Viêm dạ dày HP là khi niêm mạc bao tử bị vi khuẩn HP tấn công gây viêm nhiễm. Có thể nói, đây là bệnh lý khá phổ biến và thường xuất hiện ở nhiều đối tượng với những triệu chứng khác nhau. Cùng tìm hiểu về viêm dạ dày có HP và phương hướng điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Đau dạ dày HP là gì?
Viêm dạ dày HP dương tính là tình trạng vùng tiêu hóa bị tổn thương do viêm nhiễm và có sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Thông qua một số cách thức chẩn đoán khác nhau, các bác sĩ sẽ kết luận viêm dạ dày HP âm tính hay bệnh viêm dạ dày HP dương tính.
Có tới 70% những bệnh nhân bị viêm dạ dày có sự xuất hiện và khu trú của loại vi khuẩn H. pylori này. Điểm đặc biệt ở loại vi khuẩn HP là chúng có thể sinh sống và phát triển trong môi trường acid dạ dày. Bản thân nó cũng có thể tiết ra men urease làm cho lượng acid trong dạ dày bị trung hòa, càng khiến chúng khó bị loại bỏ hơn.
Nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, không phải tất cả các trường hợp có sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori đều gây tổn thương ở dạ dày.
Chỉ đến khi số lượng vi khuẩn tăng lên, sự tàn phá mạnh cùng điều kiện lý tưởng như hệ miễn dịch kém, sinh hoạt không lành mạnh,…chúng sẽ gây viêm. Chúng ta gọi trường hợp này là HP viêm dạ dày và kèm theo nhiều vấn đề về tiêu hóa khác.
Nguyên nhân bị viêm dạ dày HP
Có rất nhiều nguyên nhân được xác định là khiến cho vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày. Chúng có thể tấn công vào bất kỳ thời điểm nào thuận lợi và có thể lây lan từ những người dương tính HP sang cho những người đang khỏe mạnh.
Một số con đường lây truyền của viêm dạ dày HP k29 như:
- Thông qua việc tiếp xúc bởi tuyến nước bọt hay tiết dịch từ những người dương tính HP.
- Sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với người HP dương tính như dùng bàn chải răng, bát đũa ăn uống, cốc nước,…
- Vi khuẩn HP còn có thể tồn tại ở phân của người mắc bệnh. Nếu người khỏe mạnh ăn thực phẩm sống có mầm bệnh chứa vi khuẩn cũng bị nhiễm HP.
- Dùng chung các dụng cụ, thiết bị y tế chưa qua xử lý để tiệt trùng như dụng cụ nha khoa, ống nội soi,…
Như đã nói ở trên, không phải trường hợp dương tính HP nào cũng bị viêm dạ dày. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến người nhiễm HP bị viêm bao tử như:
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau tùy ý trong thời gian dài.
- Dùng nhiều các chất độc hại, đồ uống có cồn, chất kích thích,…
- Thường xuyên áp lực, mất ngủ, stress,…
- Người bị HIV/AIDS, người bị ốm thường xuyên.
- Trẻ nhỏ và người già.
- Có thành viên trong nhà bị dương tính HP.
Viêm dạ dày vi khuẩn HP dương tính xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi biết đúng nguyên nhân mắc bệnh thì cách điều trị cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Triệu chứng của viêm dạ dày HP
Dấu hiệu viêm dạ dày HP thể hiện khá đa dạng. Một số biểu hiện cơ bản thường thấy ở những người dương tính HP như:
- Đau tức ở vùng thượng vị: Cơn đau có thể kéo dài vài giờ đồng hồ, đau âm ỉ khiến người bệnh khó chịu. Đây là dấu hiệu khá phổ biến và xuất hiện ở hầu hết những bệnh nhân HP dương tính. Đôi lúc, triệu chứng đau có thể lan sang các vùng khác, đau khi đói, sau khi ăn,…
- Ợ chua, ợ hơi: Vi khuẩn H. pylori khiến cho acid dạ dày bị trung hòa, nồng độ tăng, tạo ra men gây trào ngược thực quản. Người bệnh sẽ thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi và nóng rát ở bụng trên.
