Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Tại Việt Nam, căn bệnh này ngày càng có xu hướng tăng cao. Nếu không được can thiệp điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra một số bệnh lý như đau đầu, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tim mạch, đột quỵ, trầm cảm… 

Mất ngủ kinh niên là một dạng rối loạn giấc ngủ mạn tính có tỷ lệ mắc cao

Mất ngủ kinh niên là bệnh gì?

Ngủ chiếm 1/3 cuộc đời con người và giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng để có một sức khỏe dồi dào, khỏe mạnh. Chính vì vậy, bất kỳ một nguyên nhân nào không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ sẽ ngay lập tức khiến các hoạt động trong cơ thể bị ảnh hưởng, rối loạn dẫn đến suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trong đó, mất ngủ kinh niên là một trong những dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Đây là hiện tượng mất ngủ, khó ngủ với tần suất thường xuyên, thậm chí mỗi đêm và dai dẳng, kéo dài trong vòng 1 tháng trở lên hoặc thậm chí trong nhiều năm liền. Mất ngủ kinh niên được xem là một căn bệnh mãn tính nên cần được điều trị chuyên sâu, nếu không sẽ rất nguy hiểm, gây ra các biến chứng về sức khỏe và tâm lý.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ngày càng có xu hướng tăng cao, chiếm khoảng 10 – 20%. Các chuyên gia cũng cho biết, chứng rối loạn giấc ngủ này có liên quan mật thiết đến các yếu tố đặc thù như giới tính, độ tuổi, tính chất công việc… Cụ thể như sau:

Tuổi tác cao là nguyên nhân hàng đây gây ra chứng mất ngủ mãn tính

Triệu chứng và biểu hiện của chứng mất ngủ kinh niên

Tương tự như những dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến khác, người bệnh mất ngủ kinh niên sẽ phải đối mặt với một số biểu hiện đặc trưng sau:

Mất ngủ kinh niên khiến người bệnh mệt mỏi vì thao thức khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ giật mình…

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên

Những nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên rất đa dạng, có những nguyên nhân phổ biến và có nguyên nhân ít người biết đến. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau đây:

1. Do mắc một số bệnh lý liên quan

Trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc giữa đêm… do mất ngủ kinh niên có thể xảy ra do
một số nguyên nhân sau đây:

2. Do chế độ sinh hoạt kém khoa học

Ngoài các bệnh lý liên quan gây mất ngủ kinh niên, căn bệnh này còn có thể được hình thành từ các yếu tố nguy cơ, môi trường sinh hoạt hằng ngày kém khoa học. Cụ thể một vài nguyên nhân chủ yếu là:

Thức khuya sử dụng thiết bị điện tử là thói quen có hại dẫn đến mất ngủ kinh niên

3. Một số nguyên nhân khác

Bị mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

Những ảnh hưởng tiêu cực của chứng mất ngủ kinh niên đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Đối với những người lớn tuổi, khi mắc chứng bệnh này sẽ gây suy nhược cơ thể rất nhanh, tinh thần suy sụp, kéo theo nhiều bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp, tiểu đường…

Còn với những người trẻ tuổi bị mất ngủ kinh niên thường làm giảm sút tinh thần, người bệnh mất đi sự linh hoạt, năng động vốn có và ảnh hưởng đến cả vẻ đẹp thẩm mỹ trên cơ thể. Cụ thể một số tác hại nguy hiểm của chứng bệnh này đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh như:

Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn liên tục và tần suất quá thường xuyên, ngủ không ngon, chập chờn khiến quá trình xử lý glucose và sử dụng năng lượng của cơ thể bị thay đổi. Tình trạng này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Theo đó, những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ đêm thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp 3 lần so với những người bình thường.

Các chuyên gia đã đưa ra thông tin về sự liên quan giữa chứng mất ngủ kinh niên với tình trạng gia tăng nồng độ huyết áp, tăng nhịp tim và một số hoạt chất chất có liên quan gây viêm. Chính vì vậy, những người ngủ ít hoặc mất ngủ trong thời gian dài thường có nguy cơ mắc một số bệnh lý tim mạch cao hơn 48% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, mất ngủ kinh niên còn làm tăng nguy cơ đột quỵ cực kỳ nguy hiểm.

Thiếu ngủ trầm trọng, mất ngủ kinh niên vài tháng trở lên chính là một trong những nguyên nhân gây phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó làm giảm sự hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên. Đặc biệt, mắc chứng bệnh này cò
n làm tăng 36% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Theo một thống kê cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày sẽ tăng thêm 50% nguy cơ mắc bệnh béo phì. Lý giải tình trạng này là do sự giảm sút của hoạt chất leptin (một chất đảm nhiệm chức năng tạo cảm giác no) và tăng nồng độ hormone ghrelin (chất làm kích thích cơn đói) khi bị thiếu ngủ. Vì vậy, hầu hết những người khi bị mất ngủ thường có cảm giác thèm ăn thức ăn mặn và ngọt.

