Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) và các biện pháp xử lý hiệu quả

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) là tình trạng khá phổ biến hiện nay thường gặp khi người bệnh tiếp xúc với xà phòng, nước rửa chén hay nước tẩy quần áo. Các triệu chứng dị thường gây ra cảm giác ngứa rát khó chịu, khiến vùng da bị sần sùi nứt nẻ rất đau nhức. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, vùng da bị dị ứng có thể trở nên viêm nhiễm nặng nề gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) là gì?

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) là một dạng của dị ứng da gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt và đời sống tinh thần của người bệnh.Các triệu chứng đặc trưng như ngứa ngứa, da mẩn đỏ, bong tróc bắt đầu xuất hiện sau khi da tiếp xúc với một chất tẩy rửa hay hóa chất nào đó. Các hóa chất này có trong những sản phẩm thân thuộc xung quanh như nước rửa chén, xà phòng, nước lau nhà vv…

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) là tình trạng thường gặp ở những người thường tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại

Các triệu chứng đặc trưng của dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) bao gồm

Các triệu chứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc, hoặc sau từ 24h – 48h, một số trường hợp xuất hiện các phản ứng muộn thì có thể đến 1 tuần mới có triệu chứng. Điều này gây ảnh hưởng đến việc tìm nguyên nhân và điều trị của một số bệnh nhân.

Tình trạng ngứa rát, sưng đỏ xuất hiện nặng nề nhất trên vùng da bị tiếp xúc với hóa chất. Tuy nhiên nếu bạn dùng tay gãi hay chạm vào vùng da này, sau đó đưa đến các vùng da khác thì cũng sẽ làm lây lan khiến tình trạng dị ứng xuất hiện trên diện rộng và gây ra nhiều nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây dị ứng chất tẩy rửa ( hóa chất)

Hầu hết trong các sản phẩm tẩy rửa xung quanh đều có một lượng nhỏ chất hóa học, tuy nhiên các chất này khá an toàn và không gây hại cho cơ thể nếu chỉ tiếp xúc bên ngoài. Ngay cả trong các loại mỹ phẩm cũng có thể chứa một lượng nhỏ chất hóa học, có thể là cồn hay các chất bảo quản.

Tuy không gây độc hại nhưng khi tiếp xúc trên da, hệ miễn dịch lại nhận định đây là một chất lạ, có thể gây nguy hiểm. Vì thế cơ thể sẽ phóng thích ra các histamin để chống tại các tác nhân này. Lượng histamin nếu vượt quá mức thông thường sẽ xâm nhập vào máu, phá vỡ các mô liên kết tại đây gây và làm thoát dịch và rò rỉ protein huyết tương ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến những người bị dị ứng hóa chất cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, da bị sưng đỏ.

Mặt khác, một số người do đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì càng có nguy cơ dị ứng cao hơn. Các chất này nếu tiếp xúc nhiều trong da có thể gây viêm loét nặng nề, thậm chí có thể nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nên người bệnh không được chủ quan.

Một số loại hóa chất dễ gây dị ứng thường gặp như

Cồn biến tính

Cồn biến tính (Alcohol Denat) hay Isopropyl là một chất thường có nhiều trong mỹ phẩm và được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên nó lại có khả năng gây dị ứng khá cao, nhất là với những người có cơ địa dễ dị ứng. Isopropyl làm hủy hoại lớp dầu khiến da bị mất nước trở nên khô ráp, dễ bị tổn thương hơn. Da khô, nứt nẻ, sưng tấy, các tế bào biểu bì bị suy yếu làm da rất dễ bị kích ứng và gây nên các phản ứng dị ứng.