- Buồn nôn, khó chịu: Đối với những người HP dương tính với tình trạng viêm nhẹ sẽ có cảm giác buồn nôn. Nặng hơn có thể dẫn tới tiêu chảy, nôn ói và mất nước liên tục gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh.
- Chán ăn, sụt cân: Khi bao tử bị tổn thương sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn kém hiệu quả. Từ việc tiêu hóa không hiệu quả tạo cảm giác chán, ăn không còn ngon miệng. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng, mất kiểm soát.
- Xuất huyết dạ dày: Một số tình trạng bệnh nặng có thể khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng gây ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng ở mức cảnh báo nguy hiểm và người mắc bệnh không thể chủ quan trước triệu chứng này.
Những biểu hiện trên là các triệu chứng thường gặp ở những người có vấn đề về tiêu hóa. Viêm hang vị dạ dày HP dương tính gây nên những tình trạng khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, sức khỏe người bệnh.
Dạ dày HP có nguy hiểm không?
Bị viêm dạ dày HP có lây không? Mức độ nguy hiểm khi niêm mạc tổn thương kèm theo dương tính với vi khuẩn HP là gì?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cần nhận thức một cách chính xác mức độ rủi ro của bệnh. Trên thực tế, với những biểu hiện thông thường của người dương tính H. pylori gây viêm dạ dày hoàn toàn không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta biết cách chữa trị kịp thời và có các biện pháp phòng ngừa khoa học.
Có một số chủng HP cực kỳ nguy hiểm, chúng tăng nhanh về số lượng và độc tính gây nên một số triệu chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày: Gây nên tổn thương loét nghiêm trọng ở niêm mạc bao tử.
- Thủng dạ dày: Là hiện tượng trên bao tử xuất hiện lỗ thủng gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
- Xuất huyết bao tử: Khi bị xuất huyết người bệnh sẽ có hiện tượng chảy máu tiêu hóa, gặp phải khi nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen.
- Ung thư: Một số chủng HP có khả năng gây viêm nhiễm nặng, từ đó hình thành các khối u trong dạ dày gây ung thư. Có tới 90% người bị ung thư bao tử có sự tồn tại của vi khuẩn H. pylori. Nguy cơ thiệt mạng ở người bệnh là rất cao.
Để đánh giá mức độ nguy hiểm khi bị viêm dạ dày HP dương tính, người bệnh cần sớm được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Cách chẩn đoán viêm dạ dày HP
Sự tiến bộ của y học giúp cho việc chẩn đoán bệnh trở nên nhanh chóng và độ chính xác cao. Hiện nay, để xác định đau dạ dày có HP hay không, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp như:
- Chụp X-quang tiêu hóa: Phương pháp này giúp phát hiện được hiện tượng viêm loét, viêm trợt ở vùng niêm mạc bao tử. Thời gian cho kết quả X-quang cũng vô cùng nhanh chóng.
- Lấy máu hoặc phân xét nghiệm: Trong kết quả phân tích máu và phân nếu xuất hiện miễn dịch kháng HP chứng tỏ đau dạ dày có dương tính với HP. Đây cũng là cách chẩn đoán nhanh chóng cho kết quả chính xác chỉ sau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
- Tiến hành nội soi tiêu hóa: Đây là cách chẩn đoán phổ biến nhất và cho kết quả chính xác. Nội soi dạ dày thông qua đường miệng, có thể thực hiện khi người bệnh tỉnh hoặc nội soi gây mê không gây khó chịu hay đau đớn. Ống nội soi sẽ giúp chụp lại hình ảnh của những vùng tổn thương, sinh thiết mẫu để kiểm tra sự tồn tại của HP.