Mất ngủ làm tăng cảm giác đói, tăng nguy cơ thừa cân béo phì

Đây chính là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những người mắc chứng mất ngủ kinh niên. Điều này rất dễ hiểu vì sau một đêm thiếu ngủ, ngủ chập chờn sẽ khiến bạn trông cực kỳ ủ rủ, uể oải, không có sức sống, kéo theo đó là tình trạng cáu kỉnh, khó chịu với mọi thú xung quanh. Thậm chí, có những người mất ngủ kinh niên có thể dẫn đến một vài rối loạn tâm lý, tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ…

Đối với nữ giới bị mắc chứng mất ngủ mãn tính là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh ra hàm lượng lớn hormone melatonin. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của một số khối u ung thư, đặc biệt là ung thư vú.

Thiếu ngủ trong thời gian dài, chất lượng giấc ngủ bị giảm sút làm ức chế sự sản sinh của hormone sinh sản. Đối với nam giới, mất ngủ làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, còn đối với nữ giới mất ngủ kinh niên dễ gây rối loạn nội tiết tố, giảm chất lượng trứng. Từ đó, khiến cho quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn.

Mất ngủ kinh niên cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh mệt mỏi, giảm tập trung, tinh thần kém minh mẫn, giảm hiệu suất công việc, học tập, thậm chí tình trạng vật vờ vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy còn làm tăng nguy cơ gặp phải tai nạn giao thông.

Biện pháp chẩn đoán mất ngủ kinh niên phổ biến hiện nay

Khi bắt đầu có dấu hiệu mất ngủ, tần suất ngày càng tăng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.

Thông thường, để đánh giá mức độ mất ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác một số vấn đề bệnh sử cũng như triệu chứng đang có. Trong vài trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu ghi chép lại nhật ký chu trình thức – ngủ hằng ngày cũng như trạng thái cơ thể sau khi thức dậy…

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như đo điện não (EEG) để có những cơ sở dữ liệu chính xác kết luận chẩn đoán có phải suy nhược thần kinh gây mất ngủ kinh niên hay không.

Làm sao để chữa trị tình trạng mất ngủ kinh niên?

Mất ngủ kinh niên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần giảm sút mà về lâu dài còn biến chứng thành nhiều bệnh khác tiêu cực và nguy hiểm hơn. Vì vậy, người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu hoặc hỗ trợ giấc ngủ theo phác đồ càng sớm càng tốt.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây được xem là “vị cứu tinh” của những người mắc bệnh mất ngủ kinh niên, nhờ tác dụng an thần mạnh để tìm lại giấc ngủ ngon. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp với nhu cầu sử dụng thuốc của mỗi người bệnh. Có thể kể đến như:

Các loại thuốc ngủ đem lại hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm

Lưu ý:

2. Điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Chữa mất ngủ kinh niên bằng các bài thuốc Đông y được rất nhiều người ưa chuộng chọn lựa vì đem lại hiệu quả tốt mà lại rất lành tính, an toàn cho sức khỏe, thậm chí các vị thuốc Đông y còn hỗ trợ bồi bổ khí huyết, cải thiện chức năng của các nội tạng trong cơ thể.

Các bài thuốc này được kết hợp từ nhiều loại dược liệu khác nhau, có đặc tính an thần vừa giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh vừa giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, trị bệnh một cách toàn diện, duy trì lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc này thường khá chậm, không nhanh bằng thuốc Tây.

Một số bài thuốc Đông y chữa mất ngủ kinh niên hiệu quả như:

3. Tận dụng các loại thảo dược tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược mà trong dân gian sử dụng rất nhiều để trị bệnh mất ngủ. Ưu điểm của phương pháp này chính là đem lại hiệu quả tốt, không gây tác dụng, dễ dàng thực hiện tại nhà và không quá tốn kém chi phí.

4. Các biện pháp không dùng thuốc trị mất ngủ kinh niên

Với những trường hợp vừa bị mất ngủ không bao lâu, số lần mất ngủ cũng không quá thường xuyên sẽ được các chuyên gia bác sĩ chỉ định áp dụng một số biện pháp điều trị không cần dùng thuốc. Vì thuốc được xem là sự chọn lựa cuối cùng đối với việc điều trị mất ngủ kinh niên.

