Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở một phụ nữ bình thường có thể lên đến 13%. Vậy, ung thư vú có chữa được không? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở một phụ nữ bình thường có thể lên đến 13%. Vậy, ung thư vú có chữa được không? Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Định nghĩa

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư vú hầu hết xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nam giới cũng có thể mắc bệnh này.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu ung thư vú là gì?

Những dấu hiệu ung thư vú là gì?

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu ung thư vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.

Phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.

Ung thư vú ở giai đoạn đầu thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu khối u vú phát triển, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu ung thư vú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đi khám tầm soát định kỳ để có thể phát hiện ung thư vú khi ở giai đoạn sớm nhất.

Phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gene kể trên hay không.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn

Nguyên nhân gây ra ung thư vú là gì?

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết được rằng bệnh xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường và phân chia nhanh hơn so với các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào trên tích tụ tạo thành một khối u có thể lây lan đến mô lân cận hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Ước tính có khoảng 5–10% ca ung thư vú có liên quan đến đột biến gene và mang tính di truyền. Những yếu tố di truyền được xác định gồm gene 1 (BRCA1) và gene 2 (BRCA2) là tác nhân gây ung thư.

Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xác định xem bạn có các gene kể trên hay không.

Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do các yếu tố sau:

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là gì?

Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới có thể do các yếu tố sau:

Chẩn đoán bệnh

Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán ung thư vú?

Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi khác thường nào ở vú. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:

Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.

Kiểm tra vú

Bác sĩ sẽ kiểm tra thăm khám để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.

Chụp nhũ ảnh tuyến vú

Phụ nữ từ trên 40 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú hàng năm. Khi bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú, bạn sẽ được đề nghị chụp nhũ ảnh trước khi làm những xét nghiệm khác.

Siêu âm vú

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại. Siêu âm vú là cách tốt nhất giúp phân biệt một u đặc và u nang, u nang thường là một tổn thương lành tính.

Chụp MRI (cộng hưởng từ)

Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

Xét nghiệm máu

Mục đích của thủ thuật này là xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

Sinh thiết

Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.

Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm.

Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán ung thư vú?

Hãy đi khám nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi khác thường nào ở vú. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm và kiểm tra sau để chẩn đoán ung thư vú, bao gồm:

Kiểm tra tổng quát và tìm hiểu tiền sử gia đình

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cơ thể bạn, bao gồm xác định khối u hoặc các dấu hiệu bất thường khác. Bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu về thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý của gia đình bạn.

Kiểm tra vú

Bác sĩ sẽ kiểm tra thăm khám để tìm khối u hay các dấu hiệu bất thường ở vú và vùng nách.

Chụp nhũ ảnh tuyến vú

Phụ nữ từ trên 40 tuổi được khuyến cáo chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú hàng năm. Khi bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến vú, bạn sẽ được đề nghị chụp nhũ ảnh trước khi làm những xét nghiệm khác.

Siêu âm vú

Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú. Kết quả siêu âm có thể được in ra và lưu lại. Siêu âm vú là cách tốt nhất giúp phân biệt một u đặc và u nang, u nang thường là một tổn thương lành tính.

Chụp MRI (cộng hưởng từ)

Phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

Xét nghiệm máu

Mục đích của thủ thuật này là xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

Sinh thiết

Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm.

Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thăm khám, kiểm tra và xét nghiệm.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư vú là gì?

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú thích hợp dựa trên các yếu tố sau:

Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư vú là gì?

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú thích hợp dựa trên các yếu tố sau:

Có 5 phương pháp điều trị bao gồm:

Phẫu thuật

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển.

Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.

Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát thấy. Các thuốc hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Liệu pháp hormone

Phương pháp này được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone và không cho khối ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone.

Liệu pháp điều trị trúng đích

Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm:

Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

Xạ trị thường thực hiện từ bên ngoài cơ thể. Một tiến bộ mới sau này là xạ trị có thể áp dụng từ trong mô tuyến vú gọi là xạ trị trong. Sau khi phẫu thuật lấy u, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt những hạt nhỏ chứa phóng xạ vào vùng mô tuyến vú trong một thời gian ngắn để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị

Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ.

Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể mà mắt thường không thể quan sát thấy. Các thuốc hóa trị có thể gây nhiều tác dụng phụ nặng nề, do đó bạn cần tìm hiểu kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Liệu pháp hormone

Phương pháp này được dùng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào có thụ thể hormone và không cho khối ung thư phát triển. Liệu pháp hormone chỉ phát huy tác dụng với các loại ung thư vú có liên quan đến hormone.

Liệu pháp điều trị trúng đích

Đây là liệu pháp sử dụng thuốc hoặc các hóa chất khác nhằm tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Những loại thuốc và chất này có thể bao gồm:

Bạn có thể được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp kết hợp. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn cách thức điều trị phù hợp.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú?

Để hạn chế diễn tiến ung thư vú, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú?

Để hạn chế diễn tiến ung thư vú, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Viêm dạ dày độ A là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version