- Kiểm tra hơi thở người bệnh: Thiết bị đo lường độ phân giải của chất được giải phóng ra qua hơi thở của người bệnh sẽ giúp kiểm tra HP. Viêm dạ dày HP âm tính là gì? Chính là khi trong hơi thở không xuất hiện các khí do vi khuẩn HP thủy phân tạo ra độ phân giải phóng xạ nhỏ. Một số chất như NH3, ammonia, carbon dioxide.
Với các phương pháp và kỹ thuật hiện đại, việc chẩn đoán vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày có độ chính xác tới 90%. Từ đó, xác định phương pháp xử lý nhằm tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả và trị viêm ở dạ dày.
Điều trị bệnh viêm dạ dày HP
Đối với đau dạ dày do vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa và gây viêm nhiễm sẽ có phác đồ điều trị riêng. Tùy vào từng thể trạng bệnh khác nhau mà các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ định hướng phương pháp xử lý nhằm triệt tiêu vi khuẩn HP trong dạ dày. Một số biện pháp chữa bệnh hiệu quả như:
Dựa theo phác đồ của Tây y
Bộ Y tế chia ra làm 4 phác đồ điều trị vi khuẩn HP gây đau dạ dày. Cụ thể:
Phác đồ điều trị kết hợp 3 thuốc
Phương pháp này phù hợp với người bệnh chữa trị HP lần đầu và duy trì trong khoảng 10 – 14 ngày. 2 phác đồ chi tiết là:
- Phác đồ 1: Dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày, sử dụng phổ biến là omeprazol với liều 1 viên mỗi lần, sử dụng ngày 2 lần. Kết hợp dùng kháng sinh tiêu diệt HP Amoxicillin, uống mỗi lần 1g, ngày 2 lần. Loại thứ 3 là dùng macrolid – Clarithromycin sử dụng 500mg/lần, ngày 2 lần.
- Phác đồ 2: Thuốc omeprazol ức chế bơm PPI. Loại thứ 2 là Amoxicillin kháng sinh giúp diệt vi khuẩn HP, liều dùng 1g/lần. Loại thứ 3 là Metronidazol dùng với liều 500mg/lần. Tất cả 3 loại thuốc sử dụng đúng liều và dùng 2 lần/ngày.
Phác đồ phối hợp 4 thuốc
Liệu trình kéo dài khoảng 10 – 14 ngày và được áp dụng khi phương pháp kết hợp 3 thuốc không thành công hoặc đã từng dùng Clarithromycin. 2 phác đồ của phương pháp điều trị này bao gồm:
- Phác đồ 1: Dùng thuốc ức chế bơm PPI và Tinidazole với liều 500mg/lần. 2 loại thuốc còn lại là Metronidazole (500mg/lần), Bismuth (60mg/lần). Cả 4 loại thuốc đều được chỉ định dùng 2 lần/ngày.
- Phác đồ 2: Uống thuốc để ức chế bơm proton, dùng kết hợp với Amoxicillin (1g/lần), Clarithromycin (500mg/lần) và Metronidazole (500mg/lần). Tất cả 4 loại thuốc được kết hợp dùng theo phác đồ với liều quy định ngày 2 lần.
Phác đồ tiêu diệt HP nối tiếp
Phác đồ này được chỉ định dùng 2 thuốc trong 5 ngày đầu và tăng lên 3 thuốc trong 5 ngày tiếp theo. Điều trị 10 ngày liên tục với thuốc cụ thể như sau:
- 5 ngày đầu: Sử dụng 2 thuốc là thuốc kháng sinh Amoxicillin và thuốc giúp ức chế bơm PPI.
- 5 ngày sau: Sử dụng phối hợp 3 thuốc là dùng kháng sinh Clarithromycin kết hợp với Tinidazole và thuốc ức chế bơm PPI.
Chữa bệnh theo phác đồ cứu vãn
Phác đồ này được dựng lên khi mọi phác đồ chữa trị trên đều thất bại. Vi khuẩn HP vẫn tồn tại gây viêm nhiễm và đau đớn cho người bệnh. Phác đồ này là sự cứu vãn tình trạng bệnh dựa trên việc áp dụng thuốc bơm PPI ức chế vi khuẩn và kết hợp với các loại thuốc đặc hiệu khác nhau.
