Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng sụn và xương bị tổn thương, bào mòn thường gặp ở người trung niên hay người cao tuổi. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê buốt, co cứng khớp và mệt mỏi. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị để giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp toàn thân
Theo các chuyên gia xương khớp, đau nhức xương khớp toàn thân có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là nhóm tuổi trung niên và người già. Tình trạng này đôi khi xuất phát từ những thói quen xấu cụ thể là:
- Căng thẳng quá mức: Khiến nhịp tim, huyết áp cao bất thường. Bên cạnh đó còn gây tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng gây ra cơ đau nhức toàn thân.
- Mất nước, thiếu máu: Khiến cho nhiều cơ quan không thể hoạt động bình thường kèm theo đau nhức xương khớp toàn thân.
- Hoạt động sai tư thế, ít vận động: Những người có công việc đặc thù phải ngồi nhiều hay thường xuyên mang vác vật nặng sẽ khiến xương khớp bị tổn thương gây đau nhức.
- Vận động mạnh, chấn thương: Là nguyên nhân khá phổ biến gây đau mỏi xương khớp toàn thân.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: khiến lưu thông máu kém, khô xương khớp dẫn đến tình trạng đau nhức, ê ẩm và mệt mỏi.
Nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh xương khớp nguy hiểm như:
- Viêm khớp: Hiện nay có hơn 100 loại viêm khớp, phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Viêm khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi xương khớp toàn thân.
- Bệnh gout: Là căn bệnh do tích tụ nhiều axit uric ở các khớp. Tình trạng này có thể gây đau nhức xương khớp cấp tính toàn thân.
- Loãng xương: Xương mỏng, yếu, rất dễ bị tổn thương gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
- Lao xương khớp: phổ biến nhất là khớp háng, gối, cột sống.
- Thoát vị đĩa đệm: Tình trạng bao xơ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức toàn thân.
- Nhiễm nấm Histoplasma: Gây ra những cơn đau nhức toàn thân. Người bệnh còn bị ho, sốt, đau đầu và tức ngực.
- Ung thư xương: Đau nhức xương khớp là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư xương.
Dù do bất cứ nguyên nhân nào, người bệnh cũng không được chủ quan. Khi thường xuyên cảm thấy đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh nên thăm khám, xin chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng khắc phục, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Tổng hợp chi tiết cách điều trị đau mỏi xương khớp toàn thân
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để hiểu rõ hơn về thông tin người bệnh, tình trạng đau nhức và một số yếu tố có thể được liệt kê vào nguyên nhân sinh lý. Sau đó, bác sĩ chỉ định các chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp X – quang, MRI, chụp cắt lớp, điện cơ đồ hay chẩn đoán tế bào học.
Từ các kết quả này, phác đồ điều trị của đa phần người bệnh thực hiện sau:
Tây y chữa nhức mỏi xương khớp toàn thân
Phương pháp Tây y chữa đau mỏi xương khớp toàn thân gồm 3 cách sau:
Điều trị bằng thuốc:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có công dụng làm giảm đau nhanh, chống viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp như:
- Thuốc giảm đau toàn thân phổ biến nhất là Paracetamol, Codein hoặc Tramadol…
- Thuốc kháng viêm hiệu quả như Ib
uprofen, Naproxen… - Thuốc giãn cơ thường được chỉ định là Mydocalm, Coltramyl…
- Thuốc NSAID: Naproxen, Ibuprofen…
- Thuốc chống trầm cảm như Trazodone hay Amitriptylin…
Một số thủ thuật trị liệu khác
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các thủ thuật như:
- Đốt laser: Chiếu tia laser vào xương khớp để kích thích cơ thể sản sinh ra hoocmon giảm đau.
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt tác động để giảm đau.
- Dùng sóng cao tần: Sử dụng sóng radio tần số cao giúp giảm đau, kháng viêm, làm lành tổn thương.
Phẫu thuật
Đây được xem là biện pháp cuối cùng khi những cách khác không còn mang lại hiệu quả. Tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Phương pháp phẫu thuật khá phức tạp, rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu trước về độ uy tín, cơ sở vật chất và tay nghề của bác sĩ trước khi thực hiện.
Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân bằng Đông y
Dùng thuốc Tây y chữa đau nhức xương khớp có hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nhiều người bệnh đã tìm đến biện pháp Đông y. Người bệnh thường được kê đơn bài thuốc uống từ thảo dược. Bên cạnh đó nên thực hiện một số biện pháp vật lý trị liệu để đạt hiệu quả tối đa. Một số bài thuốc phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Bài thuốc trị đau xương khớp thể hàn tí: Người bệnh đau dữ dội ở khớp, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn. Cách thực hiện: sắc các vị thuốc gồm quế chi, can khương, phụ tử chế, uy linh tiên, thiên niên kiện, thương truật, xuyên khung, ngưu tất (mỗi loại 8g) và ý dĩ (12g).
- Bài thuốc Bạch hổ quế chi thang gia giảm: Người bệnh đau mỏi xương khớp, có sưng kèm sốt cao. Cách thực hiện: dùng hạch cao(40g), kim ngân (20g), tri mẫu, hoàng bá, tang chi, ngạnh mễ, phòng kỷ (mỗi loại 12g), thương truật (8g) và quế chi 6g sắc thành thuốc uống.
- Bài thuốc Quế chi thược dược tri mẫu thang gia giảm: Các khớp toàn thân đau nhức, nóng rát. Cách thực hiện: uống 1 thang thuốc/ngày gồm các dược liệu kim ngân hoa (16g), thược dược, tri mẫu, bạch truật, phòng phong, liên kiều (mỗi loại 12g), ma hoàng (8g), cam thảo (6g).
Bài thuốc chỉ sử dụng những thảo dược tự nhiên nên rất an toàn. Hiệu quả điều trị cao bởi bài thuốc vừa có thể làm giảm nhanh triệu chứng, phục hồi xương khớp đồng thời còn bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng.
Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở Đông y để được kê đơn thuốc phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý thực hiện bài thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.
Song song với việc dùng thuốc, người bệnh có thể thực hiện thêm một số biện pháp vật lý trị liệu như:
- Châm cứu: Các lương y sẽ sử dụng châm chuyên dụng, ấn vào huyệt đạo giúp giảm đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông.
- Bấm huyệt: Thực hiện xoa, day, miết, nắn bóp… vào các huyệt đạo để giảm đau, tăng tuần hoàn máu.
- Massage: Dùng tay không hoặc kèm tinh dầu (nếu có) tác động vào những vùng đau nhức để khí huyết lưu thông, bôi trơn sụn khớp.
- Chườm nóng/lạnh: Giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu từ đó giảm đau và kích thích phục hồi tổn thương.
Các lương y khuyến khích người bệnh nên thực hiện tại cơ sở Đông y thay vì tự làm tại nhà. Điều này giúp đạt hiệu quả tốt hơn cũng như hạn chế được rủi ro.
Bài thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp toàn thân
Để điều trị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh có thể thực hiện một số bài thuốc Nam được ông cha ta để lại. Có rất nhiều người đã thực hiện và cho kết quả khả quan. Một số bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện như:
- Lá lốt: Có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Thực hiện bằng cách rửa sạch lá lốt, thái nhỏ rồi giã n
huyễn. Sau đó lọc bỏ bã và uống sau mỗi bữa ăn. - Ngải cứu: Chứa các hoạt chất giảm đau, tiêu viêm như flavonoid, coumarin, sterol,… Thực hiện bằng việc giã nát ngải cứu đã rửa sạch và một chút muối trắng. Sau đó sao nóng trên chảo rồi đắp lên những vùng xương khớp đang bị đau.
- Gừng: Chứa nhiều hoạt chất gingerols, shogaols, parasols có tác dụng chống viêm, giảm đau. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa sự phá hủy tế bào xương khớp. Cách thực hiện: Gừng thái lát, đun sôi với nước rồi thêm chút mật ong. Sau đó khuấy đều và nên uống luôn ngay khi còn nóng.
Lưu ý khi điều trị bệnh và cách phòng tránh
Để hỗ trợ tốt cho điều trị cũng như phòng tránh đau nhức xương khớp chân hay toàn thân, người bệnh cần tạo những thói quen tốt như:
- Tránh làm việc, hoạt động sai tư thế gây ảnh hưởng đến xương khớp.
- Vận động vừa sức, hạn chế chấn thương.
- Thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan.
- Tránh để tâm trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài.
- Duy trì cân nặng vừa phải để tránh gây áp lực cho xương khớp.
- Thường xuyên tập thể dục, chơi những môn thể thao vừa sức. Điển hình như chạy bộ, bơi lội, đạp xe…
- Uống đủ nước mỗi ngày kèm theo chế độ dinh dưỡng khoa học. Thực đơn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho xương như vitamin, canxi, omega 3… Đồng thời hạn chế ăn mặn, cay, nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
- Thường xuyên thăm khám để phát hiện sớm tình trạng bất thường. Từ đó bác sĩ sẽ tư vấn các giải pháp xử lý tình trạng bệnh.
Đau nhức xương khớp toàn thân bắt nguồn từ những thói quen xấu hoặc có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm. Do đó, mỗi người cần nâng cao trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân. Hãy thăm khám, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng đau nhức.
Xem thêm: Bị ngứa âm đạo phải làm sao cho nhanh hết?