Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Có khá nhiều cách chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm. Bệnh nhân có thể dùng thuốc tây, các bài thuốc nam hoặc thuốc Đông y… Tuy nhiên, mỗi cách điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, nắm rõ các thông tin về các cách chữa trào ngược dạ dày dứt điểm dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Chữa dứt điểm trào ngược dạ dày bằng cách nào?

Béo phì, lạm dụng thuốc kháng sinh, hút thuốc lá, chế độ sinh hoạt không điều độ, mắc các vấn đề về dạ dày như thoát vị dạ dày, viêm, xước, hẹp môn vị… là các nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp.

Không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà khi không được chữa trị sớm, bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác như: Viêm loét thực quản, barrett thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,… thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, tìm được một cách chữa bệnh hiệu quả là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng mong muốn. Nhưng nếu chưa biết điều trị bằng cách nào, hãy tham khảo các kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm dưới đây:

Dùng thuốc tây

Điều trị trào ngược bằng thuốc tây là sự lựa chọn của hầu hết bệnh nhân, vì chúng mang lại tác dụng nhanh chóng. Mục đích của việc dùng thuốc là giúp trung hòa lượng acid trong dạ dày, hạn chế sự tiết dịch vị. Đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa triệu chứng, vì vậy mà bệnh nhân sẽ thấy dễ chịu hơn.

Để chữa trào ngược dạ dày thực quản, các loại thuốc tây thường được dùng bao gồm:

Mặc dù chúng thường đem đến hiệu quả tức thời, mau chóng nhưng chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc tây cũng có hạn chế. Chúng thường gây ra nhiều tác dụng phụ, vì thế có thể làm ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về để dùng. Đồng thời, phải uống thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm bằng Đông y

Cách chữa trào ngược dạ dày dứt điểm bằng Đông y được nhiều người áp dụng

Trào ngược dạ dày theo Đông y do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà các bài thuốc được áp dụng cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

*) Trị trào ngược dạ dày do thực phẩm gây kích ứng:

*) Chữa trào ngược dạ dày do bị suy giảm sức khỏe:

Nếu bệnh trào ngược dạ dày khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, mất ngủ, cả thể xác lẫn tinh thần bị suy giảm có thể áp dụng bài thuốc sau:

*) Trào ngược dạ dày gây nôn mửa:

Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, đau vùng thượng vị liên miên, nôn mửa, đầy bụng… Trong trường hợp này, có thể áp dụng bài thuốc sau:

Chữa bệnh bằng Đông y cần phải xác định được nguyên nhân để áp dụng các bài thuốc cho phù hợp

*) Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản do đau vùng thượng vị:

Với những người thường bị đau vùng thượng vị, cơn đau có thể lan đến cả hai mạng sườn. Ngoài ra, họ còn có cảm giác khó chịu, đắng miệng, ợ hơi, hay cáu gắt, nôn chua. Nếu bị nặng, bệnh nhân có thể đau dữ dội từng cơn, cảm thấy nhạt miệng.

Trong trường hợp này, bài thuốc thường được áp dụng bao gồm:

*) Bài thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày:

Nếu gặp phải các triệu chứng như vùng thượng vị đau nhiều, miệng khô, nóng rát, đắng miệng, ợ chua… có thể áp dụng bài thuốc sau:

Áp dụng các bài thuốc theo đúng liệu trình để mang đến hiệu quả tốt

*) Chữa trào ngược dạ dày do căng thẳng thần kinh:

Căng thẳng thần kinh kéo dài khiến cho dạ dày phải trương lực co bóp, đẩy dịch dạ dày lên gây trào ngược. Chính điều này khiến các cơ thắt thực quản trở nên nhạy cảm. Chúng đóng mở thường xuyên khiến dịch vị trào ngược và gây nên các biểu hiện đau rát, ợ nóng, ợ hơi , khó chịu. Vì thế stress kéo dài chính là một trong những yếu tố gây bệnh, cũng là nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày trầm trọng thêm.

Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:

Những bài thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày trên đây thường an toàn, ít gây tác dụng phụ. Vì các nguyên liệu đều bắt nguồn từ thiên nhiên, do đó rất thân thiện với người dùng. Tuy nhiên, chúng lại không mang đến hiệu quả mau chóng như thuốc tây. Chính vì vậy, đòi hỏi bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc thường xuyên và đúng với liệu trình điều trị mà thầy thuốc kê đơn.

