Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ thường gây đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này có thể không gây bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Chính vì vậy, điều trị Hp cho trẻ phải được cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những can thiệp không cần thiết.

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em có triệu chứng gì? Khi nào cần phải điều trị?

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em

Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là vi khuẩn gram âm có thể tồn tại và phát triển trong niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng – miệng, phân – miệng hoặc lây gián tiếp qua các vật dụng trung gian.

Men urease được vi khuẩn Hp bài tiết có khả năng trung hòa dịch vị, phá vỡ màng nhầy bảo vệ niêm mạc và giúp vi khuẩn tồn tại trong môi trường có độ axit cao. Tuy nhiên màng nhầy bị phá vỡ có thể khiến dịch vị xâm lấn, ăn mòn và gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Do đó nhiễm vi khuẩn Hp có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng, trào ngược thực quản và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Thông thường, nhiễm vi khuẩn Hp thường xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Khác với người lớn, trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh và thể trạng kém nên vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh, làm tổn thương dạ dày và gây rối loạn hoạt động tiêu hóa.

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa

Các dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em:

Các biểu hiện nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em thường không đồng nhất do hệ miễn dịch và thể trạng ở từng trẻ có sự khác biệt. Đối với những trẻ lớn, triệu chứng có thể không rõ rệt, mờ nhạt và khó nhận biết.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp – Do đâu?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp thường là do lây nhiễm từ người lớn thông qua đường miệng – miệng, phân – miệng và lây qua vật dụng trung gian (dụng cụ cá nhân, thiết bị y tế,…).

Trẻ có thể bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori do ăn uống chung với người lớn

Các hoạt động có khả năng lây nhiễm vi khuẩn Hp cho trẻ nhỏ, bao gồm:

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh và không biết cách vệ sinh cá nhân nên có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn Hp từ người thân trong gia đình hoặc từ môi trường xung quanh. Thống kê cho thấy, có hơn 85% trẻ nhiễm vi khuẩn Hp có ba hoặc mẹ dương tính với loại vi khuẩn này.

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ bằng cách nào?

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ thường không có tính điển hình cao. Vì vậy khi nhận thấy biểu hiện bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cần thiết.

Xét nghiệm chẩn đoán Hp chỉ được thực hiện đối với trẻ bị viêm loét đường tiêu hóa đã được phát hiện qua nội soi và chụp X-Quang cản quang. Ngoài ra, các xét nghiệm này cũng được thực hiện khi trẻ bị đau bụng mãn tính hoặc có ba mẹ có tiền sử nhiễm vi khuẩn Hp hoặc bị ung thư dạ dày.

Để chẩn đoán vi khuẩn Hp ở trẻ, cần tiến hành nội soi, sinh thiết và nuôi cấy vi khuẩn

Một số xét nghiệm chẩn đoán vi khuẩn Hp ở trẻ em:

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để thu thập thêm dữ liệu trước khi đưa ra kết quả cuối cùng.

Khi nào cần điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ?

Ở người trưởng thành, điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định với hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, bác sĩ chỉ cân nhắc điều trị trong những trường hợp cần thiết. Bởi dùng kháng sinh cho trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Chỉ điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ trong những trường hợp cần thiết

Điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ được cân nhắc trong những trường hợp sau:

Trên thực tế ở một số trường hợp, vi khuẩn Hp có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào bất thường. Điều trị ở những trường hợp này thường không có giá trị lâm sàng, ngược lại còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc điều trị vi khuẩn Hp ở trẻ em phải được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những can thiệp không cần thiết.

Phác đồ điều trị Hp cho trẻ em

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cho trẻ em bao gồm ít nhất 2 loại kháng sinh và 1 – 2 loại thuốc làm giảm bài tiết axit dạ dày. Tuy nhiên trước khi xây dựng phác đồ, bác sĩ cần nuôi cấy vi khuẩn nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh để hạn chế tối đa nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc.

Thông thường, phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định trong 14 ngày. Tuy nhiên nếu không có đáp ứng tốt, thời gian điều trị có thể kéo dài trong nhiều tuần.

Phác đồ điều trị HP cho trẻ em được chỉ định trong vòng 14 ngày hoặc hơn tùy vào khả năng đáp ứng

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori cho trẻ em:

– Trẻ dưới 8 tuổi:

– Trẻ trên 8 tuổi:

– Liều dùng cụ thể:

Cần thông báo với bác sĩ độ tuổi và cân nặng chính xác của trẻ để được chỉ định phác đồ và hiệu chỉnh liều lượng phù hợp.

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả tiệt trừ vi khuẩn Hp bằng kỹ thuật test hơi thở hoặc xét nghiệm phân. Các xét nghiệm này được thực hiện sau khi ngưng PPI 2 tuần và kháng sinh 4 tuần để đảm bảo kết quả chẩn đoán khách quan và chính xác nhất.

Điều trị vi khuẩn Hp thành công được xác định khi các xét nghiệm này đều cho kết quả (-) âm tính. Đối với trường hợp thất bại trong phác đồ điều trị đầu tiên, bác sĩ cần sinh thiết mô và nuôi cấy để xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn trước khi chỉ định phác đồ mới.

Chăm sóc trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Sử dụng các loại thuốc tiệt trừ vi khuẩn Hp có thể khiến trẻ gặp phải một số phản ứng bất lợi như buồn nôn, nôn mửa, ăn uống kém, đau đầu,… Vì vậy bên cạnh phương pháp y tế, phụ huynh nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm làm giảm tác dụng phụ của thuốc, nâng cao hệ miễn dịch và thể trạng cho bé.

Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ trong thời gian điều trị vi khuẩn Hp

Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp:

Điều trị nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ chỉ được cân nhắc trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng sức khỏe và áp dụng phác đồ tiệt trừ vi khuẩn phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho con trẻ khi chưa tham vấn y khoa.

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày HP nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị

Nguồn: https://ihs.org.vn/nhiem-vi-khuan-hp-o-tre-17644.html

Xem thêm: Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version