Mề đay mãn tính vô căn là tình trạng bệnh lý kéo dài trên 6 tuần nhưng không thể xác định nguyên nhân khởi phát. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên các triệu chứng mề đay vô căn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chất lượng giấc ngủ, tâm lý, ngoại hình cũng như hiệu suất học tập – làm việc.
Mề đay mãn tính vô căn là gì?
Mề đay mãn tính vô căn (CIU/ Chronic Idiopathic Urticaria) là tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa kéo dài dai dẳng trên 6 tuần nhưng không thể xác định cụ thể căn nguyên. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 75% trường hợp nổi mề đay mãn tính không có nguyên nhân cụ thể.
Mề đay mãn tính vô căn là bệnh da liễu lành tính, thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và rất ít trường hợp phát triển thành phản ứng dạng phản vệ như nổi mề đay cấp tính. Tuy nhiên, bệnh lý gây nổi các sẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Theo đó, bệnh lý này ảnh hưởng đến 1,6 triệu người dân Hoa Kỳ và bùng phát mạnh ở đối tượng phụ nữ từ 20 – 40 tuổi.
Do không thể xác định nguyên nhân cụ thể nên việc điều trị bệnh lý thường gặp nhiều khó khăn. Đa số người bệnh không đáp ứng tốt các loại thuốc kháng dị ứng. Do đó, để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và chăm sóc da đúng cách.
Các biểu hiện nhận biết mề đay mãn tính vô căn
Các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính vô căn có xu hướng bùng phát thành từng đợt, nhất là khi có yếu tố kích hoạt. Thực tế cho thấy, hầu hết những trường hợp mắc bệnh lý không đe dọa đến sức khỏe tổng thể nhưng gây khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay mãn tính vô căn:
- Hình thái tổn thương lâm sàng của bệnh lý không có gì khác biệt so với bệnh mề đay mãn tính với những biểu hiện đặc trưng như da nổi các nốt sẩn, mảng đỏ, hồng, bờ tròn, sờ vào khá cứng và có ranh giới rõ ràng với những vùng da lân cận.
- Tổn thương da do bệnh lý gây ra có thể ảnh hưởng trên phạm vi nhỏ hoặc lan rộng khắp cơ thể.
- Người bị mề đay mãn tính vô căn thường bị ngứa ngáy, đôi khi ngứa ngáy dữ dội (do những yếu tố kích thích).
- Những sẩn ngứa do bệnh lý gây ra có thể thu nhỏ kích thích, phạm vi ảnh hưởng và mờ dần. Tuy nhiên, sau một thời gian, những triệu chứng này lại tiếp tục bùng phát và gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Mề đay mãn tính vô căn có thể gây ra những triệu chứng tiến triển, kéo dài hơn 6 tuần.
Triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn nếu bị các yếu tố tác động như như tập luyện thể dục thể thao với cường độ cao, căng thẳng quá mức, nhiệt độ cao, tác động cơ học,…
Nổi mề đay mãn tính vô căn là do đâu?
Nổi mề đay mãn tính vô căn đặc trưng bởi tình trạng mề đay tự phát, không xác định được nguyên nhân cụ thể. Bệnh lý này được chẩn đoán sau khi xét nghiệm máu để tìm ra kháng nguyên cũng như sự hiện diện của vi khuẩn gây nhiễm trùng nhưng không thể phát hiện dấu hiệu bất thường. Dù không thể tìm ra căn nguyên khởi phát nhưng theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh lý có liên quan đến phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh lý có xu hướng bùng phát mạnh hơn khi gặp những yếu tố kích thích sau:
- Nhiễm trùng da, nhiễm ký sinh trùng (giun sán), nhiễm trùng đường hô hấp,…
- Sử dụng thuốc, chủ yếu là kháng sinh nhóm beta-lactam và Aspirin
- Côn trùng, thực vật
- Ánh nắng mặt trời có cường độ cao
- Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng
- Tập luyện thể dục thể thao cường độ mạnh
- Tác động cơ học (cào gãi, chà xát, tỳ đè,…)
- Thức ăn gây dị ứng
- Bia rượu, đồ uống chứa cồn
- Thời tiết thay đổi đột ngột
- Mắc những bệnh nội khoa như ung thư, rối loạn tuyến giáp, suy giảm chức năng gan,…
Bệnh mề đay mãn tính vô căn nguy hiểm không?
