Viêm thanh quản hay viêm dây thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến ở nước ta. Khi bị viêm thanh quản người bệnh sẽ hạn chế trong giao tiếp, nếu không chữa trị để lâu dễ dẫn đến biến chứng ung thư. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và cách chữa trị viêm thanh quản cấp và mãn tính như thế nào?
Nội dung chính của bài:
- Nguyên nhân gây viêm thanh quản
- Triệu chứng viêm thanh quản cấp và mãn tính
- Chẩn đoán viêm thanh quản
- Phòng ngừa viêm thanh quản
- Chữa viêm dây thanh quản
Viêm thanh quản (viêm dây thanh quản) là gì?
Viêm thanh quản là viêm dây thanh quản nằm trong thanh quản. Thanh quản là hộp thoại cho phép con người nói, la hét, thì thầm và hát. Có cấu tạo dây thanh là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc sụn và cơ.
- Một bộ xương sụn chứa các dây thanh âm, được bao phủ bởi lớp màng nhầy.
- Cơ bên trong thanh quản điều chỉnh vị trí, hình dạng và sức căng của dây thanh âm; cho phép giọng nói tạo ra những âm thanh khác nhau như thì thầm, hát và la hét.
Mọi thay đổi trong luồng không khí qua các dây thanh âm sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và chất lượng âm thanh.
Thanh quản nằm ở ngã ba miệng và khí quản. Có một lớp phủ giống như nắp, được gọi là nắp thanh quản. Nó có tác dụng ngăn chặn thức ăn và nước bọt xâm nhập vào thanh quản khi nuốt.
Như vậy, viêm thanh quản là tình trạng viêm của hộp thoại và dây thanh âm gây khàn giọng. Hoặc mất hẳn tiếng trong trường hợp nặng.
Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản tạm thời và sẽ khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày sau khi điều trị triệu chứng bệnh.
Viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần được gọi là viêm thanh quản mãn tính. Bệnh thường do tiếp xúc với các chất kích thích theo thời gian. Viêm thanh quản mãn tính có thể gây kích thích dây thanh quản, chấn thương hoặc polyp hoặc nốt trên dây thanh âm. Vậy nguyên nhân viêm thanh quản là gì?
Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính thường có nguyên nhân do sự nhiễm trùng virus đường hô hấp trên như virus: APC, influenza, Myxovirus, vi-rút cúm….
Lý do ít gặp hơn là do la hét, lạm dụng giọng nói hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mãn tính
- Viêm thanh quản cấp tính tái phát nhiều lần sẽ có nguy cơ chuyển sang thể mãn tính.
- Người hút thuốc lá hoặc các chất kích thích hô hấp khác như chất gây dị ứng, khói hóa chất.
- Trào ngược axit từ dạ dày vào thanh quản, còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Viêm hoặc nhiễm trùng xoang
- Những người phải nói nhiều như giáo viên, phát thanh viên,…
- Uống nhiều bia rượu
- Ho nhiều, liên tục kéo dài
Nguyên nhân gây viêm dây thanh quản ít gặp hơn là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm, nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản,…
Nguy cơ mắc phải
Đối tượng dễ mắc phải viêm thanh quản
Viêm thanh quản là bệnh phổ biến, dễ xảy ra ở các đối tượng sau:
- Người có công việc phải nói, hát nhiều và to.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc uống rượu quá mức.
Có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm thanh quản
- Bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp; chẳng hạn như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm xoang.
- Tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá, uống rượu quá mức; axit dạ dày hoặc các hóa chất tại nơi làm việc.
- Sử dụng giọng nói của bạn quá nhiều, nói quá to, la hét hoặc hát nhiều.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh nhưng bạn vẫn có thể mắc viêm thanh quản. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Triệu chứng viêm thanh quản cấp và mãn tính
Một số dấu hiệu cho biết bạn bị viêm thanh quản cần phải đi khám và có cách điều trị bệnh phù hợp:
- Khô rát ngứa họng
- Khàn giọng mất tiếng
- Ho khan
- Đau họng
- Cổ họng khô
Người bệnh viêm dây thanh quản gặp bác sĩ khi nào?
Hầu hết các trường hợp bị viêm thanh quản cấp tính có thể tự điều trị, chăm sóc tại nhà. Ví dụ như uống nhiều nước, hạn chế nói nhiều. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng viêm dây thanh quản kéo dài hơn 2 tuần nên đến gặp bác sĩ.
