Định nghĩa
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (hay còn gọi là bệnh SIADH) là hội chứng ảnh hưởng tới việc cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể, đặc biệt là natri.
Hormone chống lợi tiểu (ADH) được tiết ra bởi một nhóm tế bào ở vùng đồi dưới não. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với việc cân bằng huyết áp, lượng máu trong cơ thể, và lượng nước trong tế bào bằng cách kiểm soát lượng nước và nồng độ chất thải trong nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể.
ADH ảnh hưởng lên thận và mạch máu. Thận chịu ảnh hưởng của ADH sẽ tích trữ và thẩm thấu nhiều nước hơn, giảm lượng nước bài tiết ra ngoài cơ thể. Vì lượng nước trong nước tiểu ít hơn, nồng độ của nước tiểu sẽ đặc hơn. Mạch máu dưới ảnh hưởng của ADH sẽ hẹp/co lại làm cho huyết áp tăng và cho nước thẩm thấu đến tế bào nhiều hơn.
Lượng ADH quá nhiều dẫn bệnh SIADH. Khi đó, cơ thể không thể thải nước ra ngoài (giữ nước) và nồng độ các khoáng chất trong máu thấp.
Những ai thường mắc phải hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bệnh SIADH hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Bệnh nhân của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp phần lớn là người bị ung thư phổi hoặc có bệnh phổi mãn tính. Ngoài ra các bệnh về tim mạch (như bị huyết áp cao) cũng sẽ tăng nguy cơ bị SIADH.
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (hay còn gọi là bệnh SIADH) là hội chứng ảnh hưởng tới việc cân bằng nước và chất khoáng trong cơ thể, đặc biệt là natri.
Hormone chống lợi tiểu (ADH) được tiết ra bởi một nhóm tế bào ở vùng đồi dưới não. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với việc cân bằng huyết áp, lượng máu trong cơ thể, và lượng nước trong tế bào bằng cách kiểm soát lượng nước và nồng độ chất thải trong nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể.
ADH ảnh hưởng lên thận và mạch máu. Thận chịu ảnh hưởng của ADH sẽ tích trữ và thẩm thấu nhiều nước hơn, giảm lượng nước bài tiết ra ngoài cơ thể. Vì lượng nước trong nước tiểu ít hơn, nồng độ của nước tiểu sẽ đặc hơn. Mạch máu dưới ảnh hưởng của ADH sẽ hẹp/co lại làm cho huyết áp tăng và cho nước thẩm thấu đến tế bào nhiều hơn.
Lượng ADH quá nhiều dẫn bệnh SIADH. Khi đó, cơ thể không thể thải nước ra ngoài (giữ nước) và nồng độ các khoáng chất trong máu thấp.
Những ai thường mắc phải hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bệnh SIADH hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Bệnh nhân của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp phần lớn là người bị ung thư phổi hoặc có bệnh phổi mãn tính. Ngoài ra các bệnh về tim mạch (như bị huyết áp cao) cũng sẽ tăng nguy cơ bị SIADH.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
SIADH giai đoạn đầu không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên càng về sau, bệnh nặng lên sẽ thể hiện các triệu chứng tùy vào mỗi người. Đó có thể là:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Chuột rút hoặc run tay, chân;
- Tâm trạng chán nản, suy giảm trí nhớ;
- Khó chịu;
- Thay đổi nhân cách, chẳng hạn như sức chiến đấu, sự nhầm lẫn và ảo giác;
- Động kinh, trong một số trường hợp có thể gây ra hôn mê.
Nếu vì lý do nào đó, lượng natri trong cơ thể thấp hay giảm nhanh, người bệnh sẽ có những triệu chứng ở mức độ nặng hơn.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng của bệnh dễ có thể nhầm lẫn sang các loại bệnh khác. Nếu bạn nghi ngờ mình bị SIADH, hãy đi khám bác sĩ để xác định và chữa trị sớm. Đặc biệt là khi cảm thấy suy giảm trí nhớ và bị động kinh, hoặc bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày như làm cho bạn cảm thấy yếu hoặc vô cùng mệt mỏi thường xuyên.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
SIADH giai đoạn đầu không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên càng về sau, bệnh nặng lên sẽ thể hiện các triệu chứng tùy vào mỗi người. Đó có thể là:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa;
- Chuột rút hoặc run tay, chân;
- Tâm trạng chán nản, suy giảm trí nhớ;
- Khó chịu;
- Thay đổi nhân cách, chẳng hạn như sức chiến đấu, sự nhầm lẫn và ảo giác;
- Động kinh, trong một số trường hợp có thể gây ra hôn mê.
