Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư tinh hoàn – Nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư tinh hoàn là loại bệnh ung thư mắc phải ở nam giới, nhưng ít gặp vì nó chỉ chiến khoảng 1 phần trăm ung thư ở nam giới. So với những bệnh ung thư đường sinh dục – đường tiết niệu thì ung thư tinh hoàn chiếm 5 phần trăm. Nam giới ở độ tuổi thanh niên đến trung niên thường có tỷ lệ mắc cao nhất chính vì vậy nên kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên nếu như có những biểu hiện bất thường để có được phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất.

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh trong đó các tế bào trở thành ác tính ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Tinh hoàn là một trong số các tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất và chứa tinh dịch, đồng thời cũng là nơi sản xuất chính của các hoóc-môn nam. Các hoóc-môn này kiểm soát sự phát triển của các cơ quan sinh sản và các đặc tinh nam. Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương vật. Ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai loại chính: u tinh và không phải u tình, u tinh chỉếm khoảng 30% các trường hợp ung thư tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn không thường gặp, bệnh thường gặp ở độ tuổi khoảng 15-39 tuổi, thường gặp nhất trong khoảng 15 – 34 tuổi. Dựa vào tính chất các tế bào, các ung thư tinh hoàn được xếp thành nhóm seminom và nhóm không seminom. Các seminom gồm ba loại: cổ điển, không biệt hóa hoặc ưu thế tinh bào. Ung thư không seminom gồm Choriocarci-nom, carinom phổi và teratom. Các bướu có thể chứa cả seminom và không seminom.


 

Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm các loại ung thư trong đó có ung thư biểu mô màng đệm, ung thư biểu mô dạng bào thai, u quái và u túi noãn. Ung thư tinh hoàn có thể phối hợp cả hai loại u này. Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trẻ ở độ tuổi 15 – 35. Bệnh thường gặp ở nam giới da trắng hơn nam giới da đen.

Nguyên nhân chính gây ra ung thư tinh hoàn đó chính là những người có tinh hoàn ẩn. Những người có tinh hoàn ẩn thì 80%-85% trong số họ bị ung thư tinh hoàn ẩn đó và 15%-20% xảy ra ở tinh hoàn đối bên. Những yếu tố khác gây bệnh ung thư tinh hoàn đó là tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn, tiền sử đã bị ung thư tinh hoàn.

Đây là bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi rất cao, tỉ lệ sống thêm cho tất cả các giai đoạn là 92%, chỉ riêng giai đoạn lan tràn thì có tới 70% có khả năng chữa khỏi.

2. Sự nguy hiểm của ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn trên lâm sàng rất hiếm gặp, ước tính chiếm 2% tổng số ung thư ở nam giới, tỷ lệ nam giới mắc bệnh ở độ tuổi 15 – 35 tương đối cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở các địa phương khác nhau có sự chênh lệch rất lớn, tại các nước Châu Âu tỷ lệ này tương đối cao, các nước vùng Viễn Đông thì tỷ lệ này thấp hơn. Mỗi năm cứ 100.000 nam giới có thêm 6 người mắc, nhưng tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên.

Ung thư tinh hoàn là loại bệnh khởi phát âm thầm nhưng bệnh tình rất nghiêm trọng, một khi phát hiện này mà không kịp thời điều trị tế bào ung thư sẽ phát triển và di căn rất nhanh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ung thư tinh hoàn sẽ gây ra hiện tượng đau tinh hoàn, sưng, cứng, khối u trong tinh hoàn gây cho bệnh nhân có cảm giác trĩu nặng, hoặc ngực và núm vú to ra bất thường như phụ nữ.

Bệnh đến giai đoạn cuối sẽ có những di căn, khiến cho bệnh nhân có các triệu chứng gan sưng to, phù chân, hạch thượng đòn sưng to, và còn có thể dẫn đến đau lưng, ho, khó thở, không muốn ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau nhức xương…Ung thư tinh hoàn khiến cho sinh dục giảm, có hiện tượng chết tinh trùng hoặc vô tinh trùng, thậm chí hoàn toàn mất đi khả năng sinh dục.

Bệnh nhân ung thư tinh hoàn còn lây bệnh nhiễm trùng cho người quan hệ cùng, từ đó dẫn đến bệnh phụ khoa cho người phụ nữ quan hệ cùng đó.
Ung thư tinh hoàn thậm chí gây ra suy tĩnh mạch túi tinh, bệnh nội tiết, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…

3. Các nguy cơ của bệnh ung thư tinh hoàn

Chứng tinh hoàn ẩn:

Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh trùng lạc chỗ rất thường gặp ở trẻ em, nhưng hay gặp nhất là những trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, những khuyết tật này thường bố mẹ không để ý, đến khi các bác sĩ xử lý thì đã muộn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản dễ gây biến chứng bệnh vô sinh, ung thư về sau này.