Cồn biến tính gây dị ứng thường có rất nhiều trong các loại nước tẩy trang

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu sử dụng cồn với nồng độ thấp sẽ không gây ra hiện tượng dị ứng, ngược lại còn khá tốt cho da. Alcohol Denat thường xuất hiện trong các sản phẩm làm se và sạch da như nước tẩy trang, nước hoa hồng, kem chống nắng vv… Đây đều là những loại mỹ phẩm cơ bản thường có trong túi của bất kỳ cô nàng nào nên nếu không biết chọn lựa các sản phẩm chất lượng, uy tín.

SLS (Sodium Lauryl Sulfate)

Sodium Lauryl Sulfate viết tắt là SLS cũng là một sản phẩm xuất hiện nhiều trong các loại mỹ phẩm. Đây là một dạng chất tẩy khá nặng rất hại cho da và được khuyên không nên dùng để tránh gây các kích ứng. SLS được biết đến vai trò tẩy rửa, và tạo bọt, lại có giá thành khá rẻ nên dù khá độc hại nhưng nó vẫn được dùng trong một số sản phẩm kém chất lượng.

SLS có thể thấm thấu khá nhanh vào da, có tính chất bào mòn mạnh, vì thế nhiều người khi dùng các sản phẩm có chứa chất này sẽ thấy da trắng sáng hơn nhưng đồng thời cũng mỏng hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, nếu tiếp xúc nhiều với chất này người dùng không chỉ bị dị ứng mà còn có thể gây hại cho mắt, não, tim thậm chí có thể bị trầm cảm rất nghiêm trọng. Sodium Lauryl Sulfate cũng được biết đến với khả năng kích hoạt tế bùng ung thư khi kết hợp với một số chất khác.

Một số sản phẩm thường có chứa SLS như sữa rửa mặt, xà bông, dầu gội đầu, sữa tắm, kem cạo râu, kem chống nắng, nước súc miệng… Tuy nhiên SLS thường rất ít được ghi trên bao bì khiến không ít người bị dị ứng khi mua phải các sản phẩm này.

Màu và chất tạo màu

Trong một số loại mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc có màu sắc sặc sỡ có thể là do sử dụng chất tạo màu hóa học. Các thành phần tạo màu thường có chứa  paraphenylenediamine (PPD). Chất này đi kèm với một chất oxy hóa sẽ gây ra phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm.

Các sản phẩm có thể gây dị ứng cao như thuốc nhuộm tóc, mực xăm, hay trong xăng cũng có chứa PPD gây dị ứng. Đặc biệt trong thuốc nhuộm tóc có màu đen và nâu sẫm lại có hàm lượng PPD cao nhất và có thể gây ra một số nguy hiểm cho người dùng.

Người bị dị ứng với các chất này có thể bị sưng tấy, ngứa rát, phồng rộp trên vùng da bị dị ứng. Chân tay, mắt môi cũng có thể bị sưng phù vô cùng kỳ cục. Nặng nề hơn người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng sưng họ, nôn mửa, khó thở cần và cần phải đi cấp cứu ngay lập tức.

Đặc biệt nếu dùng các loại thuốc nhuộm tóc có chứa loại hóa chất này có thể gây bong tróc da đầu, rụng tóc thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư vô cùng nguy hiểm.

Chất tạo hương thơm

Xà phòng, nước xả vải, mỹ phẩm, sữa rửa mặt hiện nay đều có hương thơm khá cuốn hút. Đây cũng là yếu tố giúp thu hút nhiều người mua sản phẩ, hơn, tuy nhiên các hương thơm này đều được làm từ một số loại hóa chất có thể gây dị ứng ở một số người.

Các loại sữa rửa mặt thường có hương thơm dịu nhẹ được tạo từ một số loại hóa chất

Một số loại hóa chất tạo hương thơm thường được dùng như Diethylphtalat (DEP) có trong nước hoa; carbon monoxide (CO), axeton, chì, toluen có trong nến thơm; aceton, focmaldehit có trong tinh dầu nước hoa; Formaldehyt, dầu khí, limonene có trong các chất khử mùi..

