Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Điếc và khiếm thính: Các thông tin cần biết và cách điều trị

Điếc và khiếm thính đều là những vấn đề liên quan đến thính giác, khiến cho người bệnh không thể nghe hoặc chỉ nghe được một phần của âm thanh. Nắm rõ được bản chất của những vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị được diễn ra một cách thuận lợi.

Những thông tin cần biết về điếc , khiếm thính và cách điều trị

I/ Tìm hiểu về điếc và khiếm thính

1. Sự khác biệt giữa điếc và khiếm thính

Mặc dù điếc và khiếm thính đều là những vấn đề liên quan đến thính giác, nhưng chúng lại ở 2 cấp độ khác nhau.

Điếc là một dạng của khiếm thính, được sử dụng để chỉ những trường hợp bị mất thính lực hoàn toàn ở 1 hoặc cả 2 tai.

Thuật ngữ khiếm thính lại được dùng để chỉ những người có khả năng nghe kém hơn so với những đối tượng khác. Điều này có nghĩa khi nghe cùng cùng một âm thanh như nha thì người khiếm thính sẽ nghe kém hơn, trong khi các đối tượng khác có thể nghe thấy âm thanh ấy một cách bình thường. Khiếm thính bao gồm nhiều cấp độ từ nhẹ cho đến nặng và điếc là mức độ nặng nhất của khiếm thính.

2. Nguyên nhân gây điếc và khiếm thính

Nguyên nhân gây khiếm thính và điếc có thể xuất phát từ các yếu tố bẩm sinh hoặc do sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Cụ thể:

♦ Nguyên nhân bẩm sinh:

Những người bị điếc hoặc khiếm thính bẩm sinh thường mắc bệnh ngay trong bụng mẹ, nhưng cũng có không ít trường hợp bị bệnh khi đang trong giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này có thể gây nên do yếu tố di truyền hoặc do bị dị tật trong quá trình mang thai. Nếu không phải do di truyền, các nguyên nhân gây điếc bẩm sinh có thể kể đến là:

♦ Các nguyên nhân không do bẩm sinh:

Những yếu tố gây bệnh không do bẩm sinh chính là nhóm nguyên nhân có thể làm mất hoàn toàn hoặc làm suy giảm thính lực cho bất cứ đối tượng nào. Bao gồm:

Với đối tượng là trẻ em thì viêm tai giữa chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này.

3. Các cấp độ điếc và khiếm thính

Điếc và khiếm thính được chia thành 4 cấp độ như sau:

4. Tác hại của điếc và khiếm thính

Điếc và khiếm thính có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, những hoạt động giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng sẽ diễn ra một các
h rất khó khăn. Đặc biệt, nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ, điếc có thể làm suy giảm khả năng nhận thức và sự phát triển trí tuệ ở nhóm đối tượng này. Thông thường, tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng như sau:

Ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tư duy: 

Khả năng nghe có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. Vì thế những người bị khiếm thính hoặc bị điếc mà nhất là trẻ nhỏ sẽ thường bị trì hoãn việc phát triển ngôn ngữ và tư duy. Chính vì thế, những trẻ bị điếc thường có kết quả học tập không được tốt và cần phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ giáo dục nhiều hơn.

Chưa hết, những người bị điếc sẽ không thể sử dụng lời nói để diễn giải những gì mình cần nói mà cần phải thông qua việc dùng các ngôn ngữ ký hiệu. Nhưng cách giao tiếp này chỉ được sử dụng trong một nhóm đối tượng nhất định, do đó sẽ rất hạn chế trong việc truyền đạt thông tin cho đông đảo mọi người.

♦ Tác động đến cảm xúc: 

Không thể nghe thấy đồng nghĩa với việc không thể giao tiếp với người khác. Điều này tác động không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và cả tâm lý của bệnh nhân. Họ sẽ luôn cảm thấy cô đơn, thất vọng, buồn chán, từ đó dễ dẫn đến trầm cảm.

♦ Ảnh hưởng đến kinh tế: 

Đa số các trường hợp bị điếc và khiếm thính thường không thể đi làm nên sẽ không thể tạo ra thu nhập. Trong khi đó các chi phí hỗ trợ chữa trị, giáo dục, chi phí xã hội mà nhà nước phải chi trả sẽ ngày càng tăng lên. Vì vậy nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế –  xã hội.