Các dị dạng bẩm sinh:
Đàn ông có dị dạng tinh hoàn, dương vật hoặc thận và thoát vị bẹn.

4. Nguyên nhân ung thư tinh hoàn là gì?

Có tiền sử mắc ung thư tinh hoàn:

Những người đàn ông trước đây đã được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ cao gấp đôi phát triển bệnh này ở tinh hoàn khác.

Tuổi tác và chủng tộc:
Không giống như hầu hết các loại ung thư, ung thư tinh hoàn phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi và trung niên với trung bình 85% các trường hợp được chẩn đoán ở nam giới trong độ tuổi 15- 49. Đàn ông trong độ tuổi 30- 34 có khả năng được chẩn đoán bị ung thư tinh hoàn nhiều nhất.
Ung thư tinh hoàn là phổ biến hơn ở những người da trắng hơn các dân tộc khác. Nó cũng phổ biến hơn ở miền Bắc và Tây Âu so với các khu vưc khác trên thế giới.

Tiền sử gia đình:
Nếu trong gia đình có tiền sử ung thư tinh hoàn làm tăng nguy cơ phát triển no.
Nếu bố hoặc anh em trai mắc ung thư tinh hoàn, bạn có nguy cơ cao 4-6 lần khả năng để phát triển hơn một người không có tiền sử gia đình của bệnh.

Rối loạn nội tiết:
Polychlorinated biphenyls, các chất được sử dụng như một chất làm mát
Dibutyl phthalate, một loại hóa chất được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm như sơn móng tay…
Trong hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam,nhiều rối loạn nội tiết đã bị nghi ngờ có liên kết với các bệnh ung thư. Tuy nhiên, có một mối lo ngại rằng việc tiếp xúc với chất phá vỡ nội tiết vẫn có thể xảy ra do ô nhiễm các chuỗi thức ăn.

Hút thuốc:

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người hút thuốc trong thời gian dài ( những người đã hút khoảng 20 điếu thuốc mỗi ngày trong vòng 5- 10 năm có nguy cơ ung thư tinh hoàn gấp đôi so với những người không hút thuốc.

HIV, AIDS:
Nghiên cứu cho thấy rằng những người đàn ông có HIV hoặc AIDS có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn.

Chiều cao:
Một nghiên cứu được tiến hành trong năm 2008 cho thấy rằng chiều cao của một người đàn ông ảnh hưởng đến khả năng phát triển bệnh ung thư tinh hoàn.

Đàn ông cao khoảng 190-194cm có nguy cơ cao gấp đôi bệnh ung thư tinh hoàn so với những người có chiều cao trung bình. Người đàn ông cao lớn có chiều cao 195cm hoặc cao hơn, ba lần khả năng phát triển bệnh ung thư tinh hoàn so với nam giới có chiều cao trung bình.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu sự liên kết giữa chiều cao và nguy cơ ung thư có thể được gây ra bởi chế độ ăn uống. Trẻ em cao hơn thường đòi hỏi một chế độ ăn uống có hàm lượng calo cao hơn khi chúng lớn lên, và nó có thể  tác động của ung thư tinh hoàn.

5. Các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn

Chấn đoán phát hiện sớm ung thư tinh hoànHầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn là do bệnh nhân tự phát hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ thường kiểm tra tinh hoàn khi khám sức khỏe định kỳ. Giữa các lần khám sức khỏe định kỳ, nếu thấy bất kỳ một điều gì bất thường ở tinh hoàn thì cần đến khám bác sĩ. Khi ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì việc điều trị ít xâm lấn hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn.
Nên đến khám bác sĩ nếu thấy có các triệu chứng dưới đây:

– Một khối u không đau hoặc sưng tinh hoàn.
– Tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường.
– Cảm giác nặng nặng ở bìu. Cảm giác nặng còn ở bụng dưới, ở háng.
– Đau âm i ở bụng dưới hoặc vùng bẹn.
– Đột ngột có tràn dịch ở bìu.
– Tụ dịch bất ngờ trong bìu.
– Đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.
Các triệu chứng này có thể do ung thư hoặc do các tình trạng bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đó

6. Phương pháp chuẩn đoán ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào trong tinh hoàn bị thay đổi tính chất, không còn phát triển và phân chia một cách trật tự nữa. Những tế bào ung thư này tăng trưởng không kiểm soát và tích tụ thành một khối u trong tinh hoàn.

