Hiện nay, số người mắc các chứng bệnh về dạ dày ngày càng chiếm một số lượng lớn. Căn bệnh dạ dày và những biến chứng của nó khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt và lao động. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng để bạn kịp thời nhận biết và có hướng chữa trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày là gì? những điều bạn nên biết về căn bệnh này
Viêm loét dạ dày hiện nay là căn bệnh phổ biến ở nhiều người và đang có xu hướng trẻ hoá. Đây được xem là chứng bệnh điển hình của đau dạ dày khi có sự kết hợp nào đó của acid dư thừa, các loại vi khuẩn độc tố tác động nên niêm mạc dạ dày gây nên những tổn thương. Theo đó, độ tổn thương và kích thước vết loét ở dạ dày thường lớn hơn hoặc bằng 0,5 cm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cho biết viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn nên theo dõi sức khoẻ của bản thân nếu gặp bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Hiện có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Do nhiễm khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter Pylori) trú ẩn dưới lớp niêm mạc gây tổn thương cho dạ dày
- Do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn không đúng giờ, ăn thực phẩm cay nóng, ăn quá nhanh…gây nên tình trạng co thắt, kích thích ở dạ dày khiến trào ngược dạ dày.
- Do uống các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu, nước uống có gas gây bào mòn bào tử là cơ hội để vi khuẩn tấn công dạ dày.
- Do uống nhiều thuốc giảm đau cũng như các loại thuốc chứa nhiều naproxen, ibuprofen gây nên tình trạng bào mòn dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương
- Do stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến viêm loét dạ dạy, tạo điều kiện cho acid dư thừa trong dạ dày từ đó làm cho bề mặt niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Trên đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày, nếu như bạn đang thường xuyên lặp lại thói quen sinh hoạt mà chúng tôi nêu ra. Hãy thay đổi ngay để không mắc phải căn bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm này.
Một số dấu hiệu biến chứng của viêm loét dạ dày nặng
Các bệnh liên quan đến dạ dày đôi khi khiến bạn đau hoặc khó chịu chỉ bởi ăn quá no hoặc quá đói. Đối với những căn bệnh nhẹ bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý và tránh căng thẳng, áp lực là dạ dày có thể phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần biết một số dấu hiệu viêm loét dạ dày để có phương pháp chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của bệnh như sau:
Hẹp môn vị
Môn vị là bộ phận nằm giữa dạ dày và tá tràng. Môn vị có chức năng đưa phần thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Khi vị trí môn vị bị thu hẹp khiến cho quá trình vận chuyển thức ăn gặp khó khăn. Hẹp môn vị dẫn đến co thắt tại môn vị, mắc các nguy cơ gây phù nề, viêm nhiễm. Biến chứng xảy ra ở dấu hiệu hẹp môn vị được chia làm hai giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng đau ở khu vực trên rốn kèm với các triệu chứng đau và muốn nôn ngay sau các bữa ăn. Thông thường sau khi nôn bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, sự lưu thông các loại thức ăn từ dạ dày qua môn vị đã bị tắc gây nên các triệu chứng đau bụng dữ dội và liên tục, thường xuyên có cảm giác chướng bụng và nôn ra thức ăn từ ngày trước.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một hiện tượng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày. Triệu chứng xuất hiện ở hệ tiêu hóa này có thể diễn ra ở những người bị stress quá độ, uống nhiều rượu bia… cũng có thể do sự cọ xát thức ăn vào thành dạ dày gây ra hiện tượng xuất huyết.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng dẫn đến xuất huyết tức là người bệnh sẽ thấy đau nhiều ở vùng thượng vị, có dấu hiệu nôn, đi cầu ra máu. Đối với các triệu chứng xuất huyết dạ dày nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng nặng nề của bệnh viêm loét dạ dày. Đây là dấu hiệu nguy hiểm và bạn cần đưa người bệnh cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng. Các dấu hiệu nhận diện của người bị thủng dạ dày như sau:
- Các cơn đau dữ dội ập đến đột ngột và không có biện pháp nào làm dịu bớt cơn đau này.
- Cơn đau bắt đầu từ bộ phận thượng vị, sau đó lan nhanh khắp ổ bụng đến vùng ngực, lưng và vai.
- Phần bụng bị gồng cứng, đến cả hít thở bệnh nhân cũng sẽ thấy vô cùng đau.
- Người bệnh sẽ rất nhanh bị rút cạn sức lực, mặt tái, mệt mỏi, toát mồ hôi, bàn chân lạnh, ở một số người sẽ có biểu hiện tụt huyết áp.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Ung thư dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất, khi phát bệnh sẽ có những biểu hiện sau:
- Sụt cân bất thường;
- Người bệnh thường bị chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng;
- Gặp những cơn đau dai dẳng ở phần dạ dày;
- Có hiện tượng ăn không ngon, không muốn ăn;
- Người bệnh sẽ bị nôn nhiều và khi đại tiện phân có lẫn máu.
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày
Khi xuất hiện các dấu hiệu viêm loét dạ dày dù nặng hay nhẹ bước đầu tiên bạn cần phải đi thăm khám tại các cơ sở y tế liên quan để tìm ra đúng bệnh và có phương thức điều trị kịp thời. Sau khi được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị, bạn cần phải tranh thủ theo chỉ dặn của bác sĩ như uống thuốc đúng giờ và đúng kỳ hạn.
Những loại thuốc Tây y thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày như: Thuốc kháng sinh, thuốc bơm Proton, thuốc giảm tiết dịch vị axit,…
Có một số trường hợp sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc cảm thấy bệnh không còn đau sẽ bỏ thuốc giữa chừng và tự cắt ngang phác đồ điều trị bệnh. Điều này đôi khi sẽ khiến bệnh nặng lên một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc tây để điều trị thì bạn cần phải uống thuốc theo chỉ định, không được lạm dụng thuốc. Sau khi hết đợt thuốc cần tái khám để có phương án điều trị bệnh tiếp theo, không nên bỏ giữa chừng.
Ngoài việc đến bệnh viện thăm khám và uống thuốc. Những bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần đề ra cho mình một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress và rời xa những thực phẩm không tốt cho dạ dày. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp uống thuốc tây và sử dụng kèm một số thực phẩm tốt cho dạ dày như củ nghệ vàng, nghệ đen, nha đam, nhưng phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với những cơn đau dạ dày nhẹ bạn có thể đề ra một chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ hợp lý để điều chỉnh dạ dày. Khi bệnh trở nặng bạn không nên chủ quan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm: VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược
Người viêm loét dạ dày nên ăn gì? kiêng gì?
Khi mắc phải bệnh viêm loét dạ dày rất nhiều bệnh nhân quan tâm tới chế độ ăn uống sao cho hợp lý để tốt nhất cho việc điều trị bệnh. Theo đó, với bệnh nhân bị viêm loét dạ dầy nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm nhưng dễ tiêu hoá như thịt heo nạc, cá nạc. Tốt nhất nên chế biến dưới dạng hấp luộc tránh chiên xào nhiều giàu mỡ làm dạ dạy khó tiêu hoá.
Nên ăn nhiều rau củ quả tươi giàu chất xơ và vitamin giúp làm lành vết thương nhanh chóng, trong đó ưu tiên các loại rau củ như bắp cải, củ cải…Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm trứng sữa vào khẩu phần ăn vì 2 loại thực phẩm này có tác dụng trung hoà acid trong dạ dày. Nhưng chỉ nên uống sữa nóng, trứng thì 1 tuần ăn khoảng 2-3 lần và mỗi làn 1-2 quả để tránh đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, các loại thực phẩm có nhiều chất tinh bột nhưng ít mùi vị như cơm, bánh mì, khoai lang luộc, các loại cháo…cũng rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày.
Mặt khác, những thực phẩm người bị viêm loét dạ dày không nên ăn đó là các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt nguội, chà bông, patê, xúc xích…hay những thức ăn dai cứng nhiều gân sụn. Không nên ăn đồ gia vị cay nóng tỏi, ớt cũng như thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối các loại trái cây có vị chua như xoài, cóc, sấu…
Đặc biệt, với người bị bệnh tuyệt đối nên tránh xa các loại chất kích thích bia rượu, cà phê, thuốc lá và các loại đồ uống có gas. Bởi các loại đồ uống này sẽ chỉ khiến cho bệnh viêm loét dạ dày của người bệnh thêm trầm trọng và nặng hơn dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ mong rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng bất thường, đừng ngần ngại hãy thăm khám ngay để được tư vấn và hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ.
Xem thêm: Cắt amidan bằng plasma có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu?