Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Liệt dây thần kinh số 7: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 là tình trạng rối loạn cảm giác, vận động và bài tiết ở vùng mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ở trung ương hoặc ngoại vi. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ 11/1000 người. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là liệt nửa mặt nguyên phát (liệt Bell) do nhiễm lạnh.

Liệt dây thần kinh số 7 là chứng bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh gì?

Dây thần kinh số 7 (VII) là dây thần kinh hỗn hợp có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi như chức năng phản xạ, dinh dưỡng, thực vật, cảm giác và vận động. Nhân dây thần kinh nằm ở bên trong sọ, sau đó đi qua lỗ tai trong, ống tai trong, phân nhánh cho tuyến lệ, trước lưỡi và tuyến nước bọt mang tai. Nói một cách đơn giản, dây thần kinh số 7 là cơ quan chi phối vận động và cảm giác ở vùng mặt. Mỗi người có hai dây thần kinh số 7, mỗi dây chi phối cho 1 bên mặt.

Liệt dây thần kinh số VII là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến mất vận động một phần hoặc toàn bộ 1 bên mặt. Bệnh lý này được chia thành 2 nhóm với căn nguyên và biểu hiện khác nhau bao gồm liệt nửa mặt trung ương và liệt nửa mặt ngoại vi.

Bệnh liệt dây thần kinh số VII đặc trưng bởi tình trạng méo mặt và hai bên mặt không cân đối. Tuy nhiên về lâu dài, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng khác. Do đó, trang bị những thông tin cần thiết về bệnh lý này sẽ giúp mỗi người biết cách phòng ngừa, phát hiện sớm và chủ động hơn khi thăm khám – điều trị.

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7

Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 được chia thành 2 nhóm là liệt mặt trung ương và liệt nửa mặt ngoại vi. Trong đó, phần lớn bệnh nhân gặp phải tình trạng liệt nửa mặt ngoại vi hay còn gọi là liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.

1. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 trung ương

Như tên gọi, liệt mặt trung ương bắt nguồn từ tổn thương ở vùng bán cầu đại não. Tổn thương ở cơ quan này có thể xảy ra do chấn thương (tụ máu trong não, chấn thương sọ não gây dập não) hoặc do áp xe não, đột qụy não.

Liệt dây thần kinh số 7 ở trung ương biểu hiện là liệt 1/4 ở mặt cùng bên (phần mặt ở phía dưới như má, cằm và miệng). Ngoài ra, tình trạng tổn thương bán cầu đại não còn gây liệt nửa người cùng bên. Trên thực tế, rất ít trường hợp bị liệt dây thần kinh số VII trung ương và tình trạng này chủ yếu xảy ra do đột quỵ.

2. Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số VII ngoại vi

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi là tình trạng phổ biến hơn. Tình trạng này xảy ra khi tổn thương từ nhân dây thần kinh số VII trở ra. Vì phạm vi tổn thương dây thần kinh nhiều hơn nên tình trạng liệt mặt ngoại vi thường biểu hiện bởi hiện tượng liệt toàn bộ nửa mặt cùng bên.

Zona hạch gối là một trong những nguyên nhân phổ biến gây liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi

Đối với trường hợp này, nguyên nhân thường đa dạng hơn bao gồm:

Vì xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nên triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên khá đa dạng. Các biểu hiện đặc trưng có vai trò quan trọng trong xác định nguyên nhân cụ thể.

Triệu chứng nhận biết bệnh liệt dây thần kinh số 7

Thực tế, liệt dây thần kinh số VII phần lớn là hệ quả do ảnh hưởng của chấn thương, một số bệnh lý hoặc xảy ra nguyên phát do liệt Bell (liệt mặt do lạnh). Do đó ngoài liệt mặt, tình trạng này còn đi kèm với khá nhiều triệu chứng khác nhau.

Tương tự như căn nguyên, biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7 cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào liệt nửa mặt trung ương hay liệt nửa mặt ngoại vi.

1. Triệu chứng nhận biết liệt nửa mặt trung ương

Liệt nửa mặt trung ương xảy ra khi tổn thương xuất hiện ở vỏ não đến phần nhân dây t
hần kinh số VII. Tình trạng này đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

Liệt mặt trung ương chỉ gây lệch 1/4 nửa mặt và biểu hiện mờ nhạt hơn so với liệt mặt ngoại vi

Biểu hiện của liệt dây thần kinh số VII trung ương tương đối hạn chế. Tình trạng này có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc để lại di chứng nhưng hầu như không tiến triển thành co cứng cơ ở phần nửa bên mặt bị liệt.

2. Biểu hiện nhận biết liệt dây thần số VII ngoại vi

Liệt dây thần kinh số VII ngoại vi có biểu hiện điển hình hơn so với liệt dây thần kinh số VII trung ương. Ngoài ra, triệu chứng cũng có sự khác biệt tùy theo nguyên nhân cụ thể.

