Hiện nay, phương pháp tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng khá phổ biến do khả năng hồi phục và duy trì hiệu quả ổn định. Bằng cách kết hợp với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể không cần can thiệp phẫu thuật. Trong bài viết sau, tapchidongy.org sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích để bạn đọc tham khảo.
Tác dụng của vật lý trị liệu với bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, nhức nhối, hạn chế vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù liệu pháp vật lý trị liệu không chữa hoàn toàn dứt điểm bệnh nhưng có một số lợi ích cụ thể có thể kể đến như sau:
- Phương pháp an toàn, không xâm lấn, không gây mất máu.
- Giúp tiêu giảm những cơn đau nhức, khó chịu.
- Giải phóng áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép.
- Cơ bắp được tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng vận động hàng ngày.
- Kích thích tuần hoàn, quá trình trao đổi chất, đưa thêm dinh dưỡng và máu đến đĩa đệm bị tổn thương giúp hồi phục nhanh chóng.
- Đối với trường hợp hậu phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ rút ngắn thời gian phục hồi, sớm ổn định cột sống.
Phương pháp tập vật lý trị liệu cho người bị thoát vị đĩa đệm
Nhìn chung, vật lý trị liệu thường được chia theo hai dạng:
- Dạng chủ động: Người bệnh trực tiếp thực hiện một số động tác thể dục nhẹ nhàng, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh.
- Dạng bị động: Hình thức này cần người khác tác động vào người bệnh thông qua châm cứu, bấm huyệt, massage, chườm nóng/lạnh, kéo giãn cột sống,…
Những phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng hiện nay bao gồm:
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt là phương pháp tác động trực tiếp vào các huyệt đạo để giảm đau, giãn cơ, khai thông khí huyết.
Tuy nhiên, thực hiện cách này cần đến cơ sở uy tín bởi đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao. Trường hợp tác động sai huyệt đạo có thể khiến bao xơ bị rách, tê liệt, teo cơ từ đó khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, không được dùng chung kim châm với người khác dễ mắc bệnh lây nhiễm.
Phương pháp massage
Biện pháp massage điều trị thoát vị đĩa đệm chỉ có thể áp dụng vào giai đoạn nhẹ của bệnh. Trong giai đoạn thoát vị nặng, massage không có hiệu quả thậm chí còn khiến bệnh chuyển biến xấu.
Massage xoa bóp đúng cách giúp giãn mạch, tăng quá trình lưu thông máu và vận chuyển dinh dưỡng đến đĩa đệm tổn thương. Từ đó tiêu viêm, giảm sưng, tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Bệnh nhân lưu ý nên đến những cơ sở y tế uy tín thực hiện phương pháp này để đảm bảo hiệu quả tối đa, không để xảy ra biến chứng xấu.
Kéo giãn giảm áp cột sống bằng máy
Đây là phương pháp dùng lực kéo giãn cột sống hoặc một đoạn cột sống tổn thương theo một lực và thời gian phù hợp.
Tác dụng chính của việc điều trị:
- Kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực chèn ép lên đĩa đệm, giúp nhân nhầy phồng và đàn hồi trở lại, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
- Cơ bắp được thư giãn, tránh tình trạng co cứng, cải thiện khả năng vận động.
Các phương pháp kéo giãn phổ biến như: kéo giãn liên tục, kéo ngắt quãng, kéo điều hòa,…
Tuy nhiên, một số trường hợp chống chỉ định sử dụng máy kéo giãn như:
- Mắc bệnh vùng cột sống: ung thư, viêm tấy, áp xe…
- Hội chứng đau cột sống cấp tính
- Loãng xương mức độ nặng
- Viêm cột sống dính khớp
- Chấn thương khiến đốt sống bị gãy, xẹp lún
- Bệnh liên quan tủy sống và ống sống
- Thoái hóa cột sống có gai xương lớn
- Bệnh nhân đang sốt, huyết áp tăng cao
- Trẻ em và bệnh nhân tâm thần
Phương pháp thủy trị liệu
Phương pháp thủy liệu thường được áp dụng cho những người bị yếu cơ, liệt chi do rễ thần kinh vận động bị tổn thương hoặc chèn ép. Trong môi trường áp lực của nước, trọng lực giảm, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể dễ dàng cử động không đau đớn. Cách này giúp giảm đau, giãn cơ đặc biệt đối với cột sống lưng vô cùng hiệu quả.
Các phương pháp điều trị thủy liệu được sử dụng là:
- Thủy liệu bằng nước lạnh: Bệnh nhân ngâm mình dưới nước nhiệt độ từ 10 – 27 độ C trong vòng 4 giây – 3 phút tùy vào mức độ đau nhức và khả năng chịu đựng của người bệnh. Kết hợp chà xát sẽ giúp cơn đau tiêu giảm nhanh chóng. Lưu ý, người bệnh nên làm ấm người trước khi ngâm và lau khô người ngay khi vừa ngâm mình xong. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng phương pháp này như: người tăng huyết áp, viêm thận, thể trạng yếu, liệt thân, co giật.
