Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đồi mồi là gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Đồi mồi là bệnh lý da liễu phổ biến, xuất hiện tại những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mặt, vai, ngực, cánh tay, bàn tay…) của người trung niên. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát nhưng bệnh này khiến làn da mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có. 

Đồi mồi là gì?

Đồi mồi là những đốm phẳng màu nâu, xám hoặc đen, hình bầu dục trên bề mặt da. Với kích thước không đồng đều (dao động trong khoảng 0,5 – 2,5cm), đồi mồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, vai, ngực, cánh tay và bàn tay.

Đồi mồi là những đốm phẳng màu nâu, xám hoặc đen, hình bầu dục trên bề mặt da.

Đồi mồi là bệnh lý phổ biến ở những người trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Đây là độ tuổi làn da bị lão hóa, trở nên mỏng manh, mất dần độ đàn hồi đồng thời dễ tổn thương dưới tác động của ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài. Vì vậy, bệnh được xem là dấu hiệu của tuổi già, là mối bận tâm của nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đồi mồi cũng có thể xuất hiện trên làn da của những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời mà không che chắn phù hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh đồi mồi

Nhiều người quan niệm đồi mồi là một hiện tượng bình thường, rằng đó chỉ đơn thuần là dấu hiệu của tuổi tác. Thật ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồi mồi. Chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân của bệnh lý này để chủ động điều trị và phòng ngừa.

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da bị đồi mồi.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể tác động đến bệnh đồi mồi, bao gồm: dùng thuốc (thuốc chống loạn thần kinh, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu…), môi trường sống, đặc điểm thời tiết – khí hậu, thói quen ăn uống – sinh hoạt…

Dấu hiệu nhận biết bệnh đồi mồi

Tùy vào cơ địa và mức độ, bệnh đồi mồi sẽ có những biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng như:

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trên thực tế, các đốm đồi mồi trên da khá lành tính và vô hại. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của khối u ác tính. Vì vậy, nếu thấy làn da xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

Cách điều trị bệnh đồi mồi

Hiện nay, có nhiều hướng điều trị đồi mồi, trong đó, chủ yếu là phương pháp Tây y và tự chữa tại nhà bằng mẹo dân gian.

Điều trị bằng công nghệ hiện đại

Căn cứ vào mức độ bệnh lý và yêu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một trong các thủ thuật sau:

Liệu pháp Laser (Fraxel, Erbium YAG) có thể đẩy lùi bệnh đồi mồi, giúp bề mặt da bóng mịn, đều màu và săn chắc hơn.

Điều trị bằng thuốc và kem bôi

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dược – mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có tác dụng điều chỉnh sắc tố da. Những sản phẩm này giúp cản trở sự sản sinh Melanin và làm trắng các vùng da sẫm màu.

Retin-A là sản phẩm chăm sóc da có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn, tăng cường độ mịn màng của làn da, làm mờ vùng da không đều màu (trong đó có đồi mồi).

Điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Những đốm đồi mồi trên mặt và tay sẽ trở thành rào cản lớn trong sinh hoạt – giao tiếp, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể dễ dàng cải thiện ngay tại nhà bằng những cách làm đơn giản sau:

Nha đam là loại thảo dược có khả năng cấp ẩm, “đánh bay” những đốm nâu cứng đầu đồng thời kích thích tạo tế bào da.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đồi mồi

Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc bệnh đồi mồi nhưng chúng ta có thể áp dụng triệt để một số nguyên tắc sau để phòng ngừa bệnh lý này:

Đồi mồi không phải bệnh lý nghiêm trọng và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đôi khi, đây chính là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư da. Do đó, khi làn da xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://ihs.org.vn/doi-moi-32141.html

Xem thêm: Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Rate this post
Exit mobile version