Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị vi khuẩn HP. Chính vì thế, người bệnh cần phải biết khi bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất để quá trình điều trị thu được kết quả tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề vi khuẩn HP trong bài viết dưới đây.
Một mối nguy hại lớn nhất của vi khuẩn HP dạ dày chính là phần đông người bệnh nhiễm khuẩn đều không phát hiện được sớm. Hầu hết họ chỉ phát hiện bệnh khi vi khuẩn đã tấn công trên diện rộng gây viêm loét dạ dày- tá tràng hoặc được bác sĩ chỉ định xét nghiệm. Vì thế, vi khuẩn HP dạ dày còn được ví như là “kẻ lây lan không tiếng động”. Vậy bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất?
Ăn gì tốt cho dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần ức chế vi khuẩn HP trong dạ dày, cải thiện số lượng lợi khuẩn và phục hồi chức năng dạ dày. Dưới đây là những thực phẩm rất tốt cho dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP:
Nghệ ức chế vi khuẩn HP dạ dày
Củ nghệ và các tinh chế từ nghệ là một trong những loại gia vị có tác dụng kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Ăn nghệ thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn các hoạt chất shikimate- một chất giúp vi khuẩn HP phát triển nhanh.
Vì thế, nghệ còn được mệnh danh là “thực phẩm vàng” tốt cho dạ dày và xứng đáng đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho người bị nhiễm vi khuẩn HP.
Cách ăn nghệ điều trị vi khuẩn HP:
- Bạn có thể dùng nghệ tươi thái mỏng hoặc tinh bột.
- Hằng ngày, bạn có thể pha thêm 1 muỗng tinh bột nghệ cùng với một thìa mật ong.
- Nên pha với nước ấm và uống lúc bụng rỗng để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Các loại trái cây diệt vi khuẩn HP
Trái cây đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C mang đến vô vàn lợi ích quý giá cho sức khỏe, trong đó phải kể đến việc diệt vi khuẩn HP. Nhóm trái cây giàu vitamin C như: Việt quất, cherry, dâu tây, đào… hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa của dạ dày.
Bạn nên bổ sung một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng với nhiều loại trái cây giúp ức chế và ngăn ngừa sự quay lại của vi khuẩn HP.
Mật ong – chất kháng khuẩn tự nhiên
Người bị bệnh viêm loét dạ dày nên tích cực bổ sung mật ong đúng cách để tăng cường kháng khuẩn. Mật ong cũng là một nguyên liệu hữu ích để làm đẹp, đồng thời cũng là một loại thực phẩm có nhiều công dụng quý với sức khỏe.
Một thành phần chủ yếu của mật ong là hydrogen peroxide tự nhiên, chất này có tác dụng kháng khuẩn, đẩy lùi vi khuẩn HP ra khỏi dạ dày.
Cách ăn mật ong đúng nhất
- Uống mật ong cùng nước ấm.
- Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối sau khi ăn.
Gừng – thực phẩm ức chế vi khuẩn HP
Gừng là một loại gia vị thực phẩm có tác dụng ức chế vi khuẩn HP phát triển. Ngoài ra, gừng giúp tái tạo chất nhầy dạ dày, từ đó bảo vệ dạ dày tránh khỏi các vi khuẩn gây hại.
Cách ăn gừng:
- Rửa sạch gừng sau đó gọt bỏ vỏ, thái sợi hoặc thái lát mỏng.
- Cho gừng vào nước sôi, thêm một chút đường.
- Uống hằng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Tỏi giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày
Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, nó rất giàu allicin- một hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc ức chế khuẩn HP.
Ngoài ra, tỏi còn có chứa một chất kháng khuẩn ở vị cay nồng của nó. Vì vậy, tỏi có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Cách dùng tỏi chữa vi khuẩn HP
- Dùng tỏi khô bóc sạch vỏ và đem đập dập.
- Cho tỏi vào ngâm với mật ong theo tỉ lệ 15g tỏi và 100ml mật ong
- Ngâm tỏi và mật ong trong khoảng 3 tuần và uống đều đặn mỗi ngày.