Tình trạng mất cân đối trở nên rõ rệt hơn khi cử động phần mặt và mắt. Lúc này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:

Liệt dây thần kinh số VII ngoại vi khiến bệnh nhân không thể nhe răng, mím môi, chau mày hay phồng má

Đối với liệt dây thần kinh số VII ngoại vi, tiên lượng tương tự như dạng trung ương là có thể chữa khỏi hoặc để lại di chứng. Tuy nhiên với dạng này, trường hợp nặng có thể gây co cứng cơ khiến mặt bị liệt vĩnh viễn.

Ngoài ra tùy theo nguyên nhân cụ thể, liệt dây thần kinh số VII ngoại vi còn có các triệu chứng như:

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Đối với liệt nửa mặt trung ương, tình trạng này có thể điều trị hoàn toàn hoặc để lại di chứng nhưng rất hiếm khi gây co cứng cơ nửa mặt. Các di chứng nặng nề khác cũng có thể xảy ra nhưng thường liên quan đến nguyên nhân, hoàn toàn không do tình trạng liệt nửa mặt gây ra.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ít nguy hiểm hơn do không đe dọa đến tính mạng. Nếu điều trị sớm, tình trạng này hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại di chứng. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan hoặc điều trị không đúng cách, hiện tượng liệt mặt có thể chuyển sang thể liệt cứng.

Liệt dây thần kinh số 7 không được điều trị có thể gây co cứng cơ khiến mặt bị liệt vĩnh viễn

Một số di chứng, biến chứng có thể gặp phải khi bị liệt dây thần kinh số 7:

Nếu được điều trị sớm, liệt dây thần kinh số 7 có thể khỏi sau 2 – 6 tuần và 2 – 3 tháng với những trường hợp bệnh nặng. Đối với những bệnh nhân gặp phải di chứng, cần duy trì các biện pháp phục hồi chức năng lâu dài để cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Đa phần các trường hợp mắc phải chứng bệnh này đều xảy ra do liệt Bell (liệt mặt do lạnh). Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và một số phương pháp từ y học cổ truyền.

1. Sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp được ưa chuộng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7, đặc biệt trong trường hợp xảy ra do viêm nhiễm. Dùng thuốc có thể cải thiện nguyên nhân và tái tạo, phục hồi dây thần kinh bị tổn thương. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, cần sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác.

Sử dụng thuốc Tây là lựa chọn đầu tiên trong điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị liệt dây thần kinh số 7:

Thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 được dùng trong vài tuần đến vài tháng tùy theo từng trường hợp. Trong đó, các loại thuốc chống gốc tự do, tái tạo và bảo vệ dây thần kinh thường được sử dụng dài hạn để giúp dây thần kinh số 7 phục hồi hoàn toàn.

2. Các biện pháp không dùng thuốc

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng do liệt dây thần kinh số 7 gây ra. Ngoài ra, các biện pháp này còn giúp phục hồi vận động và tăng tốc độ phục hồi trong quá trình điều trị.

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần áp dụng thêm một số biện pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7 như điện châm, bấm huyệt, dùng tia hồng ngoại,…

Các biện pháp không dùng thuốc được áp dụng trong điều trị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm:

Với những bệnh nhân đến muộn, đã chuyển sang liệt mặt co cứng và không có đáp ứng khi điều trị, bác sĩ có thể tiêm cồn để hủy dây thần kinh.

3. Điều trị ngoại khoa

Ngoại trừ trường hợp liệt Bell, các bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 khác đều phải kết hợp với điều trị nguyên nhân. Bên cạnh một số biện pháp bảo tồn, một số ít trường hợp có thể phải can thiệp ngoại khoa để cải thiện.

Phẫu thuật được chỉ định trong những trường hợp sau:

Mục đích của phẫu thuật là loại trừ nguyên nhân và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Nhờ vậy, tình trạng liệt dây thần kinh số 7 sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát

Liệt dây thần kinh số 7 rất dễ tái phát – nhất là trong trường liệt nửa mặt nguyên phát và mắc các chứng bệnh về tai mãn tính. Do đó sau khi điều trị, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:

Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông để phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh lý khá phổ biến (chiếm khoảng 11/1000 người). Do đó, mỗi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Trong trường hợp nhận thấy mặt bị lệch, khó cử động và mất cảm giác, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Tham khảo thêm:

  • Suy Nhược Thần Kinh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
  • 16+ Cách Chữa Đau Đầu Hiệu Quả Nhanh Chóng An Toàn

Xem thêm: Bài tập Kegel: 4 điều cực kỳ quan trọng cần biết

Rate this post
Exit mobile version