Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp & giải pháp khắc phục

Tử cung co bóp quá mức, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… là những nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp. Để khắc phục triệu chứng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà, sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.

Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, căng thẳng,… là các nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp

Dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới và xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là triệu chứng thường gặp ở nữ giới từ 15 – 45 tuổi.

Một số dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh:

Ngoài triệu chứng đau bụng kinh, nữ giới có thể gặp phải một số biểu hiện đi kèm khác như mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, hơi sốt, chán ăn, căng thẳng, thiếu tập trung, khó ngủ,…

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp

Đau bụng kinh có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

1. Nguyên nhân nguyên phát

Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng cơn đau phát sinh do hoạt động sinh lý thông thường. Sở dĩ, nữ giới bị đau vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt là do tử cung co thắt quá mức nhằm loại bỏ máu, tế bào chết và dịch nhầy ra bên ngoài.

Hoạt động co bóp quá mức có thể khiến quá trình tuần hoàn máu ở tử cung bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và làm phát sinh cơn đau.

Tử cung co bóp quá mức có thể làm giảm oxy ở mạch máu và phát sinh cơn đau ở vùng bụng dưới

Ngoài ra trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều prostaglandin – một thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm. Prostagladin có thể gây viêm nhẹ ở tử cung và gây ra tình trạng đau ở vùng bụng dưới.

Đau bụng kinh nguyên phát thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Trong trường hợp này, cơn đau xảy ra là hệ quả do hoạt động tự nhiên của cơ thể.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát gây đau bụng kinh xảy ra do tử cung và các cơ quan sinh sản của nữ giới gặp phải vấn đề. Ngoài ra, đau bụng kinh thứ phát cũng có thể xảy ra do một số yếu tố tác động khác như stress, suy nhược, mất ngủ, thức khuya,…

Stress là một trong những nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp ở nữ giới

Một số nguyên nhân thứ phát gây đau bụng vào chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:

Giải pháp khắc phục chứng đau bụng kinh

Đau bụng kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm giảm triệu chứng này dứt điểm, bạn cần xác định nguyên nhân và tiến hành các phương pháp điều trị tương ứng.

1. Điều trị y tế

Nếu cơn đau bụng kinh có mức độ nặng nề, bạn nên tiến hành thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và chỉ định các biện pháp điều trị y tế. Tùy vào bệnh lý và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những biện pháp sau:

Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau, kháng sinh,…

Với những trường hợp đau bụng kinh do thói quen sinh hoạt, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số biện pháp tại nhà và cách xây dựng lối sống lành mạnh nhằm hạn chế nguy cơ đau bụng vào những ngày đèn đỏ.

2. Các biện pháp giảm đau tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như:

Chườm túi ấm vào vùng bụng dưới có tác dụng thư giãn cơ tử cung và giảm đau nhanh chóng

Phòng ngừa đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt

Chứng thống kinh không thể phòng ngừa và ngăn chặn hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm mức độ đau bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học.

Tập thể dục không chỉ tăng độ dẻo dai của xương khớp mà còn giảm mức độ của cơn đau bụng kinh

Các biện pháp phòng ngừa đau bụng kinh, bao gồm:

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh. Vì vậy nếu nghi ngờ triệu chứng phát sinh do những bệnh lý nghiêm trọng, bạn nên liên hệ và đặt lịch hẹn với bác sĩ phụ khoa trong thời gian sớm nhất. Chậm trễ trong quá trình thăm khám có thể khiến bệnh tiến triển xấu và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Xem thêm: Thực phẩm đóng hộp có tốt cho sức khỏe của bạn không?

Rate this post
Exit mobile version