- Thủy liệu bằng nước nóng: Bệnh nhân nằm trong bồn nước nhiệt độ khoảng 37-38 độ C trong 20-30 phút kết hợp massage, cử động nhẹ nhàng trong nước. Chú ý để mực nước ngập đến cổ và khi vừa ngâm mình xong cần lau khô ngay. Chống chỉ định với những người: xơ cứng động mạch, động kinh, rối loạn cảm giác nóng lạnh.
- Thủy liệu bằng nước lạnh – nóng xen kẽ: Sử thay đổi nhiệt độ và áp lực của nước giúp người bệnh giảm đau nhức, hồi phục khả năng vận động của cơ bắp. Chuẩn bị 1 bồn nước nóng 40 độ C và 1 bồn nước lạnh 16 độ C. Ngâm mình trong nước nóng 10 phút sau đó ngâm nước lạnh 1 phút. Tiếp theo, lặp lại 3 lần với tỉ lệ 4 phút ngâm nước nóng, 1 phút ngâm nước lạnh. Cuối cùng, ngâm nước nóng khoảng 5 phút. Chống chỉ định với những người bị bệnh: rối loạn thần kinh ngoại vi, đổ mồ hôi tứ chi, viêm khớp, bong gân.
Phương pháp vận động trị liệu
Khi bị thoát vị đĩa đệm, mỗi lần cử động sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, tạo nên tâm lý ngại ngần không muốn tham gia tập luyện thể dục thể thao. Thực tế, các bài tập vận động hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.
Việc tập luyện thường xuyên, đều đặn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu, người bệnh có
thể giảm đau nhức, hồi phục chức năng vận động của cơ bắp, nâng cao sức khỏe toàn diện. Đặc biệt, với những người sau khi phẫu thuật cột sống, tập thể dục có thể rút ngắn quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Một số bài tập vận động đơn giản mọi người có thể tự tập ở nhà:
Bài tập kéo căng gối ngực
- Nằm ngửa trên mặt phẳng giường hoặc thảm tập
- Gập đầu gối trái vào người, dùng 2 bàn tay đan vào nhau, ôm chân kéo sát dần về phía ngực.
- Giữ khoảng 10 giây sau đó thả lỏng về vị trí ban đầu
- Đổi chân, làm liên tục 15 lần mỗi chân. Người bệnh cũng có thể gập cả hai đầu gối và làm tương tự.
Bài tập kéo căng khớp vai
- Đan hai tay vào nhau, vòng ra sau đầu, hai lòng bàn tay hướng về phía đầu.
- Để tay sát đầu và giữ trong vòng 10 giây
- Dần dần đưa tay lên cao, vẫn đan hai bàn tay vào nhau, giữ khoảng 10 giây tiếp
- Thả lỏng về tư thế ban đầu và liên tục lặp lại 5-6 lần
Bài tập cánh tay
- Đứng thẳng, nâng hai cánh tay vuông góc với người, hai bàn tay nắm vào nhau.
- Dùng lực kéo căng tay hết mức nhất có thể
- Giữ trong khoảng 10 giây rồi thả lỏng về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 7- 10 lần để hiệu quả tốt nhất.
Bài tập kéo giãn gân cổ và cẳng chân
- Chuẩn bị một ghế có lưng tựa để hỗ trợ tập luyện
- Hai tay bám vào thành ghế, chân phải co lại từ từ chân trái duỗi thẳng
- Đầu gối phải khuỵu xuống thấp, giữ trong vòng 10 giây thả lỏng về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5-6 lần.
Bài tập đu xà đơn
- Chuẩn bị hai bục cao 5 – 7cm, cách nhau khoảng 60cm
- Đứng lên bục, hai tay bám vào xà. Dùng lực của cánh tay kéo người lên sao cho ngực chạm xà.
- Nâng người lên xuống nhịp nhàng tùy theo sức của mình.
- Khi xuống, đặt hai chân lên bục, từ từ thả lỏng 2 tay xuống.
Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng vật lý trị liệu tại nhà hoặc tới các trung tâm, cơ sở y tế có bác sĩ và chuyên gia trị liệu để được tư vấn, theo sát quá trình trị liệu.
Trong quá trình áp dụng vật lý trị liệu, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
- Vật lý trị liệu không chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm, chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị.
- Phương pháp này dù an toàn, không xâm lấy nhưng hiệu quả quả chậm, không dễ thấy ngay kết quả. Bệnh nhân cần kiên trì một thời gian và thực hiện thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vật lý trị liệu đạt hiệu quả tốt nhất khi áp dụng trong giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình: nhân nhầy chưa thoát ra nhiều chèn lên rễ thần kinh, bao xơ chưa bị rách…
- Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị.
- Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo thêm những bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm nóng giảm đau, sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trong Tây Y hoặc Đông Y… Dù quyết định sử dụng cách nào, bệnh nhân cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước trán
h rủi ro không đáng có xảy ra.
Xem thêm: Tiêu Chảy Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị