Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị nổi tàn nhang khi mang thai: Nguyên nhân và điều trị

Tàn nhang là một vấn đề da rất thường gặp ở phụ nữ trong thời gian mang thai. Làm sao để trị tàn nhang hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ là điều mà nhiều chị em quan tâm.

Tàn nhang khi mang thai là gì? Có đáng lo?

Nổi tàn nhang khi mang thai là một hiện tượng thường xuất hiện do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Khi đó hàm lượng các hormone estrogen và progesterone gia tăng đột biến khiến các tế bào melamine gia tăng theo gây ra tàn nhang và sạm nám.

Tàn nhang là tình trạng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở phụ nữ.

Nhìn chung tàn nhang là một hiện tượng bình thường của thai kỳ nên chị em không cần lo lắng quá nhiều. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ gây mất thẩm mỹ cho làn da đôi chút mà thôi.

Theo các chuyên gia da liễu tình trạng tàn nhang khi mang thai có thể tự biến mất sau khi sinh 3 – 6 tháng khi nội tiết tố trong cơ thể ổn định. Tuy nhiên có những trường hợp nặng không tự khỏi cần phải can thiệp các trị liệu thẩm mỹ da.

1. Nguyên nhân gây tàn nhang ở mẹ bầu

Gen di truyền là một nguyên nhân điển hình gây nên tàn nhang ở phụ nữ ngay từ khi chưa bước vào giai đoạn làm mẹ. Những ai mang gen quy định hàm lượng melanin cao thì vùng bị tàn nhang sẵn có đã đậm màu hơn các vùng da thông thường.

Đến lúc mang thai, tình trạng rối loạn nội tiết tố lại diễn ra theo chiều hướng phức tạp hơn. Điều này càng làm gia tăng độ sẫm màu của các đốm tàn nhang ban đầu. Không chỉ có tàn nhang, sự thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai còn kéo theo sự xuất hiện đồng thời của những vết nám trên da ở nhiều chị em.

Nguyên nhân gây nổi tàn nhang khi mang thai nằm ở sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và một số tác nhân khách quan khác.

Stress và những thay đổi về tâm sinh lý trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân khiến làn da xuất hiện các đốm tàn nhang.

Bên cạnh đó, thói quen ra ngoài mà không sử dụng kem chống nắng hoặc không mang đồ che chắn vùng mặt cũng khiến da của mẹ bầu dễ bị bắt nắng. Nguyên nhân này lại tạo điều kiện hình thành nhanh chóng các đốm tàn nhang mới.

2. Dấu hiệu nổi tàn nhang khi mang thai

Biểu hiện của tàn nhang khi mang thai là những đốm nhỏ tròn có đường kính từ 1-5 mm. Tàn nhang có màu nâu sáng, nâu sẫm, màu đỏ hoặc nâu vàng phụ thuộc vào đặc điểm sắc tố da riêng biệt ở từng người. Những đốm tàn nhang có thể nằm riêng lẻ hoặc tạo thành từng nhó

Mang thai vào mùa hè là thời điểm mà các đốm tàn nhang đạt đến sắc độ đậm màu nhất. Vì lúc đó, làn da bạn phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nhiều hơn các mùa khác.

Nếu quan sát không kỹ, bạn sẽ khó phân biệt được tàn nhang với hiện tượng nám da. Các vết nám có kích thước lớn hơn, vị trí hình thành còn biểu hiện ở vùng môi trên và cằm. Người có làn da mỏng và sáng màu là đối tượng dễ bị tàn nhang nhất. Ngược lại, hiện tượng nám da thường xảy ra phổ biến ở người có làn da tối màu.

Các đốm tàn nhang có kích thước nhỏ hơn so với nám.

3 cách điều trị tàn nhang an toàn dành cho mẹ bầu

Dùng thảo dược tự nhiên, kem bôi, trị liệu laser là những cách điều trị tàn nhang phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên đâu là cách điều trị tàn nhang an toàn trong thời gian mang thai, mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

1. Chữa tàn nhang bằng phương pháp tự nhiên

Trị tàn nhang bằng cách đắp mặt nạ được pha trộn từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên là lựa chọn an toàn nhất đối với tất cả mẹ bầu. Những nguyên liệu như sữa chua, sữa tươi, bột cám gạo, dâu tây, cà chua, mật ong… đều rất lành tính, không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Để phát huy tác dụng làm sạch da và xóa mờ tàn nhang, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về cách cân chỉnh tỷ lệ giữa các nguyên liệu khi pha trộn. Muốn sở hữu được một làn da sáng khỏe bạn có thể áp dụng theo những công thức được gợi ý sau đây.

