Tức ngực khó thở là biểu hiện bất thường của cơ thể, có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Để giải quyết tình trạng này, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây chính xác, sau đó thực hiện điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần có biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát.
Tức ngực khó thở xuất hiện khi nào?
Tức ngực khó thở là “điềm báo” của nhiều căn bệnh nguy hiểm, đối tượng có triệu chứng này không được chủ quan mà cần có biện pháp xử lý ngay. Nếu trong trường hợp đau tức ngực theo cơn và có tần suất xuất hiện thấp (thi thoảng) thì không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu biểu hiện này thường xuyên thấy và kéo dài thì nên được thăm khám và điều trị ngay. Bởi đây có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác.
Bệnh tim mạch
Bệnh lý về tim mạch thường là nguyên nhân gây ra tình trạng tức ngực khó thở, trong đó nguy hiểm nhất là: Bệnh mạch vành và rách động mạch chủ.
Bệnh mạch vành xuất hiện khi có những mảng xơ vữa bám vào lòng động mạch và gây khó khăn cho việc lưu thông máu. Từ đó, các tổ chức tế bào không được cung cấp oxy đầy đủ và dẫn tới đau nhói tim và tức ngực khó thở.
Bệnh lý rách động mạch chủ tạo cơ hội cho máu len lỏi vào tế bào và gây mất máu cục bộ, nếu không được phát hiện sớm sẽ bị vỡ động mạch và dẫn tới tình trạng suy tim nhanh chóng. Đây cũng là thể bệnh rất nguy hiểm và có nguy cơ cao khiến bệnh nhân tử vong
Bệnh về phổi
Các bệnh lý nói chung về phổi như: Viêm màng phổi, u phổi hoặc tràn khí cũng có thể là nguyên nhân gây tức ngực khó thở. Bởi vì cơ quan này là nơi chứa khí oxy và trung chuyển đến cơ quan, khi bị tổn thương sẽ bị chèn ép và gây khó thở. Đồng thời dòng máu không có oxy sẽ khiến cơ thể mất dần nguyên liệu sống và có thể khiến bệnh nhân bị bất tỉnh.
Bệnh lý thành ngực
Các bệnh lý thành ngực liên quan đến chấn thương sẽ tác động trực tiếp lên mô mềm bên trong, chủ yếu gặp ở đối tượng bệnh nhân bị va chạm trong tai nạn giao thông. Đối với trường hợp này, bệnh nhân cần được hồi sức cấp cứu nhanh chóng và có thể phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa ngay khi được đưa vào viện.
Một số bệnh lý khác
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới tức ngực khó thở đó là: Trào ngược dạ dày thực quản, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…
Khi có biểu hiện tức ngực khó thở kéo dài, người bệnh cần chủ động thăm khám và kiểm tra chức toàn bộ chức năng cơ thể để xác định nguyên nhân. Đồng thời cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần điều trị để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt.
Những triệu chứng tức ngực khó thở đi kèm
Những triệu chứng kèm theo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cũng chính nhờ những biểu hiện này mà bác sĩ sẽ thực hiện phác đồ điều trị riêng biệt cho mỗi bệnh nhân.
- Đau tức ngực khó thở kèm theo buồn nôn, rát cổ họng và ho khan nhiều về ban đêm thường xuất hiện trong bệnh lý đau thượng vị– thực quản.
- Tức ngực khó thở, khó tiêu, buồn nôn có thể là biểu hiện của bệnh lý đường hô hấp (liên quan đến phổi).
- Khó thở, tức ngực thi thoảng và kèm theo ho có đờm bất chợt gặp ở bệnh nhân bị cảm cúm. Tình trạng này thường nhanh chóng hồi phục sau vài ngày điều trị.
- Tức ngực và chỉ đau khi nuốt thức ăn là biểu hiện thường gặp khi bệnh nhân bị viêm/ung thư thực quản.
Chẩn đoán và cách điều trị khi bị đau tức ngực khó thở
Để điều trị dứt điểm tình trạng đau thắt ngực thì trước hết bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Quá trình điều trị sau đó sẽ thực hiện theo chỉ định chỉ bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán
Quy trình chẩn đoán bệnh lý nguyên nhân gây tức ngực khó thở thực hiện như sau:
- Thăm khám tại chỗ: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng hiện tại của bệnh nhân, đồng thời trao đổi về độ khó chịu mà người bệnh đang phải chịu. Để loại trừ những yếu tố khách quan, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh và các dòng thuốc đang dùng.
