Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Mất ngủ kinh niên: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Mất ngủ kinh niên hay còn được biết đến là chứng mất ngủ kéo dài và trở thành bệnh lý chứ không đơn thuần là dấu hiệu sức khỏe. Mất ngủ kinh niên nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây là nhiều vấn đề khó lường như bệnh tim mạch, nguy hiểm nhất là có thể dẫn tới đột quỵ.

Mất ngủ kinh niên là gì? Triệu chứng?

Thuật ngữ mất ngủ kinh niên được sử dụng để chỉ một trọng thái khi một người khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu trong một thời gian kéo dài, thường là trên 1 tháng. Chứng mất ngủ này trong bệnh học được gọi là mất ngủ mãn tính.

Tỷ lệ người mắc chứng mất ngủ này ở Việt Nam rơi vào khoảng 10 – 20%, đây là một con số đáng báo động khi những vấn đề hậu quả do chứng bệnh này gây nên còn rất khó đoán. 

Mất ngủ kinh niên là hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài trong thời gian dài

Một vài triệu chứng giúp bạn đọc phát hiện được chứng mất ngủ kinh niên bao gồm:

Mất ngủ kinh niên do nguyên nhân nào gây nên?

Theo nhiều chuyên gia về thần kinh, chứng mất ngủ do nhiều nguyên nhân cấu thành nên. Từ mất ngủ cấp tính tiến triển thành mất ngủ mãn tính cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, điển hình là một vài yếu tố như sau:

Dựa trên những phân tích từ các trường hợp bị mất ngủ kinh niên, các chuyên gia đã đưa ra những tổng hợp về các nguyên nhân có thể gây nên chứng mất ngủ, cụ thể như sau.

Mất ngủ do sinh lý

Tức là các nguyên nhân đến từ chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và các tác nhân từ môi trường bên ngoài:

Ảnh hưởng của môi trường xung quanh có thể là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút

Mất ngủ đêm do bệnh lý

Bên cạnh các tác nhân về sinh lý chủ yếu như trên, vấn đề mất ngủ kinh niên sẽ càng nguy hiểm hơn khi là hậu quả từ các bệnh lý mãn tính trong cơ thể. Một vài bệnh lý được cho rằng có liên quan mật thiết đến chứng mất ngủ phải kể đến như:

Các vấn đề về đường hô hấp khiến việc vào giấc khó hơn

Mất ngủ kéo dài nguy hiểm như thế nào?

Những tưởng chứng mất ngủ không mấy nguy hiểm nhưng chỉ có những ai đã từng bị mất ngủ kéo dài liên tục mới nhận thấy sự ảnh hưởng của việc ngủ không ngon giấc. 

Hệ lụy dễ dàng nhìn thấy nhất là sự mệt mỏi, uể oải đeo bám hàng ngày, khiến công việc và sinh hoạt của bạn luôn trong trạng thái mơ hồ, không chắc chắn. Mất ngủ kinh niên còn nguy hiểm hơn rất nhiều khi có thể là nguyên nhân của nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh.

Mất ngủ kinh niên có chữa được không? Chẩn đoán chính xác

Mất ngủ kinh niên có khỏi hẳn hay không phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa của mỗi người. Bên cạnh những biện pháp cải thiện chất lượng cuộc sống, mất ngủ kinh niên cần một thời gian khá dài để cải thiện và dứt điểm.

Để đánh giá về mức độ bệnh mất ngủ kinh niên ở mỗi người, các bác sĩ sẽ cần đặt những câu hỏi liên quan đến vấn đề nhật ký giấc ngủ và trạng thái cơ thể để đưa ra kết luận chính xác nhất. Trong nhiều trường hợp, các xét nghiệm có thể sẽ được chỉ định nếu nghi ngờ mất ngủ là do các bệnh lý mãn tính khác gây nên. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị mất ngủ có kèm theo chứng mất trí nhớ ngắn hạn, xét nghiệm điện não EEG sẽ được tiến hành để xác định xem có liên quan đến suy nhược thần kinh hay không!

Xem thêm

Khó thở: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả

Cách điều trị mất ngủ kinh niên an toàn, hiệu quả

Người bệnh nên nhận thức được rõ việc mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của mình để kịp thời can thiệp khi bắt đầu có triệu chứng. Bởi lẽ, mất ngủ kinh niên giai đoạn đầu có thể chỉ cần sử dụng một vài mẹo vặt dân gian để cải thiện nhưng về sau có những trường hợp phải dùng thuốc tây y liều cao. Một vài cách điều trị mất ngủ kéo dài bạn đọc có thể tham khảo sau đây.

Chữa mất ngủ kéo dài bằng mẹo dân gian

Ưu điểm của cách chữa này là dễ thực hiện và an toàn, ai cũng có thể áp dụng với những nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Tuy nhiên, hiệu quả các mẹo dân gian mang lại còn rất hạn chế, chỉ những trường hợp bệnh nhẹ mới có sự cải thiện.

