Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa

Là một khu vực nhạy cảm của phụ nữ, nhũ hoa bị ngứa sẽ đem lại vô vàn khó chịu cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa nhé!

Là một khu vực nhạy cảm của phụ nữ, nhũ hoa bị ngứa sẽ đem lại vô vàn khó chịu cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa nhé!

Nhũ hoa bị đau hay bị ngứa bởi rất nhiều nguyên do, một số ít trường hợp có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù nhũ hoa bị ngứa cực kỳ khó chịu, khiến bạn muốn gãi nhưng chữa trị vấn đề này không khó. Nếu bạn đã tự mua thuốc dùng nhưng sau vài tuần vẫn không hết ngứa thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Dưới đây là 12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa mà bạn nên biết để có biện pháp xử lý phù hợp:

1. Thời tiết hanh khô

Tiết trời lạnh, khô có thể làm cả cơ thể bạn trở nên ngứa ngáy, khó chịu, trong đó bao gồm cả vùng ngực và nhũ hoa. Nếu đây là nguyên nhân, núm vú có thể tấy đỏ lên như bị chà xát. Lúc này, bạn không nên tắm lâu quá 10 phút. Dùng nước ấm để tắm vì nước nóng có thể rửa trôi các chất tinh dầu cần thiết khiến da khô hơn nữa. Hãy lau khô người nhẹ nhàng bằng khăn và dưỡng ẩm cho da với kem hoặc thuốc mỡ. Bạn có thể dùng thêm máy tạo ẩm không khí để tránh da bị khô nhé.

2. Bạn đang bị chàm

Phần đầu vú có thể bị nổi ban, đặc biệt là khi bạn từng bị bệnh chàm trước đó. Bệnh chàm là tình trạng do da bị viêm nhiễm. Thông thường, bệnh này làm cho làn da trở nên ngứa, đỏ và khô, thậm chí nứt và khô ráp.

Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm có chứa ceramide – thành phần sáp giúp làm lành da. Các loại kem steroid khác như hydrocortisol sẽ hỗ trợ giảm sưng và ngứa. Nếu phát hiện dấu hiệu của viêm nhiễm như dị ứng hay ửng đỏ, hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa phù hợp.

3. Dị ứng hóa chất

Loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm hay nước giặt xả mới có thể không hợp với da của bạn. Hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa này thường gây phát ban còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Chúng sẽ để lại nhiều vùng mẩn đỏ trên cơ thể bạn. Hãy thử đổi sang các loại sản phẩm vệ sinh ít gây dị ứng, không mùi, không thuốc nhuộm để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.

4. Dị ứng với đồ lót

Ngực và đầu núm có thể phản ứng lại với các chất đàn hồi, thuốc nhuộm có trong áo lót. Lúc này, những vùng da như nhũ hoa tiếp xúc với vải sẽ bị ửng đỏ và ngứa. Nếu gần đây bạn vừa đổi một chiếc áo ngực mới, hãy thử dùng lại chiếc cũ một vài ngày để xem cơn ngứa có biết mất không nhé.

Nhũ hoa bị đau hay bị ngứa bởi rất nhiều nguyên do, một số ít trường hợp có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù nhũ hoa bị ngứa cực kỳ khó chịu, khiến bạn muốn gãi nhưng chữa trị vấn đề này không khó. Nếu bạn đã tự mua thuốc dùng nhưng sau vài tuần vẫn không hết ngứa thì hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Dưới đây là 12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa mà bạn nên biết để có biện pháp xử lý phù hợp:

1. Thời tiết hanh khô

Tiết trời lạnh, khô có thể làm cả cơ thể bạn trở nên ngứa ngáy, khó chịu, trong đó bao gồm cả vùng ngực và nhũ hoa. Nếu đây là nguyên nhân, núm vú có thể tấy đỏ lên như bị chà xát. Lúc này, bạn không nên tắm lâu quá 10 phút. Dùng nước ấm để tắm vì nước nóng có thể rửa trôi các chất tinh dầu cần thiết khiến da khô hơn nữa. Hãy lau khô người nhẹ nhàng bằng khăn và dưỡng ẩm cho da với kem hoặc thuốc mỡ. Bạn có thể dùng thêm máy tạo ẩm không khí để tránh da bị khô nhé.

2. Bạn đang bị chàm

Phần đầu vú có thể bị nổi ban, đặc biệt là khi bạn từng bị bệnh chàm trước đó. Bệnh chàm là tình trạng do da bị viêm nhiễm. Thông thường, bệnh này làm cho làn da trở nên ngứa, đỏ và khô, thậm chí nứt và khô ráp.

Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm có chứa ceramide – thành phần sáp giúp làm lành da. Các loại kem steroid khác như hydrocortisol sẽ hỗ trợ giảm sưng và ngứa. Nếu phát hiện dấu hiệu của viêm nhiễm như dị ứng hay ửng đỏ, hãy đến gặp bác sĩ để được kê toa phù hợp.

3. Dị ứng hóa chất

Loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm hay nước giặt xả mới có thể không hợp với da của bạn. Hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa này thường gây phát ban còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Chúng sẽ để lại nhiều vùng mẩn đỏ trên cơ thể bạn. Hãy thử đổi sang các loại sản phẩm vệ sinh ít gây dị ứng, không mùi, không thuốc nhuộm để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.

4. Dị ứng với đồ lót

Ngực và đầu núm có thể phản ứng lại với các chất đàn hồi, thuốc nhuộm có trong áo lót. Lúc này, những vùng da như nhũ hoa tiếp xúc với vải sẽ bị ửng đỏ và ngứa. Nếu gần đây bạn vừa đổi một chiếc áo ngực mới, hãy thử dùng lại chiếc cũ một vài ngày để xem cơn ngứa có biết mất không nhé.

5. Cọ xát quá nhiều

Nhũ hoa bị ngứa khi chà xát quá nhiều với quần áo do bạn tập thể dục hay mang áo lót quá chật. Nhưng thường bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn là ngứa, nhiều phụ nữ còn thấy như họ bị bỏng vậy. Hãy bôi kem gel lên vùng ngực trước khi tập luyện để tránh gây kích ứng, đồng thời chọn áo ngực thể thao có kích thước vừa vặn với cơ thể bạn.

6. Bạn đang mang thai

Mang thai còn khiến bạn có thêm một triệu chứng là nhũ hoa bị ngứa. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone cũng như ngực, đầu núm đang căng lớn hơn để chuẩn bị sữa cho em bé. Thuốc mỡ có chứa melanin, bơ ca cao và dầu dừa sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả.

7. Nuôi con bằng sữa mẹ

Vấn đề thường gặp khi con bú là sữa còn sót lại hay ống sữa bị nghẹt đều khiến nhũ hoa của bạn bị ngứa và đau hơn. Bạn nên giữ cho ngực luôn được sạch sẽ và khô ráo. Các loại thuốc mỡ lanolin và gel silicon để lạnh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn nhiều đấy.

8. Nhiễm nấm candida

Nếu bạn đang cho con bú mà cảm thấy đau và nhũ hoa không chỉ bị ngứa mà còn bóng lên, bong tróc nữa thì bạn cần được bác sĩ khám ngay. Đây đều là những dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm candida. Bạn sẽ được kê cả thuốc bôi và thuốc uống để chữa trị tình trạng này.

9. Giai đoạn mãn kinh

Đến giai đoạn này, da sẽ trở nên mỏng, khô và dễ sưng tấy hơn. Nguyên nhân một phần là do lượng hormone thất thường cũng như nồng độ estrogen tụt thấp. Cơ thể tiết ít dầu hơn, do đó làn da cũng sẽ khó giữ độ ẩm hơn. Bất cứ vùng nào trên cơ thể đều có khả năng bị ngứa, bao gồm cả âm đạo và nhũ hoa. Bạn hãy sử dụng những chất tẩy rửa dịu nhẹ hơn, dưỡng ẩm thường xuyên và hạn chế tắm nước nóng để tránh cơ thể cũng như nhũ hoa bị ngứa.

5. Cọ xát quá nhiều

Nhũ hoa bị ngứa khi chà xát quá nhiều với quần áo do bạn tập thể dục hay mang áo lót quá chật. Nhưng thường bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn là ngứa, nhiều phụ nữ còn thấy như họ bị bỏng vậy. Hãy bôi kem gel lên vùng ngực trước khi tập luyện để tránh gây kích ứng, đồng thời chọn áo ngực thể thao có kích thước vừa vặn với cơ thể bạn.

6. Bạn đang mang thai

Mang thai còn khiến bạn có thêm một triệu chứng là nhũ hoa bị ngứa. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone cũng như ngực, đầu núm đang căng lớn hơn để chuẩn bị sữa cho em bé. Thuốc mỡ có chứa melanin, bơ ca cao và dầu dừa sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả.

7. Nuôi con bằng sữa mẹ

Vấn đề thường gặp khi con bú là sữa còn sót lại hay ống sữa bị nghẹt đều khiến nhũ hoa của bạn bị ngứa và đau hơn. Bạn nên giữ cho ngực luôn được sạch sẽ và khô ráo. Các loại thuốc mỡ lanolin và gel silicon để lạnh sẽ giúp bạn dễ chịu hơn nhiều đấy.

8. Nhiễm nấm candida

Nếu bạn đang cho con bú mà cảm thấy đau và nhũ hoa không chỉ bị ngứa mà còn bóng lên, bong tróc nữa thì bạn cần được bác sĩ khám ngay. Đây đều là những dấu hiệu của bệnh nhiễm nấm candida. Bạn sẽ được kê cả thuốc bôi và thuốc uống để chữa trị tình trạng này.

