Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hôi miệng vì dạ dày – Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Hôi miệng dạ dày là tình trạng khiến một người bị hôi miệng kéo dài, mặc dù đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà. Hôi miệng thường không nghiêm trọng nhưng đôi khi tình trạng này cần được chăm sóc và điều trị để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  

Đôi khi một số vấn đề về dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết hôi miệng dạ dày

Hầu hết những người bị hôi miệng vì bệnh lý dạ dày đều do hệ vi sinh vật đường ruột phá vỡ lưu huỳnh tạo ra hơi thở có mùi hôi. Ở một số người mùi hôi có thể trở nên nghiêm trọng dẫn đến buồn nôn. Các nguyên nhân chủ yếu thường bao gồm:

1. Nhiễm khuẩn Hp

Nhiễm vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng dạ dày. Vi khuẩn Hp  là một loại vi khuẩn tồn tại trong hệ vi sinh vật đường ruột. Khi mất cân bằng hệ thống vi sinh vật, vi khuẩn Hp nó có thể gây tổn thương dạ dày và dẫn đến một số bệnh lý và dẫn đến hôi miệng.

Nhiễm trùng vi khuẩn Hp là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến 50% dân số thế giới, phổ biến ở người già và ở những người có điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh.

Các triệu chứng nhiễm khuẩn Hp bao gồm:

2. Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng một người thường xuyên bị trào ngược axit vào thực quản. Bệnh thường gây ra cảm giác nóng rát ở ngực hoặc cổ họng và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Hôi miệng do trào ngược dạ dày thường là do axit dạ dày trộn với thức ăn và vi khuẩn gây ra.

Trào ngược dạ dày gây nóng rát cổ họng, ợ hơi và dẫn đến hôi miệng

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng trào ngược bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, hơi thở và răng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu trào ngược axit nên đến bệnh viện để điều trị phù hợp.

3. Hội chứng SIBO

Hội chứng SIBO hay còn gọi là chứng sình bụng và tiêu chảy kéo dài. Trong hệ thống tiêu hóa, có hàng nghìn tỷ vi khuẩn sống và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa. Tuy nhiên, đôi khi hệ thống vi khuẩn có thể phát triển quá mức, dẫn đến rối loạn gây hội chứng sình bụng và tiêu chảy kéo dài. Hội chứng SIBO có thể dẫn đến việc sản xuất ra một lượng khí thừa và là nguyên nhân chính của chứng hôi miệng.

Các triệu chứng của SIBO bao gồm:

4. Hội chứng ruột kích thích

Tương tự hội chứng SIBO, hội chứng ruột kích thích cũng có thể gây hôi miệng. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn phổ biến của hệ thống tiêu hóa. Thông thường nhất, bệnh nhân sẽ bị đau bụng kéo dài và thay đổi thói quen đại tiện như táo bón, tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa và gây hôi miệng

Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Nếu người bệnh bị hôi miệng kèm ợ hơi, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên của hội chứng ruột kích thích.

5. Bệnh Crohn và bệnh Celiac

Cả bệnh Crohn và Celiac đều có thể hạn chế tiêu hóa, tạo ra một lượng thức ăn thừa không tiêu hóa được trong dạ dày. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tạo ra nhiều Hydrogen Sulfide, gây ra mùi hôi và đôi khi khiến hơi thở có mùi.

Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

6. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày (Gastroparesis) là tình trạng tổn thương đến các dây thần kinh hoặc cơ bắp của dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Bệnh tiểu đường mãn tính có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày (bệnh dạ dày tiểu đường) và gây hôi miệng.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết liệt dạ dày bao gồm:

7. Táo bón

Táo bón gây ra sự tích tụ thức ăn khó tiêu trong ruột. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón xảy ra do ruột kết đã hấp thụ quá nhiều nước từ thức ăn dẫn đến phân khô và khó đi ra khỏi hậu môn. Thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa càng chậm, đại tràng sẽ hấp thụ càng nhiều nước, khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng. Táo bón có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây hôi miệng.

Hôi miệng có thể do bệnh táo bón gây ra

Các triệu chứng chính của táo bón là khó khăn, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc đi đại tiện ít hơn bình thường. Các triệu chứng khác bao gồm:

8. Tắc ruột

Tắc ruột xảy ra khi ruột non hoặc ruột già bị chặn và không thể di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa và đi ra khỏi cơ thể. Khi bị tắc ruột, phân tích tụ trong cơ thể sẽ dẫn đến hơi thở hôi hoặc có mùi như phân. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh thậm chí có thể nôn ra phân.

Một số triệu chứng khác của tắc ruột bao gồm:

Tắc ruột là nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu nghi ngờ tắc ruột hoặc nhận thấy các dấu hiệu tắc ruột, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

9. Hở van dạ dày

Hở van dạ dày thường là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày kéo dài và gây ra chứng hôi miệng nghiêm trọng. Hở van dạ dày khiến thức ăn, dịch tiêu hóa trào lên cổ họng và dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác như loét thực quản, viêm thực quản, hẹp thực quản,…

Hơ van dạ dày có thể dẫn đến hôi miệng kéo dài

Triệu chứng hở van dạ dày phổ biến bao gồm:

Cách trị hôi miệng dạ dày

Có nhiều phương pháp điều trị hôi miệng vì dạ dày, điều quan trọng là xác định được nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị để khắ
c phục hôi miệng từ các bệnh lý dạ dày:

1. Cách điều trị nhanh hôi miệng vì dạ dày

Một số biện pháp tự nhiên có thể khắc phục tình trạng mất cân bằng hệ thống vi sinh vật và cái thiện tình trạng hôi miệng một cách nhanh chóng bao gồm:

2. Điều trị y tế

Hôi miệng vì dạ dày có thể dẫn đến một số rối loạn và ảnh hưởng nhất định. Do đó, người bệnh cần có biện pháp xử lý và điều trị đúng phương pháp. Biện pháp điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa gây hôi miệng phổ biến như sau:

Người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân để có cách khắc phục hôi miệng vì dạ dày hợp lý

Biện pháp cải thiện hôi miệng dạ dày tại nhà

Một số biện pháp cải thiện tình trạng hôi miệng do các bệnh lý đường tiêu hóa bao gồm:

Hôi miệng vì đau dạ dày là tình trạng tương đối phổ biến và có thể dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người bệnh. Do đó, nắm rõ nguyên nhân để có biện pháp cải thiện và điều trị phù hợp. Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không? [Bác sĩ đầu ngành tư vấn A-Z]

Rate this post
Exit mobile version