Khi hít hay tiếp xúc với các chất này, những người có cơ địa dị ứng sẽ xuất hiện tình trạng da ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy, choáng váng, đau đầu.. Một số người có tiền sử về các bệnh hô hấp như hen suyễn có thể kích thích bệnh tái phát, sưng đường thở hây khó thở trầm trọng.

Một số chất khác

Một số loại hóa chất khác cũng có nguy cơ cao gây dị ứng bao gồm

Như vậy có thể thấy rằng ngay trong những sản phẩm xung quanh cũng có khả năng gây dị ứng cao cùng rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe. Chính vì người dùng cần phải thật cẩn trọng khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào lên cơ thể để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Làm gì khi bị dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất)

Các triệu chứng dị ứng hóa chất có phần nguy hiểm hơn so với một số loại dị ứng khác do các chất độc này tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bào mòn da vô cùng nặng nề. Đồng thời các triệu chứng này cũng rất khó để tự khỏi, vì vậy bạn cần phát hiện để có thể điều trị và phòng tránh kịp thời.

Tránh xa các chất có nguy cơ gây dị ứng như xà bông, sữa rửa mặt

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bi dị ứng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp xử lý tại chỗ sau để hạn chế bệnh lây lan trầm trọng hơn

Để điều trị các triệu chứng này, người bệnh cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây dị ứng là do đâu. Một bất lợi khi bị dị ứng hóa chất là các triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức mà sau 2 ngày, hoặc cả tuần mới có dấu hiệu. Vì vậy việc rà soát nguyên nhân và điều trị có thể làm giảm độ chính xác.

Để hỗ trợ việc điều trị, người bệnh cần phải thống kê chính xác một số vấn đề sau

Bác sĩ có thể đặt lên da một vài chất để thử các phản ứng dị ứng. Từ đó mới có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất)

Sau khi đã xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng, tùy vào tình trạng cơ địa thì mỗi người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc uống, thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc tiêm tại chỗ để giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da để giảm tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy

Sử dụng thuốc Tây

Việc dùng thuốc Tây gần như là cần thiết để giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, bong tróc trên da, đề phòng viêm nhiễm lở loét hay thâm sẹo xấu xí. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị dị ứng hóa chất như

Thường các loại thuốc này chỉ được dùng trong 3- 5 ngày, tùy vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu sau khi dùng không quá hiệu quả, da vẫn có dấu hiệu sưng tấy lở loét thì người bên nên đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý an toàn và tuyệt vời.

Điều trị tại nhà

Việc điều trị dị ứng hóa chất chỉ có hiệu quả khi người bệnh kết hợp với các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Sau khoảng 3- 4, nếu người bệnh không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì bệnh sẽ các triệu chứng dị ứng sẽ lành hẳn. tuy nhiên lúc này da vẫn còn khá yếu nên vẫn cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng để tránh kích thích bệnh quay trở lại.

Người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau khi điều trị tại nhà

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dùng một số biện pháp điều trị sau đây để làm giảm cơn ngứa và giúp da mau hồi phục hơn.

Tắm nước lá thảo dược

Thay vì dùng các loại sữa tắm, người bệnh có thể thay thế bằng các loại lá thảo dược vừa làm sạch da, giảm ngứa, đồng thời cung cấp các vitamin giúp da trắng sáng hơn lại rất an toàn cho da. Một số loại lá như lá trầu không, lá đơn đỏ, lá lốt, lá khế đều có đặc tính kháng khuẩn khá tốt. Các tinh chất từ lá giúp làm dịu cơn ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm trên da rất hiệu quả.

Tắm nước lá thảo dược giảm giảm tình trạng ngứa rát hiệu quả

Dùng lá đun nước tắm để đắp trực tiếp lên vùng da nhạy cảm cũng giúp làm sưng phù, mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên nhớ chú ý không đắp trên các vùng da đã bị trầy xước viêm nhiễm.

