Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hay đau đầu vùng trán – Đây là các nguyên nhân chính

Hay đau đầu ở vùng trán có thể xảy ra do sang chấn tâm lý, căng thẳng kéo dài, mắc bệnh viêm xoang trán hoặc các bệnh liên quan đến não bộ – thần kinh. Để làm giảm triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số mẹo điều trị tại nhà, thay đổi chế độ dinh dưỡng và dành thời gian nghỉ ngơi.

Triệu chứng đau đầu vùng trán là dấu hiệu của bệnh gì?

Nguyên nhân gây đau đầu vùng trán

Đau đầu vùng trán là tình trạng cơn đau tập trung ở vùng trán, có thể chạy từ giữa ấn đường đến hai bên thái dương. Cơn đau ở vị trí này có thể tác động đến vùng mắt, gây giảm thị lực, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn,…

Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đau đầu vùng trán:

1. Viêm xoang trán

Viêm xoang trán là tình trạng các mô xoang ở vùng trán bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Hiện tượng này làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch nhầy, khiến dịch ứ trệ và làm tăng áp lực lên vùng trán, hốc mắt, thái dương.

Tổn thương ở các mô xoang có thể làm phát sinh cơn đau tập trung ở vùng trán, giảm thị lực, đau nhức mũi, ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, giảm khứu giác, hơi thở có mùi hôi,…

Tình trạng viêm ở xoang trán có thể gây đau hốc mắt, đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi, sốt, nghẹt mũi,…

Viêm xoang trán là một trong những dạng viêm xoang có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như đông máu tĩnh mạch xoang, viêm màng não, mù lòa, giảm thị lực,…

2. Tác động tâm lý

Ngoài ra tình trạng đau đầu vùng trán còn có thể khởi phát do hệ thần kinh bị chèn ép và căng thẳng do sang chấn tâm lý, stress, trầm cảm,…

Nếu do nguyên nhân này gây ra, triệu chứng đau đầu vùng trán có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như thường xuyên lo âu, mệt mỏi, thiếu tập trung, cơn đau kéo dài và có xu hướng tăng lên khi có cảm xúc mạnh, giảm trí nhớ, mất ngủ,…

Đau đầu vùng trán do stress thường đi kèm với tình trạng giảm trí nhớ, mất tập trung, lo lắng, mệt mỏi,…

Với những người bị trầm cảm, tình trạng để kéo dài có thể gây ra các biến chứng nặng nề đối với thể trạng và tinh thần. Vì vậy nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý trong thời gian sớm nhất.

3. Các bệnh lý khác

Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu vùng trán cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý liên quan đến não bộ và thần kinh như:

Đau đầu vùng trán có nguy hiểm không?

Đau đầu ở vùng trán do các yếu tố tâm lý như căng thẳng và stress thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu triệu chứng này khởi phát do viêm xoang trán và các bệnh lý ở não bộ – thần kinh, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Các bệnh lý này kéo dài có thể gây biến chứng lên mắt, hệ thần kinh, mạch máu và não bộ.

Hơn nữa triệu chứng đau đầu vùng trán kéo dài có thể giảm mức độ tập trung và làm gián đoạn các hoạt động làm việc, sinh hoạt.

Cách khắc phục triệu chứng đau đầu vùng trán

Để cải thiện triệu chứng đau đầu vùng trán, bạn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục sau:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Cơn đau ở vùng trán thường xảy ra do căng thẳng thần kinh kéo dài. Vì vậy bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ được nghỉ ngơi và làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.

Dành thời gian nghỉ ngơi có thể giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện tình trạng đau đầu ở trước trán

Hơn nữa, nghỉ ngơi hợp lý còn giúp bạn hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể, thiểu năng tuần hoàn não và các bệnh tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng,…

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia cho rằng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể cải thiện tuần hoàn máu lên não và giảm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… Hơn nữa một số loại thực phẩm còn có tác dụng giảm căng thẳng, chống nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ăn uống điều độ và khoa học giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ hoạt động ức chế nhiễm trùng

Do đó để làm giảm triệu chứng đau đầu vùng trán, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, bạn cũng cần tránh các loại đồ uống và thức ăn tác động tiêu cực đến sức khỏe như rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nướng, xào,…

3. Ngồi thiền và tập yoga

Ngồi thiền và tập yoga có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm ứ đọng dịch ở các xoang và tăng cường chức năng của não bộ. Ngoài ra yoga còn giúp thư giãn hệ thần kinh và giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.

Ngồi thiền làm giảm căng thẳng thần kinh và cải thiện triệu chứng đau đầu trước trán, hoa mắt, mệt mỏi,…

Tập yoga 30 phút mỗi ngày kết hợp với ngồi thiền có thể cải thiện triệu chứng đau đầu vùng trán, tăng cường thể trạng, duy trì chức năng hô hấp và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa hoạt động thể chất thường xuyên còn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp.

4. Áp dụng một số mẹo chữa tại nhà

Để giảm nhanh tình trạng đau đầu vùng trán, bạn có thể áp dụng các
mẹo khắc phục sau:

Ngoài ra bạn có thể làm giảm tình trạng đau đầu trước trán bằng cách uống trà gừng hoặc xoa bóp huyệt

5. Tìm gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp, đau đầu vùng trán có thể khởi phát do viêm xoang nhiễm khuẩn và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng không có cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Cần tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Các loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng nhưng có thể che lấp các dấu hiệu bất thường và gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh.

Bài viết đã tổng hợp một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục triệu chứng đau đầu ở vùng trán. Tuy nhiên thông tin trên chỉ khái quát các trường hợp thường gặp nhất. Vì vậy nếu gặp phải triệu chứng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: 

  • Hiện tượng đau đầu, hoa mắt chóng mặt buồn nôn là bệnh gì?
  • 9 cách trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian “hiệu nghiệm”

Xem thêm: Rối Loạn Tiêu Hóa – Nguyên nhân Dấu hiệu & Cách chữa ở người lớn

Rate this post
Exit mobile version