Nếu vì lý do nào đó, lượng natri trong cơ thể thấp hay giảm nhanh, người bệnh sẽ có những triệu chứng ở mức độ nặng hơn.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng của bệnh dễ có thể nhầm lẫn sang các loại bệnh khác. Nếu bạn nghi ngờ mình bị SIADH, hãy đi khám bác sĩ để xác định và chữa trị sớm. Đặc biệt là khi cảm thấy suy giảm trí nhớ và bị động kinh, hoặc bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày như làm cho bạn cảm thấy yếu hoặc vô cùng mệt mỏi thường xuyên.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp bao gồm nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp nhất là do ảnh hưởng từ vùng dưới đồi của não, có chức năng tạo ra hormone ADH.
Một số loại u ác tính chẳng hạn như ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính khiến cơ thể sản xuất nhiều ADH. Những bệnh liên quan đến tim mạch như huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây ra SIADH.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH) là gì?
Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp bao gồm nhiều lý do khác nhau. Nguyên nhân trực tiếp nhất là do ảnh hưởng từ vùng dưới đồi của não, có chức năng tạo ra hormone ADH.
Một số loại u ác tính chẳng hạn như ung thư phổi và bệnh phổi mãn tính khiến cơ thể sản xuất nhiều ADH. Những bệnh liên quan đến tim mạch như huyết áp cao cũng là nguyên nhân gây ra SIADH.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bệnh có liên quan đến lượng nước và natri trong cơ thể. Nếu một trong hai hoặc cả hai yếu tố mất cân bằng, có thể làm tăng nguy cơ bị SIADH. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Có nồng độ natri trong máu rất thấp;
- Đang phẫu thuật hoặc đang được điều trị khối u não;
- Bị rối loạn tự miễn, bệnh ung thư phổi, hoặc các bệnh mãn tính khác;
- Viêm màng não;
- Chấn thương vùng đàu và chấn thương sọ não.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bệnh có liên quan đến lượng nước và natri trong cơ thể. Nếu một trong hai hoặc cả hai yếu tố mất cân bằng, có thể làm tăng nguy cơ bị SIADH. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Có nồng độ natri trong máu rất thấp;
- Đang phẫu thuật hoặc đang được điều trị khối u não;
- Bị rối loạn tự miễn, bệnh ung thư phổi, hoặc các bệnh mãn tính khác;
- Viêm màng não;
- Chấn thương vùng đàu và chấn thương sọ não.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây tăng tiết ADH.
Hạn chế uống nhiều nước khi bị bệnh, giúp mức natri trong máu cân bằng lại bình thường. Lượng nước mà bạn được phép uống tối đa chỉ nhiều hơn một chút lượng nước tiểu của bạn. Bạn cần đo lượng natri trong máu thường xuyên để đảm bảo rằng việc hạn chế nước này có hiệu quả.
Bạn có thể cần dùng một loại thuốc đối kháng ADH tên là demeclocycline. Trong tình huống khẩn cấp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide để giúp bạn dễ chịu hơn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Các bác sĩ thực hiện chẩn đoán SIADH qua xét nghiệm máu và nước tiểu để xem liệu cơ thể chứa quá nhiều nước hay quá ít natri không. Các nguyên nhân khác gây tụt natri như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hay suy thượng thận phải được điều trị nếu SIADH được chẩn đoán.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp có thể được chữa khỏi bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây tăng tiết ADH.
Hạn chế uống nhiều nước khi bị bệnh, giúp mức natri trong máu cân bằng lại bình thường. Lượng nước mà bạn được phép uống tối đa chỉ nhiều hơn một chút lượng nước tiểu của bạn. Bạn cần đo lượng natri trong máu thường xuyên để đảm bảo rằng việc hạn chế nước này có hiệu quả.
Bạn có thể cần dùng một loại thuốc đối kháng ADH tên là demeclocycline. Trong tình huống khẩn cấp, bác sĩ có thể chỉ định thuốc lợi tiểu mạnh như furosemide để giúp bạn dễ chịu hơn.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Các bác sĩ thực hiện chẩn đoán SIADH qua xét nghiệm máu và nước tiểu để xem liệu cơ thể chứa quá nhiều nước hay quá ít natri không. Các nguyên nhân khác gây tụt natri như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hay suy thượng thận phải được điều trị nếu SIADH được chẩn đoán.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Hạn chế số lượng nước bạn uống;
- Biết được nguyên do khiến bạn mắc chứng SIADH. Nếu bạn điều trị được các nguyên nhân cơ bản, các triệu chứng sẽ tự biến mất;
- Thường xuyên đo lượng natri trong máu;
- Không nên cho rằng bạn mắc SIADH chỉ vì lượng natri trong máu thấp. Bạn cũng cần xem xét các chứng rối loạn khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp (bệnh SIADH)?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Hạn chế số lượng nước bạn uống;
- Biết được nguyên do khiến bạn mắc chứng SIADH. Nếu bạn điều trị được các nguyên nhân cơ bản, các triệu chứng sẽ tự biến mất;
- Thường xuyên đo lượng natri trong máu;
- Không nên cho rằng bạn mắc SIADH chỉ vì lượng natri trong máu thấp. Bạn cũng cần xem xét các chứng rối loạn khác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Viêm xoang gây ho: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị