Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào?

Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông to) là hội chứng thần kinh thường gặp ở nam giới từ 30 – 60 tuổi. Hội chứng này đặc trưng bởi cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng, sau đó lan dọc xuống mông, hông, đùi và bàn chân kèm theo cảm giác tê bì, châm chích và dị cảm. Điều trị đau dây thần kinh hông to chủ yếu là các phương pháp bảo tồn như bất động, dùng thuốc, vật lý trị liệu và chỉ can thiệp phẫu thuật khi thực sự cần thiết.

Đau thần kinh tọa là gì? Nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh tọa/ đau dây thần kinh hông to) là hội chứng thần kinh đặc trưng bởi cơn đau khởi phát ở vùng thắt lưng và lan dọc xuống chi dưới. Bệnh xảy ra do rễ thần kinh bị chèn ép bởi đĩa đệm, gai xương, cột sống hoặc do khối u bất thường.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (chiếm từ 60 – 90% trường hợp). Bệnh thường gặp ở người từ 30 – 60 tuổi và xảy ra chủ yếu ở nam giới (gấp 3 lần so với nữ giới). Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý có tính nghề nghiệp. Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên đáng kể nếu làm những công việc như lái xe, lái tàu, khuân vác nặng hoặc người làm công việc văn phòng.

Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) không chỉ chi phối cảm giác và điều khiển hoạt động của chi dưới mà còn có vai trò vận chuyển dinh dưỡng. Vì vậy, rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân có khả năng gây đau thần kinh tọa. Trong đó phổ biến nhất là do tổn thương ở vùng cột sống thắt lưng – đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.

1. Do thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất gây hội chứng đau dây thần kinh tọa. Bệnh lý này thường xảy ra do chấn thương và ảnh hưởng của quá trình lão hóa khiến bao đĩa đệm bị xơ hóa, phình giãn và thoát nhân nhầy ra bên ngoài.

Thoát vị xảy ra ở đĩa đệm L4-L5 và L5-S1 có thể gây chèn ép rễ thần kinh và làm phát sinh hội chứng đau dây thần kinh hông to. Thống kê cho thấy, có khoảng 60% trường hợp bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng gặp phải hội chứng này.

2. Giải phẫu cột sống bất thường

Đau dây thần kinh tọa cũng có thể là hệ quả do bất thường ở cột sống thắt lưng cùng hoặc do một số dị tật bẩm sinh khác. Tuy nhiên hiện nay, giải phẫu cột sống bất thường do bẩm sinh không được xem là nguyên nhân trực tiếp mà chỉ được xác định là điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý cột sống

Ngoài thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh hông to cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý cột sống khác, như:

Đau thần kinh tọa có thể là hệ quả của các bệnh lý ở cột sống như thoái hóa, trượt đốt sống,…

4. Chấn thương

Đau dây thần kinh hông to có thể xảy ra do chấn thương trực tiếp vào rễ thần kinh (tai nạn, té ngã,…). Ngoài ra, một số chấn thương gián tiếp như chấn thương gãy xương chậu, gãy xương cột sống thắt lưng,… cũng có thể gây chèn ép rễ thần kinh và làm bùng phát hội chứng đau dây thần kinh hông to.

5. Các yếu tố rủi ro

Nguy cơ đau dây thần kinh tọa có thể tăng lên khi có những yếu tố rủi ro sau:

Triệu chứng của đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có triệu chứng tương đối điển hình. Tuy nhiên, biểu hiện của hội chứng này có thể không đồng nhất tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, mức độ chống chịu và thể trạng của từng trường hợp.

Đau dây thần kinh hông to đặc trưng bởi triệu chứng đau nhói kèm tê bì, nóng rát và dị cảm (kiến bò)

Các triệu chứng nhận biết đau dây thần kinh tọa:

Mức độ triệu chứng của đau dây thần kinh có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Chính vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa là hội chứng thần kinh khá phổ biến. Hội chứng này có thể thuyên giảm hoàn toàn nếu thăm khám và điều trị kịp thời. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng và gây ra một số biến chứng như:

Đau dây thần kinh hông to có thể gây yếu liệt chi dưới và tăng nguy cơ tàn phế

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là hội chứng rối loạn thần kinh thường gặp. Để chẩn đoán hội chứng này, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật sau:

Chẩn đoán đau thần kinh tọa bao gồm thăm khám lâm sàng, chụp X-quang, MRI, CT,…

Trên thực tế, các kỹ thuật chẩn đoán đau dây thần kinh tọa được chỉ định phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng và lịch sử bệnh lý của từng trường hợp. Ở một số trường hợp không có biểu hiện điển hình, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số chẩn đoán không được đề cập trong bài viết.

Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể được điều trị và kiểm soát hoàn toàn. Thống kê cho thấy, có khoảng 90% trường hợp có đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa phổ biến nhất hiện nay:

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa đối với đau dây thần kinh tọa bao gồm sử dụng thuốc và bất động.

– Bất động:

Bất động là biện pháp cần thiết đối với đau dây thần kinh tọa cấp và nặng do thoát vị đĩa đệm. Mục đích của biện pháp này là giảm chèn ép dây thần kinh và ngăn chặn dịch nhầy từ đĩa đệm tràn ra bên ngoài.

– Điều trị bằng thuốc:

Sử dụng thuốc trong điều trị đau dây thần kinh tọa với mục đích giảm đau, cải thiện các triệu chứng đi kèm và phòng ngừa thoái hóa dây thần kinh do rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày. Loại thuốc được chỉ định tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng và nguyên nhân cụ thể.

Sử dụng thuốc trị đau thần kinh tọa có tác dụng giảm đau nhức, tê bì và một số triệu chứng đi kèm

Các loại thuốc được dùng trong điều trị đau dây thần kinh hông to, bao gồm:

Để đảm bảo hiệu quả điều trị, cần sử dụng thuốc theo chỉ định. Đồng thời nên chủ động thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện các tác dụng không mong muốn.

2. Các phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thường được kết hợp với điều trị nội khoa nhằm giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và hỗ trợ phục hồi chức năng của dây thần kinh tọa. Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị đau dây thần kinh hông to, bao gồm:

Nếu tuân thủ điều trị, đau dây thần kinh tọa có thể thuyên giảm sau 3 – 6 tháng.

3. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) chỉ được cân nhắc trong những trường hợp sau:

Phẫu thuật được cân nhắc khi điều trị nội khoa thất bại hoặc đã phát sinh biến chứng

Can thiệp ngoại khoa đi kèm với nhiều rủi ro và biến chứng. Vì vậy, bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật trong những trường hợp cần thiết. Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng dưới 10% bệnh nhân bị đau dây thần kinh hông to phải điều trị ngoại khoa.

Phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng yếu tố trực tiếp bắt nguồn từ vấn đề ở cột sống thắt lưng. Vì vậy để phòng ngừa bệnh lý này, cần kiểm soát các tổn thương ở cột sống và tránh những hoạt động gây tổn thương cơ quan này.

Tập thể dục thường xuyên là một trong những biện pháp phòng ngừa đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa đau dây thần kinh tọa:

Đau dây thần kinh tọa là hội chứng thần kinh khá phổ biến. Nếu điều trị kịp thời, hội chứng này có thể thuyên giảm hẳn chỉ sau 3 – 6 tháng. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến rễ thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng và gây ra các biến chứng nặng nề như yếu liệt chi dưới, rối loạn đại tiểu tiện, tàn phế,…

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-than-kinh-toa-28244.html

Xem thêm: Ung thư vú

Rate this post
Exit mobile version