Áp dụng bài thuốc từ Đông y
Ngoài việc sử dụng phác đồ điều trị theo Tây y thì nhiều người cũng quan tâm đến phương pháp chữa trị đau dạ dày dương tính HP bằng Đông y. Một số bài thuốc được đánh giá khá hiệu quả trong việc tiêu diệt H. pylori như:
- Cao Bình Vị: Bài thuốc chứa rễ cỏ tranh, sơn đồ, kim ngân hoa, kim hoa thảo, cỏ chỉ thiên. Dược liệu này được bào chế thành dạng cao dễ dùng giúp kháng viêm, diệt vi khuẩn HP, cầm máu,…
- Sơ Can Bình Vị Tán: Được bào chế từ 3 chế phẩm thiên nhiên cùng hơn 30 thảo dược như mai mực, chè dây, mẫu đơn trắng, cây lá khôi, quán chúng, thổ hào sâm,… giúp diệt khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra còn có các thảo dược giúp phục hồi tổn thương như nghệ vàng, kim bất hoán, quốc lão, diếp dại, vô gia đằng, xích đồng,…
- Bài thuốc ức chế sản sinh vi khuẩn HP: Các vị thuốc gồm mẫu lệ, mai mực,…
Nhất Nam Bình Vị Khang – Tiêu diệt triệt để 65 loại vi khuẩn HP từ bài thuốc YHCT
Để khắc phục những nhược điểm từ thuốc Tây y, YHCT đang trở thành xu hướng điều trị vi khuẩn HP đang được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay. Trong đó, bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang của Nhất Nam Y Viện đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh.
Bài thuốc cũng là một trong số ít các bài thuốc Đông y đặc trị viêm dạ dày HP được nhiều trang báo sức khỏe như báo VTC NEWS, Người đưa tin, Dân trí,…
Nhất Nam Bình Vị Khang được phục dựng lại từ bài thuốc cổ chữa dạ dày của Vua Tự Đức kết hợp cùng những biện chứng của YHHĐ đem đến hiệu quả điều trị TOÀN DIỆN và CHUYÊN SÂU cùng 3 chế phẩm đặc trị gồm: Nhất Nam Bình Vị đặc trị viêm loét HP, Nhất Nam Bình Vị Hoàn và Nhất Nam Giải Độc Hoàn.
Từ ba bài thuốc trên, bác sĩ sẽ kết hợp linh hoạt các bài thuốc dựa trên phác đồ điều trị CÁ NHÂN HÓA dựa trên cơ chế 3 tác động:
- Tác động trực tiếp vào chức năng Tỳ Vị giúp nâng cao chức năng dạ dày, loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng viêm loét, sưng đau, nóng rát thượng vị,…
- Hỗ trợ bồi bổ sức khỏe dạ dày, nâng cao sức đề kháng
- Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP, tạo hiệu quả bền vững.
Với 100% thành phần chủ dược có trong bài thuốc đều là những dược liệu cung tiến lên vua chúa đảm bảo dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO. Nhờ vậy mà bài thuốc TUYỆT ĐỐI an toàn, lành tính, Không gây nhờn thuốc, Không tác dụng phụ, Không gây mệt mỏi.
Với những ưu điểm vượt trội mà hiếm có bài thuốc nào có được, Nhất Nam Bình Vị Khang đã giúp hàng ngàn người bệnh viêm dạ dày HP thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh tật. Trong đó có tới 85% người bệnh khỏi hoàn toàn các triệu chứng sau 7 ngày và phục hồi niêm mạc dạ dày 100% sau 1 – 2 tháng dùng thuốc.
Xem thêm: Nhất Nam Bình Vị Khang ĐÁNH TAN viêm loét HP dạ dày với công thức “3 trong 1” – Giải pháp từ bài thuốc của vua Tự Đức
Trong cuộc trò chuyện cùng TTƯT, Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn (Cố vấn chuyên môn Nhất Nam Y Viện) có chia sẻ về bài thuốc:
Video Chuyên Gia Phân Tích Cơ Chế Bệnh Viêm Loét HP Dạ Dày
Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang hiện đang được ứng dụng điều trị ĐỘC QUYỀN tại Nhất Nam Y Viện – đơn vị điều trị bệnh bằng YHCT vinh dự lọt “Top 20 thương hiệu nổi tiếng 2020”. Người bệnh có nhu cầu thăm khám hoặc tìm hiểu về bài thuốc có thể liên hệ theo Hotline: (024) 8585 1102 – 0928 42 1102.
Điều trị theo phương pháp dân gian
Một trong những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà và an toàn cho người bệnh là chữa trị theo dân gian. Một số phương pháp được đánh giá là hiệu quả để diệt vi khuẩn HP như:
- Nghệ: Người bệnh có thể dùng nghệ như một loại gia vị trong nấu ăn hoặc sử dụng kết hợp cùng mật ong, nước dừa,… để có hiệu quả tốt.
- Tỏi: Trong tỏi chứa thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng cường đề kháng. Bệnh nhân viêm dạ dày HP có thể dùng tỏi trong bữa ăn hoặc ngâm tỏi cùng rượu sử dụng mỗi ngày 1 – 2 chén.
- Gừng: Tác dụng của gừng tươi có chức năng giảm tiết acid dạ dày, hạn chế vi khuẩn, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Gừng có thể cho vào trong chế biến thức ăn hoặc sử dụng vài lát gừng tươi hãm với nước ấm uống vào buổi sáng.
Dù lựa chọn phương pháp điều trị nào thì người bệnh cần duy trì phác đồ điều trị đúng cách. Ngoài ra, việc kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn HP cực kỳ hiệu nghiệm.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Để phòng ngừa nguy cơ dương tính HP, mỗi chúng ta cần tuân thủ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt khoa học.
Chế độ ăn uống khoa học
Một số lưu ý về ăn uống giúp phòng ngừa dương tính HP gây đau dạ dày và giúp những người bị viêm dạ dày HP chữa trị hiệu quả như:
Nên ăn:
- Duy trì ăn uống khoa học, không dùng chung bát đũa, thìa với người khác. Nên ăn uống đúng giờ, nhai kỹ, vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.
- Bổ sung các thực phẩm chứa thành phần có công dụng kháng viêm, tăng cường miễn dịch như rau xanh, việt quất, nghệ vàng,…
- Chỉ ăn thực phẩm sạch, rau củ không chứa các chất độc hại, thực phẩm chín.
Nên kiêng:
- Không nên ăn quá no hoặc quá đói và nạp quá nhiều chất dinh dưỡng trong một ngày vào cơ thể.
- Không ăn những thực phẩm có khả năng làm tăng acid dạ dày và tăng triệu chứng bệnh như đồ chua cay, chất kích thích, nước uống có ga, cồn,…
- Nên kiêng đồ ăn tái, sống như gỏi, salad, sushi,…
Thói quen sinh hoạt
- Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng biệt, không dùng chung với người khác, đặc biệt là người dương tính HP.
- Nên có thái độ sống lạc quan, tích cực, tránh thức quá khuya, làm việc với áp lực lớn, stress,…
Với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về bệnh lý viêm dạ dày HP cùng các triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân dương tính H. pylori sẽ biết cách bảo vệ bản thân. Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cùng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng là cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Gợi ý xem thêm:
- Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh và hành trình 40 năm điều trị dạ dày cho hơn 10.000 người bệnh
- [Tâm sự] Từng suy sụp vì viêm loét Hp dạ dày nặng, cô giáo bất ngờ hồi phục hoàn toàn nhờ bài thuốc quý
Xem thêm: Ngứa môi là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị hết ngứa, mềm môi hiệu quả