Người bệnh cần phải đến bệnh viện điều trị ngay lập tức nếu có các triệu chứng:
- Khó thở
- Ho ra máu
- Sốt kéo dài, uống thuốc nhưng không hạ sốt
- Đau họng ngày càng tăng
- Gặp khó khăn khi nuốt
Đói với trẻ nhỏ, cần nhập viện điều trị ngay nếu:
- Tiếng thở ồn ào, thở dốc khi hít vào
- Khó nuốt
- Khó thở
- Sốt cao hơn 39,5 C
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là biểu hiện sự viêm thanh quản và viêm đường hô hấp dưới. Cũng có thể là triệu chứng cho biết nắp thanh quản bị viêm (một mô hoạt động như một nắp để che khí quản), có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Chẩn đoán viêm thanh quản
Viêm thanh quản được chuẩn đoán bằng cách kết hợp kiểm tra thể chất và tiền sử bệnh.
Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản không cần xét nghiệm để xác định chẩn đoán. Ở những bệnh nhân viêm thanh quản mãn tính cần:
Xét nghiệm máu
Chụp X quang
Các xét nghiệm chẩn đoán khác: Tùy thuộc vào triệu chứng và những lo ngại tiềm ẩn liên quan đến chứng khàn tiếng.
Nội soi thanh quản
Bác sỹ chuyên khoa đưa ống nội soi mũi qua mũi xuống thanh quản. Trước khi thực hiện người bệnh được gây tê cục bộ. Nội soi sẽ phát hiện sự sưng và tấy đỏ của các nếp gấp thanh quản. Từ đó bác sỹ sẽ có kết luận chính xác ở giai đoạn nào và đưa ra phác đồ điều trị viêm thanh quản phù hợp.
Biến chứng viêm thanh quản
Trong một số trường hợp viêm thanh quản do nhiễm trùng, nhiễm trùng có thể lan sang các phần khác của đường hô hấp.
Các đợt lặp lại trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến một lượng nhỏ axit tràn qua thanh quản bị viêm và xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi tái phát hoặc viêm phế quản.
Viêm thanh quản có lây không?
Bệnh viêm thanh quản (viêm dây thanh quản) chỉ lây nhiễm khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Viêm thanh quản, nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh thường do nhiễm virus truyền nhiễm và lây lan khi hắt hơi.
Để giảm thiểu lây nhiễm và ngăn ngừa cần che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Đồng thời không dùng chung đồ ăn, đồ dùng cá nhân với người bệnh; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Chữa viêm thanh quản tại nhà
Viêm thanh quản cấp do virus gây ra sẽ phát triển và tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Trong thời gian này, người bệnh chỉ cần chăm sóc cơ thể; uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
Viêm dây thanh quản phát sinh do nguyên nhân khác do đó điều trị viêm thanh quản mãn tính chỉ là chữa trị các triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng khác.
Thuốc chữa viêm thanh quản mãn tính
Kháng sinh: Chỉ có tác dụng trong trường hợp viêm thanh quản do vi khuẩn, không có tác dụng với nấm và virus. Nếu, người bệnh dùng không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm thanh quản mãn tính cần theo chỉ định của bác sỹ.
Thuốc Corticosteroid: Có tác dụng giảm viêm dây thanh quản. Mặc dù vậy, cũng không nên lạm dụng thuốc, chỉ dùng trong trường hợp cần thiết như biểu diễn, phát biểu,…
Một vài tác dụng phụ của thuốc viêm thanh quản
- Gây hiện tượng nhờn thuốc
- Giảm sức đề kháng, ức chế miễn dịch tăng nguy cơ tái phát bệnh
- Dễ kéo theo bệnh lý cao huyết áp, đông máu dễ gây nghẽn mạch
- Chậm liền sẹo các vết thương, gây nhiễm khuẩn thứ phát
- Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa
- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác
Cách chữa viêm thanh quản hiệu quả từ nguyên liệu tự nhiên
Ngoài việc, chữa viêm thanh quản cấp và mãn tính theo chỉ định của bác sỹ, có thể chữa bệnh tại nhà mà không cần đến bệnh viện bằng những cách chữa tự nhiên sau:
Mật ong và chanh tươi
Sử dụng mật ong và chanh tươi chữa viêm dây thanh quản tại nhà rất hiệu quả. Cách làm lại vô cùng đơn giản.
- Dùng 1 quả chanh (chanh đào tốt nhất) rửa sạch, khía hình múi khế vỏ ngoài quả chanh.
- Cho vào chén nhỏ rồi thêm mật ong đủ ngấm toàn bộ quả chanh.
- Ngâm trong 1 – 2 giờ lấy chanh ra cắt ngậm và nuốt nước.
Gừng tươi
Gừng tươi rửa sạch thái chỉ rồi cho vào bát nước sôi, để 10 phút rồi uống. Bạn có thể cho thêm mật ong vào, khuấy đều hiệu quả sẽ tốt hơn.
Giá đỗ
Giá đỗ là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, chữa viêm thanh quản bằng giá đỗ được nhiều người áp dụng và thành công. Chỉ cần dùng một nắm giá đỗ rửa sạch, giã nát, cho thêm 200 ml nước sôi khuấy đều. Ngậm nuốt hỗn hợp này từ từ sẽ thấy bệnh được cải thiện.
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm dây thanh quản
Bài thuốc 1: 16g cát cánh, 12g huyền sâm, 16g đương quy, 16g phòng sâm, 16 g đương quy, 10 g thiên niên kiện, 10g mơ muối, 10g ngũ vị, 16g kinh giới, 12g ba kích, 10g ngài diệp, 16g rễ xương xông, 12g cam thảo và 4g sinh khương. Sắc ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống/ngày.
Bài thuốc 2: 16g bồ công anh, 16g cát căn, 16g mạch môn, 12g khởi tử, 12g thạch hộc, 12g liên kiều, 20g thổ phục linh, 20g rau má, 20g nam tục đoạn, 16g tang diệp, 12g cam thảo, 10g ngân hoa, 10g sơn thù, 10g ngũ vị. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần/ngày.
⇒ Trị viêm họng bằng nguyên liệu ít tốn kém |
Phòng ngừa viêm thanh quản
Để phòng tránh viêm thanh quản cấp và mãn tính cần phải chú ý:
Uống nhiều nước: làm sạch dịch nhầy trong họng giúp bảo vệ họng và thanh quản
Không được vệ sinh họng quá nhiều: gây nhiều tác động lên họng và thanh quản dễ dẫn đến sưng tấy gây viêm thanh quản.
Không được hút thuốc và tránh khói thuốc: Khói thuốc lá rất độc hại có thể làm khô họng và dây thanh quản, lâu nhầy sẽ dẫn đến viêm thanh quản cấp và mãn tính.
Bảo vệ cơ thể tránh các bệnh về đường hô hấp: đảm bảo vệ sinh, giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với người bệnh, tiêm ngừa cúm mỗi năm,…
Thuốc Đông y loại bỏ tận gốc bệnh viêm thanh quản mãn tính
Để chữa trị triệt để căn bệnh viêm thanh quản mãn tính người bệnh cần tiêu diệt bệnh từ nguồn gốc gây bệnh thay vì sử dụng các loại thuốc thông thường để tạm thời làm mất đi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên căn bệnh này không thể điều trị một sớm một chiều mà khỏi hoàn toàn được nên người bệnh cần phải chọn lựa những loại thuốc an toàn, tránh các tác dụng phụ gây hại.
Hiện nay, sản phẩm Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường chữa trị viêm thanh quản mãn tính được rất nhiều ưa chuộng bởi sự lành tính nhờ thành phần từ 100% thảo dược thiên nhiên. Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường được bào chế từ 8 loại thảo mộc: Kim ngân hoa, bách bộ, cát cánh, trần bì, cải trời, kinh giới, la bạc tử, tang bạch bì giúp điều trị triệt bệnh viêm thanh quản mãn tính.
Sự kết hợp hài hòa từ 8 loại thảo dược theo công thức gia truyền tạo nên sản phẩm Cao Bổ Phế với các công dụng tuyệt vời:
- Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh phát triển
- Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể
- Chữa trị viêm phế quản cấp và mãn tính, hen phế quản, ho khan, ho gió, ho có đờm…
- Vừa chữa bệnh lại vừa tăng cường dưỡng chất bồi bổ cơ thể
Cách dùng đơn giản, mỗi ngày sau bữa ăn 15 phút, người bệnh chỉ cần lấy 1 thìa cafe cao hòa tan với nước ấm, dùng đều đặn sau 1 liệu trình 10 ngày sẽ thấy hiệu quả. Cao Bổ Phế được đun ở tiêu chuẩn nhiệt độ 100 độ C trong vòng 48h cho ra dạng cao đặc thuần túy, lúc hòa tan không hề có cặn.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903.876.437
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/laryngitis/symptoms-causes/syc-20374262
- https://www.medicinenet.com/laryngitis/article.htm
Xem thêm: Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị