Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Khoét chóp cổ tử cung là gì? Khi nào nên thực hiện?

Để chẩn đoán hoặc điều trị ung thư cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là một phương pháp thường được áp dụng. Tuy là một thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Vậy khoét chóp cổ tử cung là gì? Được chỉ định trong các trường hợp nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

I/ Thông tin cần biết về khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung và những thông tin cần biết

Để hiểu rõ hơn về phương pháp LEEP, hãy theo dõi các thông tin trong bài viết dưới đây:

Khoét chóp cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần nằm dưới của hệ sinh dục ở nữ giới. Đây là một bộ phận dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài. Để điều trị tổn thương cổ tử cung, có nhiều phương pháp được áp dụng như: Áp lạnh, đốt lạnh, laser, vòng điện, đốt laser, khoét chóp bằng dao điện… Trong đó kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Vậy khoét chóp cổ tử cung là gì?

Theo các tài liệu y khoa, khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP – loop electrosurgical excision procedure) là một thủ thuật nhằm cắt bỏ phần hình nón của cổ tử cung. Nó được sử dụng để loại bỏ tổn thương ở cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi. Hiện nay, kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Vì nó có ưu điểm là dễ áp dụng, có khả năng cầm máu tốt, giá cả hợp lý. Đồng thời, khoét chóp cổ tử cung còn cho phép lấy được mẫu bệnh phẩm còn nguyên vẹn, phục vụ cho các xét nghiệm mô bệnh học về sau.

Chỉ định

Kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung được áp dụng cho các trường hợp sau:

Thủ thuật LEEP thường được chỉ định để tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm

Qua đó ta thấy mục đích của kỹ thuật này là nhằm chữa trị các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, kể cả ở mức độ nhẹ và nặng của tình trạng loạn sản biểu mô. Bên cạnh đó, nó còn được chỉ định trong các trường hợp cổ tử cung bị tổn thương lành tính như: U xơ cổ tử cung, bị viêm lộ tuyến cổ tử cung đã được điều trị áp lạnh nhưng không hiệu quả, đa polyp cổ tử cung…

Chống chỉ định

Thủ thuật khoét chóp cổ tử cung chống chỉ định cho các trường hợp:

II/ Quy trình thực hiện khoét chóp cổ tử cung

Phương pháp điều trị này được thực hiện như sau:

Chuẩn bị

Các bước tiến hành

Cần trao đổi với các bác sĩ những thông tin cần biết trước khi điều trị

Thủ thuật khoét chóp cổ tử cung được thực hiện như sau:

Lưu ý sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung

Điều trị bằng khoét chóp cổ tử cung có thể gây nhiều biến chứng

Biến chứng

Sau khi được điều trị bằng kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung, bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề như sau:

III/ Khoét chóp cổ tử cung có sinh con được không?

Mang thai sau khoét chóp cổ tử cung cần có sự theo dõi của bác sĩ để bảo đảm an toàn

Kỹ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện thường được chỉ định cho các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.Nếu ca phẫu thuật thành công, các khối u được loại bỏ hoàn toàn, mẫu sinh thiết không còn dấu hiệu tế bào ung thư thì chị em có thể sinh con. Nhưng điều này cần phải được thực hiện trước khi được áp dụng các biện pháp chuyên sâu khác.

Tuy nhiên, nó lại gây ra nguy cơ sinh non, sảy thai rất cao. Theo các thống kê, những người đã từng thực hiện thủ thuật khoét  chóp cổ tử cung bằng vòng điện có nguy cơ sảy thai cao nhất gấp 6 lần người bình thường. Bởi quá trình phẫu thuật sẽ làm cho cổ tử cung không còn được toàn vẹn. Tình trạng này làm cho một lượng lớn các sợi collagen ở cổ tử cung mất đi, giảm khả năng chịu áp lực. Chính vì vậy mà nguy cơ sảy thai hoặc sinh non sẽ cao hơn.

Chưa hết, thủ thuật LEEP sẽ làm cho các tuyến tiết dịch ở cổ tử cung bị mất đi. Trong quá trình mang thai, cổ tử cung không được hình thành dịch nhầy, tăng nguy cơ nhiễm trùng màng ối, ối vỡ non hoặc chuyển dạ sinh non. Đồng thời, các vết sẹo trên cổ tử cung sau mổ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng này.

Qua đó ta thấy mặc dù có thể sinh con sau khi khoét chóp cổ tử cung, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì nếu khi phẫu thuật, bác sĩ cần phải khoét sâu, rộng sẽ gây gây ra các biến chứng khác như suy cổ tử cung, hẹp cổ tử cung… Điều này làm cho tinh trùng khó gặp được trứng để thụ tinh. Chưa kể đến trường hợp chảy máu nặng sau mổ, bệnh nhân được chỉ định cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Nó có thể làm mất đi khả năng mang thai. Đồng thời, cơ thể của chị em cũng sẽ có những thay đổi. Việc cắt bỏ toàn hoàn toàn tử cung khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không còn, cơ thể cũng sẽ bị tăng cân đột ngột.

Khoét chóp cổ tử cung là một phương pháp điều trị ung thư sớm dễ thực hiện, ít xâm lấn. Nhưng khi thực hiện, nó vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng. Chúng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là làm mất hoàn toàn khả năng sinh con. Do đó, nắm rõ các thông tin về thủ thuật này sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc điều trị.

Nguồn: https://ihs.org.vn/khoet-chop-co-tu-cung-17287.html

Xem thêm: Trĩ ngoại độ 3 gây ra biến chứng gì? Có cần phẫu thuật không?

Rate this post
Exit mobile version