Trong hầu hết trường hợp, ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm là các tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành nằm trong tinh hoàn. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ yếu tố nào gây nên sự bất thường ở các tế bào mầm và vì vậy, nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn thường là không rõ ràng trong hầu hết các trường hợp.

Các phương pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn:

* Chẩn đoán câm sàng:
– Bệnh nhân thường thấy tăng kích thước của bìu, có thể co kéo thừng tinh hoặc có cảm giác nặng bìu.
– Sờ thấy khối u tinh hoàn, không đau
– Đau bụng đối với những trường hợp có tinh hoàn ẩn
– Nổi hạch bất thường vùng bẹn, hạch cổ..
– Thăm khám tinh hoàn, so sánh hai bên

* Chẩn đoán cận lâm sàng:
– Siêu âm bìu có thể phát hiện 75% các trường hợp khối u hoặc tràn dich màng tinh hoàn.
– Siêu âm ổ bụng phát hiện tinh hoàn lạc chỗ, các tổn thương bất thương khác trong ổ bụng
– Chụp XQ phổi phát hiện di căn phổi
– Xét nghiệm tế bào học: chọc hút khối u
– Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
Hầu hết đàn ông tự phát hiện ra ung thư tinh hoàn một cách vô tình hoặc tìm thấy khối u trong khi tự kiểm tra tinh hoàn. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể phát hiện khối u qua thăm khám lâm sàng.

 * Để xem liệu một khối u có phải là ung thư tinh hoàn, bác sĩ thường khuyên bạn nên:
Siêu âm: Thăm dò siêu âm tinh hoàn sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của bìu và tinh hoàn. Trong quá trình chẩn đoán này, bạn sẽ nằm ngửa với hai chân mở rộng. Bác sĩ sẽ cho một ít gel trong suốt lên bìu của bạn, sau đó di chuyển đầu dò trên đó để hiển thị hình ảnh siêu âm của tinh hoàn.

Thăm dò siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định bản chất của khối u tinh hoàn, ví dụ như xem đó là khối u rắn hay có chứa chất lỏng. Siêu âm cũng giúp bác sĩ biết khối u là ở bên trong hay bên ngoài tinh hoàn. Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin này để xem khối u có phải là ung thư tinh hoàn hay không.

Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) trong máu của bạn. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định, bao gồm ung thư tinh hoàn. Tuy việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không có nghĩa là bạn bị ung thư, những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.

Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn bình thường khi có ung thư. Các chất chỉ điểm khối u như alpha-fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm người (HCG) và lactat dehydrogenase (LDH) có thể gìúp phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn.

Siêu âm cũng gìúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng nề do nhiễm khuẩn. Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thường qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn.

Trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoàn nếu bác sĩ gìải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi).

Việc tự thăm khám tinh hoàn nên thực hiện thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Ở giai đoạn đầu bệnh ung thư tinh hoàn không có biểu hiện rõ rệt, việc tự khám có thể không phát hiện ra bệnh hoặc bệnh nhân dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Trong trường hợp bị nghi là ung thư tinh hoàn bạn cần đến ngay cơ sở chuyên khoa về ung bướu để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tiên lượng của ung thư tinh hoàn giai đoạn muộn đã cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây nhờ thành tựu của các phác đồ điều trị mới. Có tới 80% bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn sống qua 5 năm. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giảm chi phí điều trị, giảm thiểu đau đớn và các biến chứng do bệnh gây ra.

7. Gần 50% nguy cơ ung thư tinh hoàn là do gen di truyền

Theo một nghiên cứu quốc tế, trong đó bao gồm Viện nghiên cứu ung thư của Anh (ICR), gần một nửa nguy cơ (49%) người mắc bệnh ung thư tinh hoàn là do yếu tố di truyền. Trong khi đó, với các loại ung thư khác, yếu tố di truyền chỉ khoảng 20%.
Tiến sĩ Clare Turnbull, nhà nghiên cứu cao cấp về di truyền học và dịch tễ học tại ICR, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng ung thư tinh hoàn là một bệnh di truyền mạnh”.

“Phát hiện của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể khám phá ra các nguyên nhân di truyền, sàng lọc những người đàn ông có tiền sử gia đình ung thư tinh hoàn có thể giúp chẩn đoán nguy cơ lớn nhất, và giúp họ điều trị bệnh nhanh nhất”, ông Clare nói thêm.

Các nghiên cứu của Anh, Mỹ, Đức và Thụy Điển, được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học, phân tích rủi ro của các khối u tế bào mầm tinh hoàn – loại phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn.
Họ đã phân tích thống kê để kiểm tra mô hình ung thư tinh hoàn của 15,7 triệu gia đình Thụy Điển, kết quả cho thấy 9.324 trường hợp ung thư tinh hoàn. Sau đó, họ kiểm tra mã gen của 6.000 người đàn ông Anh thì có đến 986 người trong số họ đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn do di truyền.

Các nhà khoa học cho biết, công trình nghiên cứu được tài trợ bởi tổ chức Movember Foundation, ICR và Nghiên cứu Ung thư Anh để tìm hiểu chi tiết các khối u tế bào mầm tinh hoàn. Sam Gledhill, Giám đốc toàn cầu của Movember Foundation cho biết: “Phát hiện này giúp mở ra những bí ẩn của loại ung thư này và cuối cùng có thể xác định mục tiêu điều trị tiềm năng để chống nó”.

8. Ung thư tinh hoàn được điều trị như thế nào? Tác dụng phụ của điều trị là gì?

Điều trị ung thư tinh hoàn tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Các phương pháp áp dụng điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. Tiên lượng ung thư tinh hoàn tương đối khả quan, giai đoạn sớm có thể chưa khỏi bệnh.

* Điều trị ung thư tinh hoàn:
Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển và lan đi theo cách khác nhau, mỗi loại ung thư cần có phương pháp điều trị riêng.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Bệnh nhân thường được một nhóm bác sỹ chuyên khoa điều trị, trong đó có bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ tia xạ ung thư.

Phẫu thuật :
Cắt tinh hoàn qua đường bẹn là một phẫu thuật triệt để. Bệnh nhân có thể lo lắng là mất tinh hoàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của họ hoặc gây vô sinh. Tuy nhiên, một nam giới còn một bên tinh hoàn bình thường vẫn có thể có khả năng cương và sản xuất tinh dịch bình thường.
Do đó, phẫu thuật cát một bên tinh hoàn không làm bệnh nhân bị liệt dương và hiếm khi ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Bệnh nhân cũng có thể cấy tình hoàn nhân tạo vào trong bìu. Vật cấy có trọng lượng tương đương và gìúp bệnh nhân có cảm giác bình thường.

Một số hạch nằm sâu trong ổ bụng cũng có thể được vét bỏ. Phẫu thuật này không ảnh hưởng đến khả năng cương hoặc đạt cực khoái, nhưng có thể gây vô sinh vì ảnh hưởng đến sự phóng tinh. Bệnh nhân có thể muốn trao đổi với bác sĩ về khả năng vét hạch bảng kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn dây thần kinh đặc biệt gìúp bảo vệ khả năng phóng tinh bình thường. Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u.

Chiếu xạ:
Là một phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Nguồn tia được phát ra từ một máy ở ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) và thường nhằm vào các hạch trong ổ bụng, u tinh thường rất nhạy với tia xạ. Ung thư tinh hoàn không phải u tinh ít nhậy với tia xạ nên bệnh nhân có loại ung thư này thường không được điều trị bằng chiếu xạ.

Chiếu xạ ảnh hưởng tới cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của chiếu xạ chủ yếu phụ thuộc vào liều điều trị. Tác dụng phụ thường gặp gồm có mệt mỏi, thay đổi ngoài da vùng chiếu tia, mất cảm giác ngon miệng và ỉa lỏng. Chiếu xạ can thiệp vào quá trình sản xuất tình dịch, nhưng hầu hết bệnh nhân khôi phục được khả năng sinh con trong một vài tháng.

Hóa chất là dùng thuốc tiêu diệt tế bào ung trên toàn bộ cơ thể. Hóa chất được dùng bổ trợ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi phẫu thuật. Hóa chất có thể là biện pháp điều trị ngay từ ban đâu nếu ung thư ở giai đoạn muộn, có nghĩa là khi ung thư đã lan ra ngoài tinh hoàn.

Hầu hết các thuốc điều trị ung thư đều được tiêm vào tĩnh mạch. Hóa chất là liệu pháp điều trị toàn thân, thuốc đi qua đường máu và tác dụng lên cả tế bào bình thường và cả tế bào ung thư trong cơ thể. Tác dụng phụ chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, ỉa lỏng, nôn, sốt, rét run, ho/khó thở, đau miệng, ban ngoài da. Các tác dụng thường gặp khác gồm chóng mặt, tê bì, mất phản xạ hoặc nặng tai.

Một số thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh dịch. Một số bệnh nhân bị gìảm lượng tinh dịch vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng sinh con.
Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn cần thảo luận với bác sỹ những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục và sinh đẻ. Nếu việc điều trị bệnh có thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh nhân có thểtìm hiểu về việc lưu gìữ tinh trùng để có thể có con về sau.