Trị trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm bằng thuốc nam

Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây và những bài thuốc Đông y, chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam cũng là cách tốt. Dưới đây là những bài thuốc thường được áp dụng:

*) Gừng và mật ong:

Các bài thuốc nam trị trào ngược dạ dày thường chỉ có tác dụng đối với những người mắc bệnh nhẹ

Gừng có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, đồng thời đem lại hiệu quả tốt trong việc làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Thêm vào đó, trong thành phần của mật ong có chứa nhiều acid amin và vitamin tốt cho sức khỏe. Chưa hết, nó còn giúp các tổn thương trong dạ dày mau chóng được lành lại.

Do đó, kết hợp gừng già và mật ong là kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày dứt điểm đã được áp dụng từ lâu. Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Chuẩn bị 5 củ gừng già, vỏ sần, màu sạm đem gọt vỏ, rửa sạch rồi ép lấy nước. Sau đó, lấy nước cốt gừng cùng với khoảng 2 thìa mật ong cho vào ly nước ấm, khuấy đều lên để uống. Thực hiện liên tục chừng 7 – 10 ngày sẽ thấy chúng mang đến tác dụng tốt.

*) Nghệ vàng chữa trào ngược dạ dày:

Trong nghệ vàng chứa hoạt chất chính là curcumin, có tác dụng kháng viêm. Đồng thời, nó cũng giúp cho vết loét trong niêm mạc dạ dày mau chóng lành lại. Chưa hết, nghệ vàng còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn được hoạt động tốt, ngăn tiết dịch vị acid. Để chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

Lấy 1 thìa tinh bột nghệ cho vào cốc nước nóng, thêm khoảng ¼ thìa hạt tiêu đen vào khuấy đều rồi uống. Kiên trì áp dụng khoảng  1 tuần để thấy được hiệu quả mà bài thuốc đem lại.

Ngoài ra, dùng nghệ kết hợp với mật ong cũng là kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thường được áp dụng. Cách áp dụng cũng tương tự như trên, chỉ có điều bạn thay thế tiêu đen bằng mật ong nguyên chất. Nó cũng sẽ hạn chế đáng kể các triệu chứng bệnh đau dạ dày cho bạn.

*) Chữa bệnh bằng lá tía tô:

Uống nước lá tía tô cũng có thể làm giảm bớt triệu chứng đau dạ dày

Theo các nghiên cứu của nền y học cho thấy, trong thành phần của lá tía tô chứa một lượng lớn tanin và glucosid. Đây đều là các hoạt chất có tác dụng làm liền sẹo, vết loét, giảm quá trình tiết dịch vị trong dạ dày. Vì vậy, dùng lá tía tô bằng cách hãm với nước sôi nóng và uống cũng sẽ khắc phục bớt các triệu chứng khó chịu mà người bệnh đang mắc phải.

Cũng giống như các bài thuốc Đông y, chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam cũng là phương pháp an toàn. Nhưng điểm hạn chế khi điều trị bệnh bằng cách này là chúng không mang lại hiệu quả tức thời mà cần phải áp dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, nó cũng chỉ thường có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Với những người bị nặng ít khi đem lại tác dụng.

Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm bằng diện chẩn

Phương pháp diện chẩn hay phản xạ học đa hệ là cách chữa bệnh được ra đời vào năm 1980. Đặc điểm của cách điều trị này là bác sĩ sẽ chẩn bệnh và chữa bệnh thông qua việc xem xét các dấu hiệu trên khuôn mặt. Theo đó, người thực hiện sẽ dùng que dò để day ấn huyệt phản xạ thần kinh. Cuối cùng, bác sĩ sử dụng ngải cứu hơ nóng để chườm vào các huyệt cần thiết nhằm chữa bệnh.

Đối với việc chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn, các huyệt được tác động bao gồm:

Việc điều trị bệnh bằng diện chẩn cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý đến những địa chỉ thăm khám và điều trị uy tín để bảo đảm an toàn.

Thông tin thêm: Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?

Trên đây là những kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Như đã nói, ở mỗi cách điều trị đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ để tìm được biện pháp phù hợp nhất cho bản thân.

Nguồn: https://ihs.org.vn/kinh-nghiem-chua-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-16233.html

Xem thêm: Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua những đường nào?

Rate this post
Exit mobile version