Các triệu chứng bệnh mề đay mãn tính vô căn có thể thuyên giảm và biến mất sau vài tháng hoặc vài năm mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn được tiến hành với mục đích kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và làm giảm tổn thương da do bệnh lý gây ra. Tuy không thể điều trị dứt điểm nhưng nh
ững phương pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bệnh lý thường tiến triển dai dẳng, kéo dài và đáp ứng kém các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bệnh lý gần như không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Bệnh lý bùng phát chậm, âm ỉ, kéo dài dai dẳng và hiếm khi ồ ạt và gây sốc phản vệ như bệnh mề đay cấp tính. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi bị mề đay mãn tính vô căn.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này. Bởi mề đay mãn tính vô căn có thể gây ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm, tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, những sẩn ngứa, mảng đỏ do bệnh lý gây ra còn ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ và khiến người bệnh ngại giao tiếp, thiếu tự tin.
Các phương pháp điều trị bệnh mề đay mãn tính vô căn
Phương pháp điều trị bệnh mề đay mãn tính và mề đay mãn tính vô căn chủ yếu là sử dụng và cách ly các yếu tố kích thích. Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh lý và phòng ngừa tái phát trong thời gian dài.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh lý được áp dụng phổ biến:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Tổn thương da do bệnh mề đay mãn tính vô căn thường lan rộng toàn thân nên thường được điều trị bằng thuốc uống. Những loại thuốc bôi ngoài da thường không được chỉ định trong trường hợp này . Với người bệnh mề đay mãn tính vô ăn, việc điều phải cần tiến hành từng bước nhằm đánh giá mức độ đáp ứng của thuốc trước khi thay đổi những loại thuốc có hoạt tính mạnh hơn.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị mề đay mãn tính vô căn:
- Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này được chỉ định trong điều trị nổi mề đay và những bệnh lý có cơ chế dị ứng. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy, bứt rứt thông qua cơ chế ức chế histamine tại thụ thể H1. Để ngăn ngừa tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh thường được chỉ định thuốc kháng histamine ít có tác dụng an thần như Desloratadine, Fexofenadine, Loratadin, Cetirizine,…
- Thuốc kháng histamine H2: Thuốc thường được sử dụng điều trị các vấn đề ở dạ dày. Với những trường hợp nổi mề đay mãn tính vô căn không đáp ứng với các loại thuốc trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc dùng thuốc kháng histamine H2. Thuốc làm giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, phát ban đỏ, nổi sẩn,… nhờ vào cơ chế ức chế histamin ở thụ thể H2. Một số loại thuốc kháng histamin thường được chỉ định Cimetidine, Ranitidine, Famotidine,…
- Montelukast: Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định với những trường hợp dùng thuốc kháng H1, H2 đều không mang lại hiệu quả chữa trị. Thành phần hoạt chất trong thuốc có khả năng ức chế leukotrienes, đây là chất trung gian trong phản ứng viêm.
- Omalizumab: Trường hợp không đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Omalizumab. Loại thuốc này là chế phẩm sinh học được dùng ở dạng tiêm (tiêm 1 tháng/ lần) có tác dụng ngăn chặn quá trình sản xuất kháng thể IgE. Khi IgE tăng sẽ hoạt hóa tế bào mast và phóng thích histamin vào da. Số liệu thống kê cho thất, có hơn 80% trường hợp nổi mề đay mãn tính vô căn thuyên giảm hoàn sau khi điều trị với Omalizumab. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý có thể bùng phát trở lại trong 4 – 7 tuần nếu ngưng tiêm thuốc.
- Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp một số loại thuốc ức chế miễn dịch (Tacrolimus, Cyclosporin), thuốc chống trầm cảm (Doxepin), corticoid đường uống (Prednisolon) để tăng hiệu quả điều trị.
Trên thực tế, việc sử dụng các loại thuốc Tây điều trị nổi mề đay chỉ kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tạm thời. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng thuốc. Theo đó, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và dùng đúng liều lượng.
2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị mề đay mãn tính vô căn cũng như phòng ngừa các triệu chứng bệnh lý bùng phát. Tuy không thể kiểm soát bệnh lý hoàn toàn nhưng việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của bệnh lý. Để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tốt nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và điều chỉnh thực đơn hàng ngày.
Chế độ ăn uống giúp cải thiện các triệu ch
ứng bệnh lý:
- Kiêng những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng, mè (vừng), các loại hạt, trứng, cá có hàm lượng thủy ngân cao,…
- Không sử dụng bia rượu, thức uống chứa cồn và caffeine khác.
- Cân bằng giá trị dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày, tránh dung nạp quá nhiều chất béo và đạm bão hòa
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi những thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa giúp giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ da.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có thể làm giảm các triệu chứng bệnh mề đay và những bệnh da liễu khác. Bên cạnh đó, biện pháp này còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm độ nhạy cảm của hệ miễn dịch.
3. Cách ly những yếu tố bùng phát mạnh
Mề đay mãn tính vô căn có tính chất kéo dài dai dẳng, âm ỉ gây ngứa ngáy, khó chịu và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý có thể diễn tiến nặng nề hơn khi tiếp xúc với những yếu tố kích thích. Ngoài ra, ra các yếu tố này có thể làm tăng mức độ cũng như tần suất bùng phát bệnh lý thường xuyên.
Để làm giảm các triệu chứng bệnh lý cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần chủ động cách ly với những yếu tố khiến bệnh trở nên nặng nề hơn, cụ thể:
- Tránh tiếp xúc với những yếu tố dị ứng như côn trùng, lông động vật, thực vật, thức ăn, cồn,…
- Căng thẳng thần kinh quá mức, lo âu là những vấn đề tâm lý khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Theo các chuyên gia đầu ngành, nhiều trường hợp bị nổi mề đay mãn tính nhạy cảm hơn với acetylcholine. Đây là chất dẫn truyền thần kinh tập trung nhiều ở não bộ.
- Không sử dụng Aspirin và những chế phẩm có chứa axit salicylic. Tuy chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng thực tế, việc sử dụng Aspirin hay một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
- Chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút tốt để tránh tình trạng ma sát lên da. Bên cạnh đó, tránh cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Người bị nổi mề đay không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (10:00 – 15:00) mỗi ngày
- Hạn chế tập luyện các bộ môn thể thao có cường độ mạnh, tăng thân nhiệt và đổ nhiều mồ hôi. Những yếu tố này có thể khiến tình trạng phát ban, các sẩn cục đỏ do mề đay gây ra lan rộng và ngứa ngáy dữ dội.
- Chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp. Bởi tình trạng này có thể khiến những đợt bùng phát của bệnh lý trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn.
- Tranh tiếp xúc với lông động vật, ký sinh trùng có thể khiến các triệu chứng nổi mề đay lan rộng, ngứa ngáy dai dẳng, bứt rứt khó chịu.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh cũng như thường xuyên tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ khi thời tiết nóng ấm.
- Trong một số trường hợp, mề đay mãn tính vô căn có thể tiến triển nặng hơn vào chu kỳ kinh nguyệt bởi ảnh hưởng của hormone. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giúp điều hòa nội tiết tố.
Bệnh mề đay mãn tính vô căn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ, tâm lý cũng như hiệu suất học tập – làm việc của người bệnh. Do đó, bạn cần chủ động trong việc tuân thủ các biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tổ chức lại lối sống khoa học, lành mạnh để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh lý đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm:
- 15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà từ các bài thuốc dân gian hiệu quả
- Nổi mề đay mẩn ngứa khắp người là bệnh gì? Nguy hiểm không?
- 10+ thuốc trị mề đay mẩn ngứa phổ biến, được dùng nhiều nhất
- Dị ứng nổi mề đay phải kiêng gì để bệnh không bùng phát?
Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam – 7 cây này tốt nhất