Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau ruột thừa bên nào? Cách nhận biết vị trí chính xác

Đau ruột thừa được cho là một căn bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, các dấu hiệu nhận biết bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh về đường tiêu hóa khác. Vậy, đau ruột thừa bên nào? Đâu là cách nhận biết và xử lý bệnh tốt nhất. Bạn đọc hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhé!

Vị trí ruột thừa bên nào trong ổ bụng?

Ruột thừa là một trong các bộ phận của ống tiêu hóa, có hình dáng giống ngón tay nên tương đối hẹp và kín. Gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3cm dưới góc hồi manh tràng nằm ở nơi 3 dãy cơ dọc hội tụ.

Vị trí của ruột thừa thường thay đổi theo quá trình tiêu hóa do có mạc treo và rất di động. Bình thường ruột thừa nằm ở điểm giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn như: Sau manh tràng, sau phúc mạc, trước hồi tràng, sau phần hồi tràng,… Đây là các vị trí ở phần bụng dưới phía bên phải của ổ bụng. 

Vị trí ruột thừa trong ổ bụng

Đối với người trưởng thành, ruột thừa có chiều dài từ 5 – 10cm và kích thước đường kính là khoảng 6mm. Ruột thừa có chức năng rất quan trọng trong việc sản sinh ra kháng thể Globulin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, trong niêm mạc ruột còn chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa.

Đau ruột thừa là bệnh gì?

Đau ruột thừa là tình trạng ruột bị tắc nghẽn do phân, nước hoặc có thể do ung thư gây nên. Các nguyên nhân này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng gây ra bệnh lý viêm đau ruột thừa.

Bệnh đau ruột thừa rất nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng có thể gây nhiễm trùng, nặng hơn hoặc bị vỡ ra ngay sau khi xuất hiện triệu chứng từ 48 – 72 giờ. Cụ thể các biến chứng do đau ruột thừa thường gặp phải là:

Các biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần chú ý đến sức khỏe bản thân để phát hiện sớm và áp dụng biện pháp điều trị bệnh kịp thời.

Dấu hiệu đau ruột thừa bên nào?

Đau ruột thừa ở bên nào? Tương ứng với vị trí của ruột thừa, tình trạng bệnh đau ruột thừa là ở phần bụng dưới bên phải. Cơn đau ban đầu là cảm giác âm ỉ xung quanh bụng và rốn. Sau một thời gian, cơn đau liên tiếp di chuyển xuống vị trí 1/4 khu vực bụng dưới phía bên phải của ổ bụng. 

Đa số các cơn đau ruột thừa đều âm ỉ, khi bị nặng thì mới xuất hiện cơn đau bụng dưới co thắt dữ dội có thể kéo dài trong nhiều giờ. Khi đó người bệnh vận động, ho, hắt hơi hay thở mạnh cũng có thể khiến cơn đau bụng xảy ra dữ dội hơn.

Bên cạnh dấu hiệu này, người bệnh đau dạ dày còn gặp phải một số triệu chứng kèm theo như:

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu thường gặp khi bị đau ruột thừa

Để xác định mức độ viêm đau ruột thừa, người bệnh chỉ cần đưa tay và ấn nhẹ vào phần bụng dưới phía bên phải. Trường hợp thấy đau nhẹ,  bệnh nhân chưa có dấu hiệu sốt thì bệnh mới chỉ ở giai đoạn nhẹ. Nếu khi ấn thấy bụng căng cứng hoặc dùng tay sờ thấy cục cứng bên trong vùng bụng dưới kèm biểu hiện nóng, sốt, đau bụng dữ dội thì bệnh đã ở giai đoạn viêm nặng. Khi đó ruột thừa đã bị hoại tử, nhiễm trùng và có nguy cơ tự vỡ cao đe dọa đến tính mạng. 

Vì vậy, người bệnh cần dựa trên cách xác định đau ruột thừa bên nào và các triệu chứng khác để đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị trước khi biến chứng nặng.

Xem thêm

Đau bụng bên phải ngang rốn có nguy hiểm không?

Cách xử lý khi bị đau ruột thừa

Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau ruột thừa. Các biện pháp xét nghiệm thường được chỉ định như:

Hình ảnh so sánh tình trạng ruột thừa bị đau và khi không bị đau

Sau khi chẩn đoán, căn cứ vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Thông thường, đau dạ dày sẽ áp dụng một số cách sau:

Phương pháp phẫu thuật ruột thừa được áp dụng chủ yếu hiện nay là phẫu thuật mở (xâm lấn) và phẫu thuật nội soi (không xâm lấn). Đối với mổ thường, người bệnh sẽ mất ít nhất 1 tuần mới có thể xuất viện được. Còn khi áp dụng phương pháp mổ nội soi có ưu điểm hơn là bệnh nhân được xuất viện ngay sau 2 ngày mổ. Tuy nhiên, căn cứ vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp sao cho phù hợp.

Các biện pháp phòng ngừa đau ruột thừa 

Đau ruột thừa là bệnh thường gặp và không thể ngăn chặn được mà chỉ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả mà bạn đọc cần lưu ý:

Trên đây là cách xác định đau ruột thừa bên nào chính xác nhất. Căn cứ vào dấu hiệu này kèm theo các triệu chứng khác thường gặp người bệnh có thể xác định bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm: Bệnh viêm dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rate this post
Exit mobile version