Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Điều trị Ung thư dạ dày như thế nào?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tiến triển của bệnh ở từng giai đoạn bệnh. Có một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày được chính thức sử dụng hiện nay là phẫu thuật, dùng hóa trị, xạ trị, sử dụng kháng thể đơn dòng hay còn gọi là thuốc tác dụng đích để tiêu diệt tế bào Ung thư.

 Xem thêm: Triệu chứng ung thư dạ dày | Nguyên nhân ung thư dạ dày thường gặp

Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?

Các phương pháp điều trị chính đối với Ung thư dạ dày gồm:

Các bác sỹ thường kết hợp 2 hoặc nhiều hơn các phương pháp điều trị để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.

Lựa chọn điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố như: vị trí, giai đoạn ung thư, tuổi, thể trạng và nguyện vọng của bệnh nhân.

Nếu tiên lượng là không thể điều trị khỏi, thì ít nhất phác đồ điều trị có thể làm thuyên giảm triệu chứng như đau, chảy máu, khó ăn uống…..

Phẫu thuật

Thường là một phần của phác đồ điều trị ung thư dạ dày trong trường hợp có thể phẫu thuật được. Tùy thuộc loại ung thư và giai đoạn bệnh , bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân. Thường bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại được nhiều nhất có thể phần dạ dày bình thường. Trong một số trường hợp các tổ chức khác cũng sẽ cần cắt bỏ.

Tại thời điểm này phẫu thuật cùng với các phương pháp điều trị khác mang tới cơ hội duy nhất để điều trị khỏi ung thư dạ dày. Nếu ở giai đoạn bệnh O,I,II,III và có thể trạng tốt , bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật.

Trong trường hơp khối u đã lan quá rộng không thể cắt bỏ hoàn toàn được, việc phẫu thuật cũng có thể giúp ngăn ngừa chảy máu từ khối u hoặc giữ cho dạ dày khỏi bị tắc. Dạng phẫu thuật này gọi là phẫu thật giảm nhẹ , nghĩa là dùng với mục tiêu giảm nhẹ hoặc ngăn ngừa triệu chứng mà không phải điều trị bệnh.

Có 3 dạng phẫu thuật cho ung thư dạ dày:

Phẫu thuật giảm nhẹ đối với ung thư không thể cắt bỏ

Tác dụng phụ của phẫu thuật

Các tác dụng phụ khác có thể xuất hiện khi bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật: nôn, ợ nóng, đau bụng, tiêu chảy ( đặc biệt sau ăn) , thiếu vitamins. Cần bổ sung vitamin sau phẫu thuật, thay đổi chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Hóa trị liệu

Tác dụng phụ của việc sử dụng hóa chất

Hóa chất vừa tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời cũng phá hủy các tế bào bình thường, dẫn tới các tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc loại hóa chất điều trị , liều dùng và thời gian dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất:

Phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng điều trị , ví dụ tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc điều trị.

Một số hóa chất nhất định có thể gây các tác dụng phụ đặc biệt như tổn thương thần kinh hoặc tim .

Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc làm giảm nhẹ các tác dụng phụ này.

Điều trị đích cho ung thư dạ dày

Hóa chất tác động tới các tế bào đang phân chia nhanh do vậy chúng có hiệu quả với tế bào ung thư. Nhưng tế bào ung thư có nhiều điểm khác với tế bào bình thường. Thuốc điều trị đích chính là nhóm thuốc tác động vào những điểm khác biệt này và do đó chúng cũng sẽ có những tác dụng phụ khác với hóa chất.

Trastuzumab

Transtuzumab tác động vào một protein gọi là HER2 . Nếu các tế bào ung thư dạ dày có quá nhiều protein HER2 , sử dụng transtuzumab kết hợp hóa chất trong trường hợp ung thư tiến triển có thể giúp bệnh nhân sống  lâu hơn. Cần làm xét nghiệm HER2 trước khi dùng thuốc này vì không phải tất cả các trường hợp ung thư dạ dày đều có nhiều HER2

Transtuzumab được dùng mỗi 2-3 tuần một lần cùng với hóa chất.

Ramucirumab

Thuốc này có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các mạch máu mới do vậy ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của ung thư.

Chỉ dùng cho ung thư tiến triển dùng mỗi 2 tuần một lần

Tác dụng phụ thường nhẹ gồm tăng huyết áp, tiêu chảy và đau đầu. Có thể tác dụng phụ nặng nề hơn như chảy máu, đông máu.

Điều trị xạ trị

Xạ trị là sử dụng các tia có năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm khối  u nhỏ lại.

Trước khi phẫu thuật, xạ trị có thể dùng cùng với hóa chất để làm nhỏ khối u giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Sau phẫu thuật, xạ trị  giúp tiêu diệt các vùng ung thư rất nhỏ không thể phát hiện và loại bỏ khi phẫu thuật. Xạ trị , đặc biệt khi kết hợp với hóa chất có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Xạ trị cũng có thể dùng làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư tiến triển như đau, chảy máu và khó nuốt.

Tia xạ lấy từ một máy đặt ngoài cơ thể là dạng thường dùng nhất để điều trị ung thư dạ dày. Qúa trình điều trị không gây đau , mỗi lần điều trị kéo dài vài phút . Thường điều trị 5 ngày /tuần trong nhiều tuần hoặc tháng.

Tác dụng phụ của xạ trị

Các tác dụng phụ này thường hết sau khi kết thúc điều trị. Xạ trị có thể làm tác dụng phụ của hóa chất nặng thêm. Xạ trị cũng có thể gây tổn thương các tổ chức tiếp xúc gần với chùm tia xạ dẫn tới tổn thương tim, phổi hoặc thậm chí tăng nguy cơ ung thư khác sau đó.

Trường hợp xác định bệnh sớm, phẫu thuật là biện pháp tốt nhất, sau khi phẫu thuật thành công và sử dụng các thuốc điều trị theo phác đồ thì 90% bệnh nhân có thể kéo dài thời gian sống đến hơn 5 năm. Đối với những bệnh nhân có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì chỉ định bắt buộc phải tiêu diệt vi khuẩn Hp và chống tái nhiễm vi khuẩn bằng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, và dự phòng tái nhiễm bằng kháng thể tác động lên vi khuẩn Hp.

Trường hợp phát hiện muộn: thường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, tùy tiên lượng của bệnh nhân.

Điều trị ung thư dạ dày phải kiên trì, lâu dài theo đúng chỉ định của bác sĩ, ngoài ra cần chú ý đặc biệt tới yếu tố tinh thần của bệnh nhân, tăng sức đề kháng của cơ thể để tránh bị nhiễm các loại bệnh khác  như cảm cúm, nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Cách phòng chống ung thư dạ dày

Theo Gastimunhp.vn

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chính xác nhất
  • Diệt Hp sớm để phòng ngừa ung thư dạ dày
  • Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp
  • Bố mẹ bị nhiễm vi khuẩn Hp làm sao phòng bệnh cho con?

Nguồn: https://gastimunhp.vn/dieu-tri-ung-thu-da-day-1357/

Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi ngủ không thể chủ quan – 4 mẹo chữa hay

Rate this post
Exit mobile version