 * Khám và theo dõi định kỳ:
Khám theo dõi định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị. Giống như tất cả các loại ung thư, ung thư tinh hoàn có thể tái phát. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn cần đến khám bác sĩ định kỳ và cần thông báo ngay các triệu chứng bất thường. Các xét nghiệm theo dõi có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tuýp và giai đoạn ung thư tinh hoàn.

Thông thường, bệnh nhân được bác sĩ kiểm tra thường xuyên và làm các xét nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u. Bệnh nhân còn được chụp X quang và chụp cắt lớp vi tinh định kỳ. Bệnh nhân bị ung thư một bên tinh hoàn có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại cao.

Những bệnh nhân này cũng bị tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư máu và một số loại ung thư khác. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm nguyên nhân các bất thường về sức khỏe và phát hiện sớm ung thư tái phát để điều trị ngay.

* Hiện có thử nghiệm lâm sàng nào cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn không?

Tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng là một lựa chọn điều quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn. Để hoàn thiện được các phương thức điều trị mới hiệu quả hơn và cách áp dụng các biện pháp điều trị hiện có tốt hơn, Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gìa Hoa kỳ đang tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh viện và trung tâm trên cả nước.

Thử nghiệm lâm sàng là một bước quan trọng trong việc tìm kiếm các phương thức điều trị mới. Trước khi đưa ra khuyến cáo sử dụng bất kỳ một biện pháp điều trị mới nào, các bác sĩ phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá về tinh an toàn và hiệu quả của biện pháp đó đối với người bệnh.

9. Nên ăn và kiêng những thực phẩm nào nếu mắc bệnh?

* Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì?

Với bệnh nhân ung thư nói chung, ung thư tinh hoàn nói riêng việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì, nên ăn gì dưới đây các chuyên gia dinh dưỡng Khương Trung sẽ tư vấn cụ thể rõ hơn vấn đề này cho các bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn.

Bệnh ung thư tinh hoàn là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó nam giới trẻ tuổi, trẻ nhỏ có nguy cơ cao hơn. Cho tới nay nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ chưa được giải đáp chính xác. Các nghiên cứu về căn bệnh này của các nhà khoa học cũng chỉ tìm ra các yếu tố nguy cơ mắc bện như: người có tinh hoàn ẩn, liên quan tới yếu tố tiền sử gia đình, tuổi tác, chủng tộc, chấn thương nặng cho tai nạn.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn chính phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Liên quan tới vấn đề dinh dưỡng, ung thư tinh hoàn kiêng ăn gì trong, sau điều trị các chuyên gia dinh dưỡng cho biết có thể tham khảo như sau:
+ Kiêng bia, rượu, các đồ ngọt có gas.
+ Nên kiêng đồ ăn chiên xào, dầu mỡ, đồ cay nóng.
+ Không nên ăn thịt dê, thịt cừu, thịt chó.
+ Trong thực đơn không nên có các thực phẩm khó tiêu.
+ Kiêng hoạt động tình dục trong thời gian điều trị.

* Ung thư tinh hoàn nên ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm cần phải kiêng, khi mắc ung thư tinh hoàn cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe điều này có ý nghĩa quan trọng giúp cơ thể sớm phục hồi sức khỏe.
+ Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thức ăn dễ nuốt, dễ ăn.

+ Tăng cường các loại thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao, thực phẩm nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, nhóm thực phẩm có hàm lượng chất oxy hóa cao như súp lơ, bắp cải, táo, bơ, quả mâm xôi.

+ Bổ sung đậu côve, bắp cải, đậu tương. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là những loại quả có hàm lượng chất mlipden rất tốt cho sức khỏe người đang mắc ung thư.

Hiện nay ung thư tinh hoàn có thể chữa thành công nếu phát hiện sớm và điều trị tại những bệnh viện lớn, chuyên khoa. Tại Việt Nam có thể tới các bệnh viện công lập như bệnh viện K hoặc các bệnh viện tư nhân lớn chuyên về ung thư.
Để có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, hỗ trợ tốt nhất cho việc chữa bệnh bệnh nhân mắc ung thư tinh hoàn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. Sau khi thăm khám dựa vào tình trạng bệnh lý các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp đạt hiệu quả cao, giúp bảo vệ tính mạng cũng như khả năng sinh sản về sau của phái mạnh.
 

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/blog-suc-khoe/ung-thu-tinh-hoan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-3299.html

Xem thêm: Tái tạo bề mặt da và chăm sóc phục hồi sau điều trị

Rate this post
Exit mobile version