Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày). Đây là tình trạng cấp tính có mức độ rất nghiêm trọng. Nếu không được cầm máu kịp thời, tình trạng xuất huyết có thể kéo dài gây thiếu máu, hạ huyết áp, suy hô hấp và tử vong.

Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì? Điều trị ra sao?

Đau dạ dày nôn ra máu là bị gì?

Đau dạ dày nôn ra máu là triệu chứng nghiêm trọng đặc trưng bởi cơn đau ở vùng thượng đi kèm với tình trạng nôn mửa ra máu tươi hoặc dịch có màu nâu cà phê. Triệu chứng này là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày).

Xuất huyết dạ dày phát sinh khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét nặng khiến tĩnh mạch bị vỡ và xuất huyết. Chảy máu dạ dày là biến chứng cấp tính có mức độ nghiêm trọng và dễ gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời.

Ngoài triệu chứng đau dạ dày nôn ra máu, xuất huyết dạ dày còn gây mệt mỏi, thiếu máu,…

Ngoài dấu hiệu đau dạ dày nôn ra máu, xuất huyết dạ dày còn biểu hiện thông qua các triệu chứng như:

Xuất huyết dạ dày là biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng đau dạ dày nôn ra máu hoặc đi ngoài có phân đen, da nhợt nhạt, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Nguyên nhân gây đau dạ dày nôn ra máu

Đau dạ dày nôn ra máu thường là biến chứng của loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là hệ quả của việc sử dụng corticoid, NSAID hoặc do một số vấn đề sức khỏe khác.

Các nguyên nhân gây đau dạ dày nôn ra máu, bao gồm:

Lạm dụng kháng sinh và một số thuốc chống viêm là nguyên nhân gây chảy máu dạ dày

Ngoài các nguyên nhân chính, đau dạ dày nôn ra máu còn có khả năng phát sinh do nhiều yếu tố rủi ro như:

>> Xem thêm: Bệnh xuất huyết dạ dày – Nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị

Đau dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Đau dạ dày nôn ra máu là biến chứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Trong trường hợp xuất huyết cấp, bạn có thể bị mất máu nhiều dẫn đến tình trạng suy hô hấp, hạ huyết áp và tử vong.

Với trường hợp xuất huyết nhẹ và dai dẳng, bạn có thể đối mặt với một số biến chứng như thiếu máu, suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, thủng dạ dày…

Xuất huyết dạ dày kéo dài có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể và tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Chính vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu chảy máu dạ dày, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tiến hành cầm máu trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ trong việc thăm khám có thể làm tăng lượng máu bị thất thoát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chẩn đoán đau dạ dày nôn ra máu

Để chắc chắn triệu chứng đau dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh lý (có bị viêm loét dạ dày hay không, tiền sử xuất huyết dạ dày,…) và chỉ định các biện pháp chẩn đoán sau:

Điều trị chứng đau dạ dày nôn mửa ra máu

Điều trị đau dạ dày nôn ra máu cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất nhằm bảo tồn tính mạng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

1. Điều trị ban đầu

Sau khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được truyền dịch qua đường tĩnh mạch nhằm cân bằng điện giải và hạn chế tình trạng hạ huyết áp quá mức. Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành truyền máu và thực hiện các biện pháp hồi sức.

Sau khi tình trạng đã ổn định, bệnh nhân sẽ được nội soi nhằm chẩn đoán và điều trị. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiêm các chất hỗ trợ đông máu vào vị trí xuất huyết hoặc sử dụng tiêm kẹp mạch máu tổn thương, sử dụng đầu dò nhiệt, tia laser hoặc đốt điện để cầm máu.

Điều trị ban đầu đối với xuất huyết dạ dày là nội soi nhằm cầm máu và chẩn đoán

Tuy nhiên trong những trường hợp xuất huyết dạ dày không có đáp ứng với nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp chẩn đoán khác. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ buộc phải phẫu thuật mở nhằm xác định nguyên nhân xuất huyết và tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.

>> Thông tin hữu ích: Chuyên gia tư vấn cách “đánh bay” xuất huyết dạ dày phòng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng

2. Điều trị tiếp theo

Sau khi ổ xuất huyết được kiểm soát, bác sĩ có thể yêu cầu bạn điều trị các nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP và u lành tính/ ung thư dạ dày.

Cần tích cực điều trị bệnh lý nguyên nhân nhằm hạn chế tình trạng đau dạ dày nôn ra máu tái phát

Tìm hiểu thêm:

  •  Xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì?

  • Không còn mất thời gian đun sắc với bài thuốc Sơ can Bình vị tán trị xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa triệu chứng đau dạ dày nôn ra máu

Đau dạ dày nôn ra máu là tình trạng cấp tính có tiến triển nhanh chóng và mức độ nghiêm trọng. Do đó sau quá trình điều trị, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

Nên phối hợp việc dùng thuốc với các biện pháp tự nhiên (nghệ, lá khôi, chè dây…)

Để giải quyết triệt để tình trạng này, người bệnh tốt nhất nên sớm tìm bài thuốc đặc trị. Một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả tận gốc mà nhiều chuyên gia vẫn khuyên dùng và áp dụng là Đông y.

Chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt giới thiệu bài thuốc Đông y là “giải pháp  vàng” trong điều trị các chứng đau dạ dày

>> Xem thêm: 

  • Bóc tách bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán – bài thuốc giúp NSND Trần Nhượng thoát khỏi nỗi đau dạ dày trào ngược nhiều năm
  • Người đưa tin: Thực hư hiệu quả “thần kỳ” bài thuốc chữa dạ dày của trung tâm Thuốc Dân Tộc

Đau dạ dày nôn ra máu là triệu chứng đặc trưng của xuất huyết dạ dày. Do đó ngay khi nhận thấy triệu chứng này, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị trong thời gian sớm nhất.

 

Xem thêm: Ăn dứa tốt cho bệnh gout nhưng bao nhiêu là đủ?

Rate this post
Exit mobile version