình dục cửa sau còn làm nguy cơ mắc các bệnh xã hội tăng cao. Nếu không điều chỉnh và xử lý, tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và đời sống.

Quan hệ tình dục đường hậu môn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

Đau hậu môn có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân, trên đây là một số yếu tố phổ biến dẫn đến hiện tượng này. Trực tràng – hậu môn bị tổn thương lâu ngày không được điều trị sẽ làm các bệnh lý tiềm ẩn phát triển theo hướng tiêu cực. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu đau rát hậu môn, bạn không nên chủ quan mà cần tìm hiểu nguyên do và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.

Đau hậu môn có nguy hiểm không?

Tình trạng đau rát hậu môn là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm. Trường hợp người bệnh chủ quan, không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến những nguy cơ. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, chúng còn đe dọa tính mạng người bệnh:

Đau hậu môn lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trung máu

Đau hậu môn có thể gây ra nhiều vấn đề cho cuộc sống người bệnh. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên nhanh chóng thăm khám y tế để nhận biết và khắc phục bệnh càng sớm càng tốt.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ nếu bị đau hậu môn?

Tình trạng đau hậu môn hình thành bởi nhiều nguyên do, đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Nhằm tránh cơn đau trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe, bạn nên thăm khám khi có các triệu chứng sau:

Gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng cải thiện càng cao. Người bệnh không nên chủ quan, bởi tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

Phương pháp điều trị đau hậu môn

Đau hậu môn có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng nếu người bệnh ủ bệnh không điều trị. Do đó, ngay khi có những biểu hiện bất thường, nhất là khi đau rát kéo dài không khỏi, bạn nên thăm khám y tế để được hỗ trợ, điều trị. Một số hướng khắc phục tình trạng này được áp dụng như:

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc tân dược hỗ trợ điều trị chứng đau rát hậu môn cho kết quả nhanh chóng. Chính vì thế, phương pháp này được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi. Các loại được sử dụng phổ biến như:

Ngoài những dạng kể trên, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các dạng thuốc phù hợp khác. Như đã đề cập, thuốc tân dược có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh các triệu chứng ở hậu môn, tuy nhiên vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt bảo vệ hoạt động của gan, thận,…người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hại, nhất là khiến bệnh chuyển biến nặng, không thể điều trị khắc phục.

Giảm đau hậu môn bằng biện pháp tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể giảm triệu chứng đau rát khó chịu với các biện pháp tại nhà. Bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Nước muối giúp sát khuẩn vết thương khá hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên pha nước muối ấm và chỉ hòa tan lượng muối vừa đủ, không nên pha quá mặn có thể khiến vùng tổn thương bị xót, nhiễm trùng. Tiến hành ngâm rửa hậu môn với nước muối ấm loãng trong khoảng 15 phút, có thể thực hiện mỗi ngày, giúp giảm nhẹ các cơn đau hậu môn.

Sử dụng đá lạnh giúp giảm đau hậu môn là các được nhiều người áp dụng. Người bệnh chỉ cần sử dụng một viên đá lạnh, sau đó dùng băng gạc sạch quấn quanh và chườm lên hậu môn trong khoảng 10 phút. Thực hiện mỗi ngày một lần, tình trạng đau rát khó chịu được cải thiện đáng kể, ngoài ra các búi trĩ cũng co lại đáng kể, nếu có.

Điều trị đau hậu môn tại nhà với đá lạnh, thảo dược, nước muối pha loãng,…

Nước ấm sẽ giúp giảm đau hậu môn hiệu quả. Đồng thời, cách này cũng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, phù hợp cho người đang bị trĩ hoặc gặp vấn đề ở hậu môn. Người bệnh xả nước ấm khoảng 30cm, ngâm người trong nước khoảng 30 phút. 

Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, lành tính nên người bệnh
có thể an tâm sử dụng. Phương pháp này phù hợp khi đau rát hậu môn hình thành do nứt nẻ. Người bệnh có thể thoa trực tiếp dầu dừa lên hậu môn mỗi khi vừa đi đại tiện xong. Mỗi ngày thoa 2 lần giúp cấp ẩm, đồng thời chất béo trong dầu dừa sẽ giúp phục hồi các vết nứt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Rau diếp cá không chỉ là loại rau được sử dụng trong nhiều món ăn. Loại cây này còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh, nhất là giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Do trong rau diếp cá có chứa chất quercetin giúp bảo vệ thành mạch. Người bệnh sử dụng một nắm rau diếp cá, rửa sạch sau đó giã nát. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đắp rau lên khu vực bị đau rát. Không nên đắp qua đêm, chỉ nên sử dụng trong khoảng 15 – 30 phút thì rửa lại hậu môn.

Chăm sóc và phòng ngừa đau hậu môn

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị kể trên, người bệnh nên lưu ý một vài vấn đề sau đây để việc chăm sóc và phòng ngừa tình trạng đau hậu môn đạt hiệu quả tốt nhất:

Đau hậu môn có thể là triệu chứng của các căn bệnh nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Nếu cơ thể có các triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cảnh giác những tác hại nguy hiểm do táo bón lâu ngày gây ra
  • Bệnh rò hậu môn có tự lành không ?
  • Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Xem thêm: Suy giảm miễn dịch nguyên phát

Rate this post
Exit mobile version