II/ Chẩn đoán, điều trị điếc và khiếm thính

Sử dụng máy soi tai là một phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán điếc và khiếm thính

Nếu cảm thấy thính giác của bản thân có vấn đề không ổn, bạn cần phải đi gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Thông thường, bệnh sẽ được chẩn đoán và chữa trị như sau:

1. Chẩn đoán

Trước khi áp dụng các phương pháp chẩn đoán chuyên biệt, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng y tế mà bạn đang mắc phải. Dựa vào những triệu chứng và các thông tin mà bạn cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận ban đầu về tình trạng bệnh.

Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng ống soi tai có gắn đèn sáng để soi vào tai. Thông qua việc quan sát trực tiếp, bác sĩ sẽ phát hiện ra được các triệu chứng bất thường trong ống tai, từ đó đưa ra được kết luận chính xác về bệnh. Những triệu chứng bệnh nhân thường gặp khi bị điếc hoặc khiếm thính bao gồm:

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sàng lọc tổng quát để kiểm tra mức độ nhạy cảm của thính giác đối với các âm thanh từ bên ngoài. Những phương pháp có thể được áp dụng bao gồm:

Ngoài ra, với các đối tượng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ có những phương pháp sàng lọc và chẩn đoán riêng. Để biết thêm thông tin, bạn có thể trao đổi kỹ hơn với các bác sĩ về vấn đề này.

2. Điều trị

Thật không may là không có cách nào đế chữa điếc hoặc khiếm thính. Vì khi các tế bào lông trong ốc tai bị hỏng thì không thể phục hồi hay chữa lành chúng. Nhưng có khá nhiều cách có thể khắc phục những trạng này, giúp cho hoạt động thường ngày của bạn được diễn ra dễ dàng hơn. Các cách điều trị thường được áp dụng bao gồm:

♦ Dùng máy trợ thính: 

Đây là thiết bị đeo tai dùng để hỗ trợ thính giác. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những người bị khiếm thính mức độ nhẹ, trung bình và không phù hợp với những đối tượng bị điếc sâu.

Tùy vào từng mức độ bệnh và đối tượng mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các thiết bị trợ thính phù hợp. Những loại máy trợ thính thường được sử dụng bao gồm:

♦ Cấy ghép ốc tai điện tử: 

Phương pháp điều trị này được sử dụng cho các trường hợp bị tổn thương các tế bào lông trong ốc tai. Bằng việc đặt một điện cực mỏng trong ốc tai và thông qua sự hỗ trợ của những thiết bị đi kèm, người bệnh có thể cải thiện được khả năng nghe và hiểu lời nói của những người xung quanh. Ngoài ra, các thiết bị cấy ốc tai hiện đại cũng sẽ giúp cho người bệnh nghe được nhạc hoặc nghe rõ hơn ngay cả khi ồn ào.

♦ Dùng ngôn ngữ ký hiệu và đọc nói: 

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp khi bị điếc

Với những người bị điếc ở mức độ nặng và sâu, họ cần phải sử dụng đến các ngôn ngữ ký hiệu. Bởi vì họ không thể nghe được người khác nói, do đó cần phải có cách giao tiếp khác để có thể diễn đạt được ý của mình.

Vì ngôn ngữ này khá khó hiểu đối với bình thường, do đó nó sẽ làm cản trở quá trình giao tiếp hoặc gây ra những hiểu lầm trong cách nói của đối phương.

III/ Phòng ngừa nguy cơ bị điếc và khiếm thính

Nếu bị điếc và khiếm thính do các nguyên nhân bẩm sinh thì không có cách nào để ngăn ngừa. Tuy nhiên, với những yếu tố gây bệnh khác, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp như sau:

Vì điếc và suy giảm thính giác sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đời sống và sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Do đó, nếu là một người đang khỏe mạnh thì bạn cần phải áp dụng các biện pháp ngăn ngừa để tự bảo vệ cho bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả óc chó

Rate this post
Exit mobile version