Bạn đã bao giờ nghe nói về tình trạng trượt đốt sống thắt lưng chưa? Chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn phải chịu những cơn đau thắt lưng dai dẳng đấy! Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này.
Bạn đã bao giờ nghe nói về tình trạng trượt đốt sống thắt lưng chưa? Chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn phải chịu những cơn đau thắt lưng dai dẳng đấy! Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng này.
Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống thắt lưng trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống thắt lưng dưới. Tình trạng này sẽ khiến bạn bị đau thắt lưng, đi lại khó khăn và thường đau lan xuống một hoặc cả hai chân.
Nguyên nhân khiến bạn bị trượt đốt sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị trượt đốt sống, đặc biệt là tình trạng trượt đốt sống thắt lưng và trượt đốt sống cổ.
Thoái hóa là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Nếu đĩa đệm cột sống, xương, dây chằng, khớp bị thoái hóa sẽ không thể giữ cho cột sống ở đúng vị trí, dẫn đến việc một đốt sống có thể bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó.
Một nguyên nhân khác là do gai cột sống. Khi bạn bị gai cột sống, trên đốt sống sẽ xuất hiện vết nứt. Trong một số trường hợp, vết nứt này có thể khiến cột sống yếu đi và làm giảm khả năng liên kết giữa các đốt sống. Tình trạng càng nặng, xương đốt sống càng dễ trượt ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến bệnh trượt đốt sống.
Ngoài ra, còn có trường hợp trượt đốt sống bẩm sinh hay trượt đốt sống do khuyết eo, do chấn thương hoặc di chứng sau phẫu thuật. Mặc dù trượt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống của bạn nhưng trượt cột sống thắt lưng vẫn là loại phổ biến nhất.
Một số tình trạng trượt đốt sống thắt lưng phổ biến
1. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh
Loại trượt cột sống này có từ lúc bạn chào đời, vì vậy còn được gọi là trượt đốt sống bẩm sinh. Tình trạng này còn được gọi là trượt đốt sống do rối loạn phát triển (Dysplastic spondylolisthesis). Chúng thường xảy ra ở giai đoạn thai nhi, khi xương của em bé hình thành một cách bất thường, đốt sống có nguy cơ bị trượt cao hơn.
2. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa
Đây là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Trượt đốt sống do thoái hóa xảy ra chủ yếu ở vị trí L4 – L5. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 50- tuổi. Đối với vấn đề thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa đĩa đệm thắt lưng dễ làm cột sống yếu dần, thiếu vững vàng. Từ đó dễ gây ra tình trạng trượt đốt sống thắt lưng hơn.
3. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng do khuyết eo
Trượt đốt sống thắt lưng do khuyết eo thường xảy ra ở đốt sống L5 – S1 của cột sống. Tình trạng này do khiếm khuyết hoặc các dây chằng liên kết giữa đốt sống trên và dưới bị đứt gãy. Nguyên nhân khiếm khuyết có thể là bẩm sinh, riêng vấn đề đứt gãy các dây chằng liên kết có thể do cột sống bị căng quá mức trong một thời gian dài.
Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống thắt lưng trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống thắt lưng dưới. Tình trạng này sẽ khiến bạn bị đau thắt lưng, đi lại khó khăn và thường đau lan xuống một hoặc cả hai chân.
Nguyên nhân khiến bạn bị trượt đốt sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị trượt đốt sống, đặc biệt là tình trạng trượt đốt sống thắt lưng và trượt đốt sống cổ.
Thoái hóa là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Nếu đĩa đệm cột sống, xương, dây chằng, khớp bị thoái hóa sẽ không thể giữ cho cột sống ở đúng vị trí, dẫn đến việc một đốt sống có thể bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu của nó.
Một nguyên nhân khác là do gai cột sống. Khi bạn bị gai cột sống, trên đốt sống sẽ xuất hiện vết nứt. Trong một số trường hợp, vết nứt này có thể khiến cột sống yếu đi và làm giảm khả năng liên kết giữa các đốt sống. Tình trạng càng nặng, xương đốt sống càng dễ trượt ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến bệnh trượt đốt sống.