Cách làm nước tắm từ thảo dược lại vô cùng dễ làm. Bạn chỉ cần dùng một nắm lá lốt/ lá trầu không/ lá đơn đỏ hoặc lá ngải cứu rửa sạch, ngâm nước muối rồi đun cùng khoảng 2 lít nước trong 15 phút. Để tăng thêm hiệu quả sát trùng da có thể dùng thêm một ít muối hột. Pha nước cho nguội một chút rồi tắm ngày 1- 2 sẽ thấy da giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng.

Đắp nha đam

Da càng khô thì tình trạng ngứa rát tróc vẩy càng trầm trọng hơn. Vì vậy bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách đắp nha đam. Phần gel trong của loại cây này có đặc tính cấp ẩm cực kỳ tốt, giúp da mềm hơn hạn chế tình trạng ngứa ngáy, tróc vẩy do bị dị ứng.

Các vitamin và khoáng chất có trong nha đam đến đến tác dụng chống oxy hóa, tái tạo tế bào mới, tăng khả năng đàn hồi và làm phục hồi tế bào biểu bì bị tổn thương trước đó. Vì thế những người bị dị ứng trên da nên dùng nha đam để kiểm soát và cải thiện làn da khỏe mạnh hơn.

Bạn chỉ cần dùng một nhánh nha đam, rửa sạch, gọt vỏ lấy lớp gel trong và đắp lên da trong 10- 15 phút. Rửa sạch lại bằng  nước ấm. Áp dụng tuần 2- 3 lần sẽ giúp da được hồi phục, hạn chế thâm sẹo hiệu quả.

Uống trà thảo dược

Các loại trà thảo dược có tác dụng kiểm soát các vấn đề dị ứng từ bên trong, đồng thời các hoạt chất chống oxy hóa có trong trà cũng đem đến khả năng điều hòa các hoạt động bài tiết bã nhờn trên da, giúp da được thông thoáng hơn, không bị bụi bẩn hay các chất độc làm bít tắc lỗ chân lông nên giảm ngứa nhanh chóng.

Uống trà thảo dược cũng đem đến tác dụng an thần, giảm cơn ngứa, giảm sưng phù để người bệnh ngủ ngon giấc, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.

Nếu không có sẵn trà túi lọc, bạn có thể hãm vài lát gừng tươi hoặc vài lá bạc hà tươi trong nước sôi vài phút là có ngay một lý trà thảo mộc thơm ngon. Đừng quên cho thêm một chút mật ong để tăng khả năng kháng khuẩn và tăng hương vị.

Phòng tránh tình trạng dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất)

Việc phòng tránh tình trạng dị ứng chất tẩy rửa cũng không hề đơn giản bởi các loại hóa chất có rất nhiều trong các sản phẩm xung quanh cuộc sống. Tuy nhiên nếu không chú ý ngăn chặn các kích ứng này bạn có thể làm da này càng bị tổn thương nhiều hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm cùng rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác.

Cẩn trọng trong lựa chọn mỹ phẩm sẽ giúp phòng tránh tình trạng dị ứng hiệu quả

Đặc biệt với các chất dị ứng xuất phát từ các loại mĩ phẩm, nếu không điều trị và phòng tránh kịp thời sẽ khiến cho da ngày càng mỏng đi, tổn thương trầm trọng khiến cho việc điều trị gặp khó khăn và tốn kém rất nhiều. Vì thế bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau đây

Dị ứng chất tẩy rửa (hóa chất) tuy là tình trạng phổ biến nhưng tiềm ẩn rất nhiều các dấu hiệu nguy hiểm không tốt cho da và có nguy cơ gây ung thư rất cao. Vì vậy mỗi người nên có biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân thật hiệu quả trước những nguy hiểm này.

Nguồn: https://vimed.org/di-ung-chat-tay-rua-hoa-chat-9364.html

Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán & điều trị

Rate this post
Exit mobile version