Sử dụng cây lạc tiên

Là một trong những cây thuốc được biết đến với khả năng trị mất ngủ từ nhiều thế hệ. Cây lạc tiên có vị ngọt, tính hàn, công dụng an thần với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Thành phần chính mang lại công dụng chữa mất ngủ trong cây lạc tiên đó là passiflorin – thành phần có trong nhiều loại thuốc an thần liều nhẹ. Cách sử dụng cây lạc tiên như sau:

Cây lạc tiên trong dân gian được dùng để chữa mất ngủ

Tâm sen

Là một loại thực phẩm được xem là dược liệu quý, có tác dụng thanh tâm, an thần, giải nhiệt rất tốt. Thành phần nelumbin và nuciferin trong tâm sen được xác định là có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, ổn định nhịp tim, ổn định đường huyết, là một phương pháp trị mất ngủ đêm rất hữu hiệu.

Cây trinh nữ

Dân gian còn gọi là cây xấu hổ, loại cỏ dại mọc ven đường ở nhiều vùng quê Việt Nam này có tính hàn nhẹ, vị ngọt dễ uống, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, an thần, dịu thần kinh.

Cây trinh nữ có mặt trong nhiều bài thuốc trị mất ngủ kinh niên nhờ có chứa các thành phần mimosin, crocetin và flavonosit giúp cải thiện chứng suy nhược thần kinh rất tốt. Cách sử dụng cây trinh nữ như sau:

Thuốc Tây y chữa mất ngủ

Trường hợp bệnh mất ngủ không thể cải thiện bằng các mẹo dân gian, người bệnh phải nhờ cậy đến các loại thuốc tây y để điều trị bệnh. Hiệu quả của thuốc tây rất nhanh chóng nhưng người bệnh không thể sử dụng lâu dài vì có thể gây tác dụng phụ hoặc lờn thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc trị mất ngủ kinh niên phải kể đến như người mệt mỏi, giảm trí nhớ,…

Việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, được dùng khi thể trạng cơ thể đảm bảo điều kiện không gây suy nhược. Người bệnh có thế tham khảo:

Đặc biệt lưu ý: Thuốc tây y không được khuyến khích sử dụng, chỉ dùng khi thực sự cần thiết và có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Thuốc Đông y trị mất ngủ kinh niên

Vừa đảm bảo được hiệu quả tốt lại không gây tác dụng phụ cho người dùng, thuốc Đông y được nhiều người đặc biệt tin tưởng lựa chọn. Trong Đông y, chữa mất ngủ chính là việc cải thiện chứng thất miên do thận âm hư, tỳ hư, nhiễu loạn thần trí. Bằng việc đề cao sự bồi bổ cơ thể trước khi đi vài cải thiện các triệu chứng bên ngoài, các bài thuốc đông y giúp bệnh mất ngủ được cải thiện một cách toàn diện và bền vững hơn bất kỳ phương pháp nào.

Tất nhiên, các bài thuốc sẽ được bốc theo thang chỉ định của thầy thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo:

Các dược liệu sẽ được linh hoạt theo cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người nên hãy thăm khám thật kỹ trước khi bốc thuốc.

Tham khảo thuốc đông y nếu lo lắng về các tác dụng phụ

Mất ngủ kinh niên phòng ngừa như thế nào? Nên ăn gì, kiêng gì?

Để hạn chế tối đa những tác động xấu mà mất ngủ kinh niên gây ra, những người đang trong diện đối tượng có nguy cơ hoặc những người bắt đầu có dấu hiệu khó ngủ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

Song song với việc dùng các dược liệu có tính an thần, dễ ngủ, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ:

Thực phẩm người bị mất ngủ nên ăn:

Thực phẩm từ sen có tính an thần rất tốt

Thực phẩm nên kiêng:

Thực phẩm đóng vai trò khá quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là các đối tượng người bệnh mất ngủ có liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày hay trào ngược thực quản. Bên cạnh việc quan tâm đến các món nên ăn, các món cần kiêng, người bị mất ngủ cũng nên chú ý đến thời gian ăn uống, nên tránh ăn quá no hoặc quá sát giờ đi ngủ khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng khó ngủ.

Khám mất ngủ kinh niên ở đâu tốt?

Ít ai nghĩ đến việc đi khám mất ngủ cho đến khi những ảnh hưởng can thiệp sâu sắc đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thực tế, khi đã đến mức độ này, mất ngủ đã chuyển sang mãn tính và việc chữa triệt để tốn rất nhiều thời gian, do đó, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm tại một số bệnh viện, cơ sở uy tín sau đây:

Có thể thấy vấn đề về bệnh mất ngủ kinh niên ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Đây là một chứng bệnh dai dẳng, khó dứt điểm nếu không kiên trì và tuân thủ chỉ định. Người bệnh hãy cố gắng điều chỉnh sinh hoạt bản thân để nhanh chóng cải thiện giấc ngủ, cải thiện chất lượng cuộc sống của chính mình.

Xem thêm: Viêm da cơ địa ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Rate this post
Exit mobile version