Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?

Có nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện tượng ngực căng và đau tức, nhất là trước kỳ kinh nguyệt hoặc đau không rõ nguyên do. Điều này khiến nhiều người cảm thấy rất lo lắng và hoang mang. Vậy ngực căng và đau là hiện tượng gì, có nguy hiểm không?

Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Nguyên nhân do đâu?

Ngực căng và đau tức là hiện tượng gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này. Khi đó, các chị em có thể cảm thấy ngực căng hơn bình thường, có cảm giác đau tức và đau nặng hơn khi vận động, di chuyển.

Căng và đau ngực ở tuổi dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt

Các bé gái khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì sẽ phát triển tuyến vú và bắt đầu có kinh nguyệt. Lúc này, các bé có thể gặp phải tình trạng căng tức và đau ngực ở mức độ nhẹ. Đây là trạng thái sinh lý bình thường và các cơn đau sẽ biến mất khi ngực phát triển hoàn thiện .

Căng và đau ngực ở tuổi dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt

Đối với phụ nữ trưởng thành, trước và trong kỳ kinh nguyệt cũng thường xuất hiện cảm giác đau và căng tức ngực. Các cơn đau thường xuất hiện trong khoảng 1 tuần trước khi đến ngày “đèn đỏ” và sẽ biến mất khi hết kỳ kinh nguyệt.

Theo một số thống kê, có đến 70% phụ nữ có cảm giác đau và căng tức ngực khi đến ngày đèn đỏ. Các cơn đau có triệu chứng như kim châm ở ngực. Đây cũng là trạng thái sinh lý hết sức bình thường xảy ra do lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng cao trong những ngày rụng trứng gây ra tình trạng tăng sinh tuyến vú.

Uy Long Đại Bổ chữa rối loạn cương dương có tốt không? Giá bao nhiêu?
Bài thuốc Uy Long Đại Bổ chữa rối loạn cương dương gần đây được rất nhiều nam giới quan tâm tìm hiểu. Vậy bài thuốc này có thực sự hiệu quả? Giá bao nhiêu? Phản hồi của người bệnh như thế nào?

Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu mang thai cũng là câu trả lời cho câu hỏi ngực căng và đau là hiện tượng gì? Trong khoảng 40 ngày đầu mang thai, nồng độ estrogen sẽ thay đổi khiến bầu ngực to lên và có cảm giác đau. Tình trạng đau có thể kéo dài suốt thời gian thai kỳ.

Ngực căng và đau là hiện tượng gì? Dấu hiệu mang thai

Bên cạnh đó, sau khi sinh con, phụ nữ cũng có thể xuất hiện cảm giác đau, căng ngực do cơ thể cần tiết sữa mẹ để nuôi em bé. Dấu hiệu đau, căng ngực trong thời gian thai kỳ và sau khi sinh con cũng là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và không cần can thiệp điều trị.

Do sinh hoạt tình dục hoặc sau khi nạo, phá thai

Phụ nữ sinh hoạt tình dục không hài hòa, chịu bạo lực hoặc quan hệ quá mạnh bạo có thể khiến bầu ngực bị sung huyết dẫn tới những cơn đau tức khó chịu sau khi quan hệ.

Ngoài ra, phụ nữ nạo phá thai cũng có thể khiến ngực đau, thậm chí xuất hiện những khối u ở ngực. Điều này xảy ra do thai kỳ bị kết thúc đột ngột dẫn tới tuyến vú đang trong quá trình phát triển để tạo sữa bị ngưng trệ gây sưng, đau.

Ngực căng và đau tức là hiện tượng gì? Dấu hiệu bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý, tình trạng ngực căng và đau tức có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe phụ nữ cụ thể như sau:

Nếu tình trạng đau ngực không xuất phát do chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc những nguyên nhân sinh lý khác, người bệnh có thể bị viêm tuyến vú. Lúc này, thời gian đau ngực không cố định, có thể kéo dài và xuất hiện tình trạng đau cục bộ.

Một số phụ nữ còn có các triệu chứng lâm sàng như cơ thể mệt mỏi, khó chịu kèm tình trạng sưng đỏ ngực và sốt cao.

Ngực căng và đau do viêm tuyến vú

Tình trạng tăng sinh tuyến vú có thể khiến ngực sưng phồng và đau nhức. Đây không phải là tình trạng quá nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng cũng có thể là nguyên nhân hình thành khối u trong vú.

Hiện tượng tăng sinh tuyến vú chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học; phụ nữ bị căng thẳng kéo dài; thường xuyên mất ngủ…

Các cơn đau tức ngực xảy ra đột ngột và kéo dài thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Đây là bệnh lý ác tính phổ biến ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện kịp thời.

Triệu chứng lâm sàng đầu tiên của ung thư vú là cảm giác đau và căng tức ngực. Do đó, nếu không phải do các nguyên nhân về sinh lý, phụ nữ bị đau tức ngực cần đến bệnh viện để kiểm tra, tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các tế bào ác tính.

Ngực tự nhiên căng và đau có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng ngực căng và đau khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt hoặc do những nguyên nhân sinh lý khác thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và chị em phụ nữ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, xuất hiện đột ngột không phải do nguyên nhân sinh lý có thể cảnh báo những bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này, các chị em cần đến bệnh viện để được thăm khám, phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời.

Các bệnh lý tuyến vú có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh bị ung thư vú. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì người bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, phục hồi sức khỏe và không ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.

Cách giảm đau ngực hiệu quả

Các cơn đau ngực nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì phụ nữ cần được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số cơn đau ngực do vấn đề sinh lý, nhất là đau tức ngực khi đến kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu cho các chị em. Dưới đây là một số cách giảm đau ngực trước kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Lựa chọn áo ngực đem lại sự thoải mái

Áo ngực độn quá dày hoặc không đúng kích cỡ với bầu ngực có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, áo không đúng “size” khiến chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu hơn khi các cơn đau tức ngực trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện.

Lựa chọn áo ngực đem lại sự thoải mái giúp giảm đau

Vì thế, chị em phụ nữ nên chọn những chiếc áo ngực không gọng, thoải mái, thoáng mát, ít độn và có kích thước vừa vặn. Nên chọn áo có chất liệu mềm và co giãn giúp tăng cảm giác dễ chịu và thoải mái.

Giảm đau nhờ massage ngực

Việc massage ngực có thể giúp tăng cường lưu thông máu tới ngực, giúp vùng ngực đàn hồi và mềm mịn hơn, giảm cảm giác căng tức. Có thể massage nhẹ nhàng kết hợp sử dụng với dầu massage như dầu ô liu, dầu dừa…

Thực hiện massage ngực qua các bước sau:

Massage và thư giãn giúp giảm đau và tăng kích thước vòng 1

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng là liệu pháp giảm đau nhanh chóng và rất hiệu quả, có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến ngực và làm dịu cơn đau.

Các chị em có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước nóng và chườm lên bầu ngực. Ngoài ra có thể cho nước ấm vào bình sữa và dùng khăn quấn quanh chai rồi chườm lên bầu ngực.

Ngoài ra, biện pháp chườm lạnh cũng có thể giảm đau ngực nhanh chóng. Sử dụng túi nước đá bọc trong khăn bông và chườm lên ngực. Với phương pháp chườm lạnh, không được chườm quá 15 phút và không chườm đá trực tiếp lên da.

Xem thêm

TOP 15 cách làm hồng nhũ hoa bằng tự nhiên đơn giản, hiệu quả nhất

Tập thể dục và thư giãn

Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga hoặc đạp xe cũng có thể giúp chị em phụ nữ giảm cơn đau khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp chị em phụ nữ thấy thư giãn, giảm mệt mỏi và lo âu, tăng cường sức khỏe.

Việc nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng, tránh căng thẳng và mệt mỏi cũng rất cần thiết. Phụ nữ cần đi ngủ đúng giờ, đủ giấc để cải thiện sức khỏe. Ngoài ra có thể thực hiện các liệu pháp thư giãn toàn thân như tắm nước ấm, s
pa hoặc xông hơi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để giảm đau và giúp cơ thể được thoải mái. Một số nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ là:

Cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc ngực căng và đau là hiện tượng gì của nhiều chị em phụ nữ. Thông thường, đây là vấn đề sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu các cơn đau xuất hiện bất thường, chị em phụ nữ cần lưu ý đến các bệnh lý có thể gặp phải và đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/nguc-cang-va-dau-la-hien-tuong-gi-8376.html

Xem thêm: Thuốc trị nám: Top 9 loại thuốc đặc trị, hiệu quả toàn diện

Rate this post
Exit mobile version