Ngoài ra, còn có trường hợp trượt đốt sống bẩm sinh hay trượt đốt sống do khuyết eo, do chấn thương hoặc di chứng sau phẫu thuật. Mặc dù trượt đốt sống có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống của bạn nhưng trượt cột sống thắt lưng vẫn là loại phổ biến nhất.
Một số tình trạng trượt đốt sống thắt lưng phổ biến
1. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh
Loại trượt cột sống này có từ lúc bạn chào đời, vì vậy còn được gọi là trượt đốt sống bẩm sinh. Tình trạng này còn được gọi là trượt đốt sống do rối loạn phát triển (Dysplastic spondylolisthesis). Chúng thường xảy ra ở giai đoạn thai nhi, khi xương của em bé hình thành một cách bất thường, đốt sống có nguy cơ bị trượt cao hơn.
2. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa
Đây là loại phổ biến nhất của trượt đốt sống. Trượt đốt sống do thoái hóa xảy ra chủ yếu ở vị trí L4 – L5. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ từ 40 – 50- tuổi. Đối với vấn đề thoái hóa cột sống, đặc biệt là thoái hóa đĩa đệm thắt lưng dễ làm cột sống yếu dần, thiếu vững vàng. Từ đó dễ gây ra tình trạng trượt đốt sống thắt lưng hơn.
3. Tình trạng trượt đốt sống thắt lưng do khuyết eo
Trượt đốt sống thắt lưng do khuyết eo thường xảy ra ở đốt sống L5 – S1 của cột sống. Tình trạng này do khiếm khuyết hoặc các dây chằng liên kết giữa đốt sống trên và dưới bị đứt gãy. Nguyên nhân khiếm khuyết có thể là bẩm sinh, riêng vấn đề đứt gãy các dây chằng liên kết có thể do cột sống bị căng quá mức trong một thời gian dài.
Ngoài ba loại phổ biến của trượt đốt sống kể trên còn có các loại ít phổ biến hơn, bao gồm:
- Trượt đốt sống do chấn thương: Chấn thương có thể làm gãy cuống, gãy mấu khớp, làm mất đi tính vững chắc của cột sống và gây trượt đốt sống thắt lưng của bạn.
- Trượt đốt sống do bệnh lý. Các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư làm hoại tử hay phá hủy các cấu trúc của cột sống có thể gây trượt đốt sống. Bệnh loãng xương (osteopetrosis) cũng thường gây ra tình trạng trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống sau phẫu thuật. Phẫu thuật cắt cung sau hoặc cắt cung sau mở rộng kèm theo cắt bỏ mấu khớp có thể gây trượt đốt sống thắt lưng, đặc biệt đối với những người có cột sống không vững trước khi phẫu thuật.
Cách bước xác định tình trạng trượt đốt sống thắt lưng
Để biết chính xác mình có bị trượt đốt sống thắt lưng hay không, bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Sau đây là một vài bước cơ bản mà bác sĩ sẽ thực hiện khi bạn đến khám bệnh:
1. Hỏi về tiền căn y khoa của bạn
Trước hết, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh của bạn:
- Bạn từng có chấn thương ở lưng không?
- Các triệu chứng của bạn là gì?
- Bạn đã điều trị chấn thương bằng những phương pháp nào?
Thông qua những câu hỏi này, bác sĩ sẽ xem xét những nguyên nhân gây ra cơn đau lưng của bạn và bước đầu xác định có phải do trượt đốt sống thắt lưng gây ra không?
2. Khám lâm sàng
Sau khi đã hỏi bệnh sử của bạn, bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bạn. Họ có thể quan sát hoặc ấn vào lưng của bạn để xác định các khu vực bị tổn thương. Sau đó, bạn có thể được yêu cầu uốn cong lưng ra sau, gập về trước, hoặc xoay eo để xác định xem bạn có thể hoạt động cột sống lưng của mình ở mức nào.
3. Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác và chi tiết về cơn đau của bạn. Chúng bao gồm nguyên nhân và vị trí chính xác của cơn đau. Một số xét nghiệm hình ảnh phổ biến là X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
Ngoài ba loại phổ biến của trượt đốt sống kể trên còn có các loại ít phổ biến hơn, bao gồm:
- Trượt đốt sống do chấn thương: Chấn thương có thể làm gãy cuống, gãy mấu khớp, làm mất đi tính vững chắc của cột sống và gây trượt đốt sống thắt lưng của bạn.
- Trượt đốt sống do bệnh lý. Các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư làm hoại tử hay phá hủy các cấu trúc của cột sống có thể gây trượt đốt sống. Bệnh loãng xương (osteopetrosis) cũng thường gây ra tình trạng trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống sau phẫu thuật. Phẫu thuật cắt cung sau hoặc cắt cung sau mở rộng kèm theo cắt bỏ mấu khớp có thể gây trượt đốt sống thắt lưng, đặc biệt đối với những người có cột sống không vững trước khi phẫu thuật.
Cách bước xác định tình trạng trượt đốt sống thắt lưng
Để biết chính xác mình có bị trượt đốt sống thắt lưng hay không, bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Sau đây là một vài bước cơ bản mà bác sĩ sẽ thực hiện khi bạn đến khám bệnh:
1. Hỏi về tiền căn y khoa của bạn
Trước hết, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh của bạn:
- Bạn từng có chấn thương ở lưng không?
- Các triệu chứng của bạn là gì?
- Bạn đã điều trị chấn thương bằng những phương pháp nào?
Thông qua những câu hỏi này, bác sĩ sẽ xem xét những nguyên nhân gây ra cơn đau lưng của bạn và bước đầu xác định có phải do trượt đốt sống thắt lưng gây ra không?
2. Khám lâm sàng
Sau khi đã hỏi bệnh sử của bạn, bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho bạn. Họ có thể quan sát hoặc ấn vào lưng của bạn để xác định các khu vực bị tổn thương. Sau đó, bạn có thể được yêu cầu uốn cong lưng ra sau, gập về trước, hoặc xoay eo để xác định xem bạn có thể hoạt động cột sống lưng của mình ở mức nào.
3. Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin chính xác và chi tiết về cơn đau của bạn. Chúng bao gồm nguyên nhân và vị trí chính xác của cơn đau. Một số xét nghiệm hình ảnh phổ biến là X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp điện toán (CT scan).
X-quang có thể cho thấy hình ảnh của xương, MRI có thể hiển thị hình ảnh của các mô mềm của bạn, và CT có thể hiển thị hình ảnh lát cắt ngang của cột sống của bạn.
Tùy theo mức độ bệnh mà bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc không biết rõ liệu mình có mắc bệnh này không, hãy đến bệnh viện để các bác sĩ có thể kiểm tra và chẩn đoán cho bạn.
Thông thường, nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn các bài tập vật lý trị liệu cho bạn. Nếu ở giai đoạn nặng, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh lại đốt sống. Tuy nhiên, còn có một phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng an toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng vẫn mang đến hiệu quả không ngờ.
Để được tư vấn chính xác hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn trực tiếp tại đây hoặc liên hệ:
Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC
Hotline: 028 3939 3930
Website: https://acc.vn
Fanpage: fb.com/PhongKhamACC
Châu Khoa HELLO BACSI
X-quang có thể cho thấy hình ảnh của xương, MRI có thể hiển thị hình ảnh của các mô mềm của bạn, và CT có thể hiển thị hình ảnh lát cắt ngang của cột sống của bạn.
Tùy theo mức độ bệnh mà bạn sẽ phải đối mặt với những triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc không biết rõ liệu mình có mắc bệnh này không, hãy đến bệnh viện để các bác sĩ có thể kiểm tra và chẩn đoán cho bạn.
Thông thường, nếu bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn các bài tập vật lý trị liệu cho bạn. Nếu ở giai đoạn nặng, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh lại đốt sống. Tuy nhiên, còn có một phương pháp điều trị trượt đốt sống thắt lưng an toàn không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng vẫn mang đến hiệu quả không ngờ.
Để được tư vấn chính xác hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn trực tiếp tại đây hoặc liên hệ:
Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC
Hotline: 028 3939 3930
Website: https://acc.vn
Fanpage: fb.com/PhongKhamACC
Châu Khoa HELLO BACSI
Xem thêm: Cách chữa trị viêm thanh quản cấp tính và mãn tính