Công thức mật ong, dưa leo kết hợp với sữa chua giúp làm mờ tàn nhang và loại bỏ bụi bẩn trên da.
Mặt nạ cà chua kết hợp sữa chua mang tới làn da căn tràn sức sống.

Các nguyên liệu có trong các công thức vừa nêu đều có chứa hàm lượng vitamin C khá cao. Để tránh bị tác dụng phụ bởi ánh nắng mặt trời, bạn không nên áp dụng các cách trên vào ban ngày. Nếu muốn ra ngoài, hãy trang bị nón và khẩu trang.

Các cách chăm sóc da này chẳng khiến bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian hay phải đối mặt với sự hao tổn về tài chính. Tuy nhiên, nó lại không thể chữa dứt điểm các đốm tàn nhang trong khi mang thai. Vì thế, mẹ bầu nên kiên nhẫn chờ đến giai đoạn sau sinh để cải thiện làn da bằng một cách khác đạt hiệu quả hơn.

2. Khắc phục hiện tượng nổi tàn nhang khi mang thai bằng kem đặc trị

Sử dụng kem đặc trị tàn nhang, thâm nám cũng là một trong những lựa chọn được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, bạn phải nắm rõ thông tin về thành phần hóa học chứa trong sản phẩm bao gồm những gì trước khi sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng bị kích ứng da trong khi mang thai.

Nếu mua phải hàng giả hay sản phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác thì rất dễ nảy sinh các bệnh về da nặng như là ung thư. Sử dụng các sản phẩm kém chất lượng còn dẫn tới nguy cơ biến dạng ở thai nhi.

Để đảm bảo an toàn khi dùng kem điều trị tàn nhang trong thời gian mang thai, chị em nên tìm hiểu những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu uy tín, được kiểm chứng không gây tác dụng phụ cho phụ nữ mang thai. Không nên sử dụng các sản phẩm quảng cáo trên mạng gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Bên cạnh kem trị tàn nhang, một số người còn tìm đến các bài thuốc Đông y nhằm cân bằng nội tiết tố, hạn chế lượng melanin gia tăng. Vấn đề này chị em tuyệt đối không nên. Tốt nhất, nên nhờ các bác sĩ tư vấn cụ thể khi lựa chọn cách thức điều trị này để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

3. Điều trị tàn nhang bằng laser

Khi mang thai chị em không nên đặt nặng tâm lý rằng tàn nhang để lâu sẽ rất khó trị. Trải qua 6 tháng sau sinh, hormone trong cơ thể bạn mới có đủ thời gian để điều tiết lại. Vì vậy, . bạn chỉ nên tiến hành điều trị tàn nhang bằng laser trong giai đoạn sau sinh. Xác suất hiệu quả của phương pháp điều trị này lên đến 95%.

Việc tìm ra một địa chỉ làm đẹp uy tín là rất quan trọng. Những nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và không ngừng đổi mới về các thiết bị công nghệ sẽ giúp bạn tiêu trừ tàn nhang mà chẳng hề gây tổn thương ở các vùng da xung quanh.

Tình trạng da của mỗi người khác nhau, thông qua chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ mới tiếp tục chọn lọc bước sóng phù hợp với da của bạn. Khi chiếu tia laser, hắc tố melanin sẽ chuyển từ trạng thái bị phá vỡ thành các hạt siêu nhỏ sang trạng thái phân hủy hoàn toàn.

Phương pháp chiếu tia laser phù hợp áp dụng sau sinh hơn thay vì tiến hành điều trị hiện tượng nổi tàn nhang trong khi mang thai.

Sau thời gian thực hiện, bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ để tàn nhang không tái phát lại. Chẳng hạn như những lưu ý sau:

Ngoài việc bị nổi tàn nhang khi mang thai, các mẹ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác như nổi mụn vùng mặt, ngứa ngáy ở vùng da bụng, ngực… Do đó, trong thời gian thai nghén, chị em cần phải luân phiên thay đổi khẩu phần ăn để dung nạp đa dạng các dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Uống nhiều nước, thực hiện bài tập hít thở ở tư thế ngồi yên lẫn đi lại nhẹ nhàng cũng giúp cho tinh thần mẹ bầu được thư giãn, tránh rơi vào trầm cảm.

Bạn có thể tham khảo thêm:

  • 7+ Cách trị tàn nhang từ sữa chua đơn giản nhưng hiệu quả
  • Top 10 Kem trị tàn nhang đang được chị em chia sẻ chóng mặt
Nguồn: https://ihs.org.vn/noi-tan-nhang-khi-mang-thai-21310.html

Xem thêm: Khám viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu tốt?

Rate this post
Exit mobile version