Một số mẹo sau đây sẽ giúp cải thiện rõ rệt chứng mất ngủ kinh niên của bạn:

Ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi đi ngủ đều là những nguyên nhân không hề tốt cho hệ tiêu hóa. Cụ thể, không nên để bụng quá đói trước khi đi ngủ. Vấn đề sẽ khiến dạ dày bị kích thích, tiết ra lượng lớn axit tiêu hóa dù không có thức ăn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị cồn cào bụng dẫn đến khó ngủ.

Còn nếu bụng quá no sẽ khiến dạ dày phải hoạt động với công suất cao vào thời điểm cần nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến tình trạng thức ăn không được tiêu hóa một cách kỹ càng, bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố và gây hư hại cho dạ dày, tá tràng.

Thậm chí, tình trạng này còn gây kích thích tiêu cực lên thành ruột, khiến dạ dày sưng phồng, suy giảm chức năng. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn quá no hay ăn các loại thực phẩm dầu mỡ, giàu đạm khó tiêu trong vòng 4 tiếng trước khi đi ngủ.

Không ăn quá no và cũng không để bụng đói trước khi đi ngủ

Rượu, bia, cà phê hay nước ngọt có gas có chứa nồng độ cồn, caffein cao dẫn đến kích thích hệ thần kinh gây hưng phấn. Những hoạt chất này thường tồn tại khá lâu trong cơ thể, từ 8 – 14 tiếng nên việc sử dụng nhóm chất kích thích này trước khi đi ngủ chắc chắn sẽ dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon.

Có nhiều người nói rằng uống rượu bia sẽ giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là thời điểm ban đầu, càng về sau đó việc sử dụng rượu bia quá mức sẽ khiến bạn dễ bị thức giấc giữa đêm, muốn ngủ nhưng lại trằn trọc kèm theo triệu chứng mệt mỏi, đau đầu sau khi thức dậy, mất tập trung…

Vì vậy, khuyến cáo không nên uống cà phê hay các loại đồ uống có chứa caffein ít nhất trong vòng 8 tiếng trước khi đi ngủ.

Dành 30 phút hằng ngày để tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như tập yoga, đi dạo, chạy bộ, bơi lội hay đạp xe… là những môn thể thao tốt cho sức khỏe. Không những vậy, chúng còn có tác dụng kích thích tuần hoàn máu lên não, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nh
ư béo phì, tiểu đường, tim mạch… và đặc biệt giúp có được giấc ngủ chất lượng cao hơn so với những người không tập thể dục.

Thiền ngủ (Meditation) là phương pháp thiền định chữa mất ngủ kinh niên được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Thiền sẽ giúp tâm hồn trở nên lắng dịu, cởi mở hơn, xóa bỏ những lo lắng, bồn chồn đem lại sự an yên cho bản thân.

Đặc biệt, luyên tập thiền thường xuyên, kiên trì còn đem lại hiệu quả trị liệu mất ngủ rất tốt. Chỉ cần ngồi thiền 20 – 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện rất tốt chất lượng giấc ngủ, nằm xuống giường là ngủ ngay và ngủ sâu hơn.

Để có một giấc ngủ ngon, giảm thiểu nguy cơ rối loạn giấc ngủ người bệnh cần làm sạch các vật dụng trong phòng ngủ như chăn, rap, gối, nệm. Đồng thời, nên gắn rèm cửa hạn chế ánh sáng và tường cách âm tốt để chống tiếng ồn, điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, giúp tạo điều kiện thuận lợi để não bộ thư giãn, dễ ngủ.

Dinh dưỡng không chỉ quan trọng với sức khỏe thể chất mà còn góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát giấc ngủ. Và nếu muốn dễ đi vào giấc ngủ, ngủ liền mạch đến sáng hãy cân nhắc bổ sung một số loại thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống hằng ngày: ngũ cốc, thịt gà tây, các loại cá béo, trứng, các loại hạt, kiwi, chuối, sữa và các chế phẩm từ sữa…

Một số loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như cá, trứng, sữa, ngũ cốc, mật ong…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện thêm một vài thao tác chuẩn bị sau để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Hướng dẫn phòng ngừa tái phát mất ngủ kinh niên

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị và đạt được những kết quả khả quan hơn so với ban đầu, lúc này người bệnh cần tập trung chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh bằng các biện pháp sau đây:

Tập luyện yoga, thể dục, thiền hằng ngày giúp phòng ngừa tái phát mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là căn bệnh mạn tính đáng báo động trong thời buổi hiện đại. Tuy nhiên, chỉ cần chủ động điều trị và kiên trì chắc chắn sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại giấc ngủ ngon vốn có, cải thiện tình trạng sức khỏe. Tốt nhất nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm: Bé bị đau bụng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Rate this post
Exit mobile version