- Xét nghiệm máu: Sau khi đã kiểm tra tại chỗ và điền thông tin chi tiết vào y bạ thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm yếu tố thất thường thông qua chỉ số thành phần.
- Nội soi dạ dày – thực quản: Nội soi dạ dày thực quản được thực hiện khi bệnh nhân thường xuyên bị tức đau ngực khó thở và có tiền sử bệnh đường tiêu hóa trước đó.
- Chụp x quang/cắt lớp CT: Chụp x quang/cắt lớp CT được chỉ định khi bác sĩ nhận thấy có tổn thương bên trong cơ thể. Việc làm này sẽ đánh giá được vị trí đau chính xác cũng như mức độ chấn thương.
- Kết luận bệnh: Sau khi thu được những kết quả cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về căn nguyên bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Điều trị tức ngực khó thở bằng mẹo dân gian là biện pháp hỗ trợ hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, được sử dụng phối hợp với bài thuốc Đông y hoặc điều trị Tây y. Tuy nhiên, không thể sử dụng phương pháp này thay cho phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Ngậm gừng tươi
Gừng tươi hay còn gọi là sinh khương, có vị cay và tính ấm, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Nam chữa dạ dày, tức ngực, khó thở,… rất hiệu quả. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau ngực khó thở nhẹ và có kèm theo ho thì có thể dùng gừng để ngâm.
Thành phần: Gừng tươi 1kg, đường 2kg.
Thực hiện và sử dụng:
- Gừng tươi cắt bỏ phần rễ nhỏ xung quanh, sau đó nạo vỏ và thái thành những lát thật mỏng.
- Đường được hòa tan sẵn vào một cái bát, sau đó cho gừng vào và ngâm khoảng 1 ngày.
- Sau đó cho gừng vào chảo và đảo đều đến khi có lớp đường trên bề mặt thì dừng.
- Mỗi lần cảm thấy khó thở, đau ngực và ho thì ngậm gừng đã chế biến như trên.
Uống cà phê đen
Cà phê đen có chứa hàm lượng cao cafein, đây là hoạt chất có tác dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh trung ương, dẫn tới giãn nở mạch máu và hạ huyết áp. Đồng thời sẽ giảm tình trạng khó thở và giảm đau do kiểm soát dòng máu lưu thông.
Thành phần: Cà phê đen 100g, sữa tươi 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Chọn vị cà phê đen mà bạn thích, sau đó cho vào dụng cụ lọc cà phê rồi đổ một chút nước nóng vào.
- Đến khi cà phê nở ra và trải đều bề mặt thì cho thêm nước sôi vào đến đầy, đậy nắp bên trên.
- Đợi cà phê được lọc qua phin đến hết rồi cho thêm một chút sữa (tùy khẩu bị), khuấy đều và uống trực tiếp.
- Lưu ý, chỉ nên dùng lượng vừa phải, nếu không sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.
Đông y chữa tức ngực khó thở
Điều trị Đông y khi bệnh nhân bị tức ngực khó thở có thể sử dụng dạng thuốc uống và biện pháp trị liệu đều mang lại hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này chỉ thích hợp với bệnh nhân bị thể trạng nhẹ đến trung bình, không nên áp dụng với trường hợp cấp tính hoặc đang nguy kịch. Bởi vì nếu dùng có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh nhân.
Bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y kết hợp các vị thuốc cổ truyền theo nguyên tắc hỗ trợ lẫn nhau trong điều trị, do vậy thường không gây tác dụng phụ và an toàn với bệnh nhân. Người bệnh bị tức ngực khó thở có thể lựa chọn một trong các bài thuốc dưới đây để sử dụng.
Bài thuốc 1
Thành phần: Đan sâm, hoàng kỳ, đương quy, liên nhục, đại táo, hà thủ ô, xuyên khung, cát căn, chích thảo, hắc táo nhân,
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị bài thuốc theo liều lượng chính xác, sau đó tiến hành sắc thuốc.
- Mỗi ngày chỉ dùng một thang thuốc và sắc 3 lần liên tục. Sau đó phân liều uống cho bệnh nhân vào sáng, trưa và tối.
- Bài thuốc này có công dụng: Lưu thông khí huyết (giảm đau), dưỡng tâm an thần và thư giãn đầu óc. Bệnh nhân bị tức ngực khó thở nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 14 ngày thì sẽ thất thuyên giảm triệu chứng.
Bài thuốc 2
Thành phần: Phòng sâm, xuyên khung, hắc táo nhân, thổ phục linh, tô mộc, ngải diệp, đan sâm, thục địa, bạch thược, viễn chí, kê huyết đằng, ích mẫu.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị bài th
uốc theo hàm lượng được kê sẵn rồi thực hiện sắc thuốc trong 30 phút. - Lượng thuốc thu được chia thành 3 phần bằng nhau, cho người bệnh dùng vào 3 thời điểm trong ngày để đảm bảo hiệu quả.
Bài thuốc 3
Thành phần: Hoài sơn, ích mẫu, nga truật, cát căn, trần bì, thảo quyết minh, đại táo, liên nhục, biển đậu, kê huyết đằng, hương phụ, đan sâm, viễn chí, cam thảo.
Thực hiện và sử dụng:
- Thực hiện sắc thuốc cũng 6 bát nước trắng, sau khi đun đến cạn còn 3 bát thuốc thì dừng.
- Chia thang thuốc thành 3 phần, để bệnh nhân uống nóng sẽ tốt hơn.
Trị liệu Đông y
Các biện pháp trị liệu trong Đông y thường được dùng như: Diện chẩn, châm cứu, bấm huyệt. Đây là các biện pháp tác động trực tiếp vào các huyệt vị trong cơ thể với mục đích lưu thông khí huyết, đồng thời giảm đau và triệu chứng khó thở cho bệnh nhân.
Biện pháp điều trị bằng Tây y
Điều trị tức ngực khó thở trong Tây y được phân thành hai nhánh: Điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tùy vào mức độ bệnh nhân đang gặp phải mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.
Điều trị nội khoa
Dưới đây là những dòng thuốc thường được dùng trong điều trị nội khoa:
- Nhóm thuốc nitrat như: Glyceryl trinitrat, isosorbid mononitrat, isosorbid dinitrat…có tác dụng giãn mạch và tăng lưu lượng tuần hoàn máu, từ đó giảm tình trạng đau thắt ngực khó chịu. Bệnh nhân thường sử dụng dạng viên ngậm dưới lưỡi để làm giảm nhanh triệu chứng trong trường hợp cấp tính.
- Thuốc nhóm statin bao gồm: Lovastatin, atorvastatin, simvastatin…có tác dụng giảm nồng độ cholesterol, đồng thời ngăn cản quá trình xơ vữa động mạch. Đây là thuốc điều trị tức ngực khó thở do bệnh lý tim mạch gây ra.
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu như: Aspirin, ticagrelor, clopidogrel,…có tác dụng ngăn chặn sự hình thành của cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
- Thuốc ức chế thụ cảm beta như: Atenolol, bisoprolol, propranolol…được dùng với mục đích cải thiện nhịp tim, giãn mạch máy và bảo vệ cơ tim. Từ đó giảm nguy cơ tức ngực khó thở về sau.
- Thuốc ức chế men chuyển ACE: Enalapril, captopril,…có tác dụng tăng lưu thông máu do giãn mạch máu, thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi người bệnh có tình trạng cấp tính hoặc chấn thương, thường được tiên lượng xấu ngay khi nhập viện. Trong những trường hợp sau cần thực hiện phẫu thuật ngay:
- Chấn thương lồng ngực do tai nạn hoặc va chạm trong quá trình làm việc.
- Tắc nghẽn động mạch vành kèm theo cục máu đông.
- Động mạch bị rách lan rộng và có nguy cơ vỡ.
- Đối với những bệnh nhân này, nhân viên y tế có thể thực hiện: Mổ mở, đặt stent, cấy ghép tạng…và một số hình thức khác.
Lưu ý để phòng tránh tức ngực khó thở gây bệnh
Tức ngực khó thở là biến chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, để phòng tránh tình trạng này chúng ta cần:
- Kiểm tra sức khỏe ngay khi thấy biểu hiện bất thường, thường xuyên trao đổi với bác sĩ để nhận được hỗ trợ khi mắc bệnh.
- Vận động thể thao đúng cách và thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
- Quan tâm đến dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm cần thiết và cân đối các nhóm chất: Tinh bột, chất béo, protein, chất xơ và khoáng chất trong mỗi bữa ăn.
- Tránh xa chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tức ngực khó thở.
- Uống nước đủ 2 lít/ngày để đảm bảo chức năng chuyển hóa và thải trừ của cơ thể.
- Luôn có suy nghĩ tích cực, nói chuyện với người thân khi cảm thấy stress hoặc áp lực trong cuộc sống để được giải tỏa.
- Cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh để cơ thể bị quá tải.
Tức ngực khó thở do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp để giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng này.