9. Giai đoạn mãn kinh

Đến giai đoạn này, da sẽ trở nên mỏng, khô và dễ sưng tấy hơn. Nguyên nhân một phần là do lượng hormone thất thường cũng như nồng độ estrogen tụt thấp. Cơ thể tiết ít dầu hơn, do đó làn da cũng sẽ khó giữ độ ẩm hơn. Bất cứ vùng nào trên cơ thể đều có khả năng bị ngứa, bao gồm cả âm đạo và nhũ hoa. Bạn hãy sử dụng những chất tẩy rửa dịu nhẹ hơn, dưỡng ẩm thường xuyên và hạn chế tắm nước nóng để tránh cơ thể cũng như nhũ hoa bị ngứa.

10. Ảnh hưởng từ bức xạ

Điều trị ung thư vú có thể dẫn đến những cơn ngứa nghiêm trọng ở vùng ngực và đầu núm, kéo dài ngay cả khi điều trị đã kết thúc. Bức xạ làm hại tế bào da, khiến da khô, bỏng và ngứa khi bị lột. Bạn nên massage da bằng đá viên, mang quần áo mềm, rộng rãi và uống nhiều nước để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, các loại thuốc uống kháng histamine và thuốc bôi da corticosteroid cũng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

11. Bệnh Paget ở ngực

Đây là một dạng hiếm của ung thư vú, xuất hiện ở tuyến vú rồi lan sang nhũ hoa và các khu vực xung quanh đó. Ngực sẽ trông giống như bị chàm, da sần lên, có vảy và ngứa. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra ở 1 bên ngực và còn tiết ra máu hoặc chất dịch vàng. Nếu điều trị chàm không có tác dụng đối với các vết phát ban này, bạn sẽ cần đến sinh thiết mẫu mô để xác định chắc chắn nguyên nhân. Bệnh Paget được điều trị bằng phẫu thuật và sau đó là dùng bức xạ.

12. Bạn có u lành tính

Đôi khi, các loại u lành tính ở ngực (u vú lành tính) sẽ gây ngứa và tạo vảy trên nhũ hoa. Bạn có thể cảm nhận được một khối u nhỏ hay chất dịch trong hoặc máu tiết ra từ đầu núm. Để chẩn đoán chính xác, bạn sẽ được chụp X-quang, siêu âm, chụp quang tuyến vú hoặc sinh thiết. Và phương pháp điều trị bệnh này thường là phẫu thuật.

Đối với phụ nữ, nhũ hoa là một trong những bộ phận rất quan trọng thể hiện tình hình sức khỏe. Dựa trên 12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa, bạn hãy nhanh chóng xác định xác định vấn đề mình đang gặp phải để cđiều trị sớm nhất có thể nhé!

10. Ảnh hưởng từ bức xạ

Điều trị ung thư vú có thể dẫn đến những cơn ngứa nghiêm trọng ở vùng ngực và đầu núm, kéo dài ngay cả khi điều trị đã kết thúc. Bức xạ làm hại tế bào da, khiến da khô, bỏng và ngứa khi bị lột. Bạn nên massage da bằng đá viên, mang quần áo mềm, rộng rãi và uống nhiều nước để hạn chế tình trạng này. Ngoài ra, các loại thuốc uống kháng histamine và thuốc bôi da corticosteroid cũng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

11. Bệnh Paget ở ngực

Đây là một dạng hiếm của ung thư vú, xuất hiện ở tuyến vú rồi lan sang nhũ hoa và các khu vực xung quanh đó. Ngực sẽ trông giống như bị chàm, da sần lên, có vảy và ngứa. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ xảy ra ở 1 bên ngực và còn tiết ra máu hoặc chất dịch vàng. Nếu điều trị chàm không có tác dụng đối với các vết phát ban này, bạn sẽ cần đến sinh thiết mẫu mô để xác định chắc chắn nguyên nhân. Bệnh Paget được điều trị bằng phẫu thuật và sau đó là dùng bức xạ.

12. Bạn có u lành tính

Đôi khi, các loại u lành tính ở ngực (u vú lành tính) sẽ gây ngứa và tạo vảy trên nhũ hoa. Bạn có thể cảm nhận được một khối u nhỏ hay chất dịch trong hoặc máu tiết ra từ đầu núm. Để chẩn đoán chính xác, bạn sẽ được chụp X-quang, siêu âm, chụp quang tuyến vú hoặc sinh thiết. Và phương pháp điều trị bệnh này thường là phẫu thuật.

Đối với phụ nữ, nhũ hoa là một trong những bộ phận rất quan trọng thể hiện tình hình sức khỏe. Dựa trên 12 nguyên nhân vì sao nhũ hoa bị ngứa, bạn hãy nhanh chóng xác định xác định vấn đề mình đang gặp phải để cđiều trị sớm nhất có thể nhé!

28

7

Xem thêm: Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

Rate this post
Exit mobile version