Thực phẩm gây hại cho dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có khả năng ức chế vi khuẩn HP, người mắc bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm “kỵ” khiến dạ dày viêm loét dưới đây:
Thực phẩm cay nóng
Những loại thực phẩm và gia vị cay nóng dễ gây tổn thương với dạ dày, kể cả dạ dày còn đang khỏe mạnh. Đây cũng là thực phẩm “kị” đầu tiên mà người bị vi khuẩn HP dạ dày cần ghi nhớ.
Một số loại thực phẩm cay nóng mà bạn cần loại bỏ khi bị nhiễm khuẩn HP như: cà muối, ớt, sa tế, chanh…
Các món ăn từ nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có thể chứa các loại virus, vi khuẩn gây hại, bao gồm cả vi khuẩn HP. Những món ăn từ nội tạng động vật nếu không được sơ chế và nấu chín sẽ tiềm tàng nhiều nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt, nếu những món ăn này chứa vi khuẩn HP chúng sẽ kết hợp với loại vi khuẩn HP có sẵn trong cơ thể người bệnh, gia tăng thêm số lượng vi khuẩn gây hại khiến tình trạng viêm loét dạ dày càng ngày càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm có nồng độ axit cao
Những loại thực phẩm và đồ uống có tính axit sẽ gây kích thích làm tăng tính axit trong dạ dày, từ đó gây ra tình trạng tổn thương dạ dày do vi khuẩn HP hoạt động tích cực hơn. Những loại trái cây họ cam quýt, cà phê, cà chua… chính là thực phẩm có tính axit cao.
Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP khi nạp vào các thực phẩm có tính axit cao sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nguy hiểm và khó chữa hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa các loại thực phẩm ngâm vì chúng có chứa nhiều giấm và muối gây hại cho dạ dày.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Những loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng gây hại đến cơ thể của người nhiễm vi khuẩn HP. Chúng thường có các chất tạo màu và chất bảo quản gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa của người bệnh.
Thịt đỏ chứa nhiều protein
Nạp nhiều thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa bởi các protein động vật có hàm lượng rất axit cao. Vì thế, để tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể mỗi người sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày.
Khi lượng axit tăng lên sẽ kéo theo lượng vi khuẩn HP cũng tăng cường hoạt động và gây ra những tác động gây hại thành dạ dày của người bệnh.
Các chất kích thích
Sử dụng nhiều chất kích thích như: rượu, cà phê, bia, thuốc lá,… gây hại rất lớn đến dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển mạnh. Những chất này góp phần gây loét dạ dày- tá tràng từ đó khiến dạ dày gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn chiên, giàu chất béo
Người bị bệnh viêm dạ dày HP cũng phải hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo gây hại. Những loại thực phẩm này gây hiện tượng đầy hơi, khó chịu trong đường ruột người bệnh.
Ngoài ra, khi ăn uống, người bị vi khuẩn HP dạ dày cũng cần chú ý cân bằng các thành phần dinh dưỡng, không nên ăn quá no hoặc quá đói.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp
Muốn bảo vệ hệ tiêu hóa, ức chế các vi khuẩn HP gây hại và gia tăng thêm số lượng vi khuẩn có lợi cần chú ý cân bằng dinh dưỡng theo nguyên tắc sau đây:
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh để hỗ trợ cho quá trình điều trị vi khuẩn HP.
- Bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định và đảm bảo chức năng của những cơ quan khác trong cơ thể.
- Ăn thành những bữa nhỏ: Sự xuất hiện của vi khuẩn Helicobacter Pylori có thể làm suy giảm hoạt động của dạ dày và đường ruột. Vì thế, người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
- Tránh hoạt động mạnh sau các bữa ăn: Những hoạt động sau khi ăn có thể khiến bạn đầy hơi, bị đau dạ dày, khó tiêu,… Đây là một thói quen xấu mà bạn cần loại bỏ để giảm trào ngược dạ dày thực quản.
- Nhai kĩ trước khi nuốt thức ăn, ăn chậm: Nhai kỹ sẽ giúp cho cơ quan tiêu hóa dễ dàng thu nạp thêm thành phần dinh dưỡng, giảm áp lực lên thành dạ dày và đường ruột.
Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc: “Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?”. Hy vọng bạn có thêm những hiểu biết cần thiết để điều trị tốt hơn căn bệnh dạ dày của mình!
Xem thêm:
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP có những loại nào? Giá bao nhiêu?
- Xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu uy tín và chính xác nhất?
Xem thêm: Top 8 bài thuốc chữa bướu cổ bằng Đông y hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng