Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng mới nhất

Loét dạ dày tá tràng hay còn gọi là viêm loét dạ dày chỉ những tổn thương ở niêm mạc dạ dày – tá tràng. Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng là biện pháp giúp chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa của bệnh.

Tìm hiểu về phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng là một điều cần thiết.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng (mới nhất)

Phác đồ điều trị bệnh bao gồm đại cương, đánh giá, chẩn đoán và điều trị.

I- Đại cương

Loét dạ dày tá tràng là từ chuyên ngành dùng để chỉ một dạng bệnh khá phổ biến về đường tiêu hóa, thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh hình thành từ những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng (vết loét).

1- Nguyên nhân gây bệnh

Loét dạ dày tá tràng được chia thành 2 dạng: có liên quan đến nhiễm trùng và không liên quan. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng nhiễm trùng được xác định là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các loại virus như CMV, Herpes.

Nếu không vì các loại khuẩn trên thì bệnh sẽ được hình thành từ các nguyên nhân sau đây:

2- Các dạng loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày tá tràng được phân thành 4 dạng sau đây:

II- Đánh giá bệnh nhân

1- Lâm sàng

Các bác sĩ sẽ đánh giá một bệnh nhân có bị loét dạ dày tá tràng hay không dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

Khi bị loét dạ dày – tá tràng, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện cụ thể về lâm sàng.

Biến chứng của bệnh bao gồm xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị và ung thư (trên nền ổ loét).

2- Cận lâm sàng

III- Chẩn đoán

1- Chẩn đoán có bệnh

Sử dụng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như nội soi, X-quang dạ dày khi bệnh nhân có những cơn đau loét điển hình.

2- Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán để có thể phân biệt viêm dạ dày mãn tính, ung thư dạ dày, viêm tụy mạn, viêm túi mật mạn do sỏi theo những bước sau đây:

3- Chẩn đoán nguyên nhân

Dùng các biện pháp, kỹ thuật thăm khám và kiến thức chuyên ngành để phân biệt được bệnh gây ra bởi nguyên nhân nào, vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống hay do dùng thuốc.

4- Chẩn đoán biến chứng

Dựa vào biến chứng, các bác sĩ có thể chẩn đoán được vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, cụ thể như sau:

Loét dạ dày tá tràng có thể được chẩn đoán từ những biến chứng của bệnh.

IV- Điều trị

1- Nguyên tắc điều trị

Điều trị loét dạ dày tá tràng phải được dựa trên những nguyên tắc sau đây:

2- Mục đích điều trị

Sử dụng một số thuốc đặc trị để đạt được mục đích điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng, bao gồm việc làm giảm các yếu tố gây viêm loét, tăng cường các yếu tố bảo vệ và diệt vi khuẩn Hp.

Làm giảm các yếu tố gây loét niêm mạc dạ dày – tá tràng

Tăng cường các yếu tố bảo vệ dạ dày – tá tràng

Ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn Helycobacter pylori. 

3- Điều trị loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể được điều trị bằng cách dùng thuốc hoặc không dùng thuốc

+ Đối với điều trị không dùng thuốc, cần lưu ý:

+ Đối với điều trị bằng thuốc (HCI):

Loét dạ dày – tá tràng sẽ được khắc phục bằng cách sử dụng vừa đủ các loại thuốc như PPI, thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế thụ thể H2 v.v…

Bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân viêm dạ dày bằng phác đồ dùng thuốc hoặc không.

Thuốc cần dùng trước khi ăn 30 phút với liều lượng như sau: Esomeprazole (40mg/ ngày), Omeprazole (20 mg/ ngày), Pantoprazole (40mg/ ngày), Rabeprazole (20 mg/ ngày), Lansoprazole (30mg/ ngày).

Tùy tình trạng của người bệnh mà bác sĩ định mức liều lượng cũng như cách dùng thuốc. Nếu dùng với liều cao hơn liều chuẩn thì có thể rút ngắn thời gian điều trị, tuy nhiên người bệnh phải được theo dõi cẩn thận.

Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm dạ dày ở mức độ nặng thì có thể dùng PPI qua đường tiêm qua tĩnh mạch hoặc đường uống với liều cao hơn (so với liều chuẩn) để kiểm soát bệnh.

Lưu ý, PPI có các tác dụng phụ như tiêu chảy, táo bón, đau đầu và tăng nguy cơ mắc các bệnh như: viêm phổi, ung thư dạ dày, loãng xương, nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium difficile. Ngoài ra, PPI có sự tương tác với các thuốc cần môi trường acid để hấp thụ như thuốc kháng nấm, thuốc kháng sinh và làm giảm tác dụng của Clopidogrel.

Thuốc trung hòa acid gồm các thuốc thuộc nhóm Aluminum hydroxide, Magne hydroxide. Sử dụng thuốc cho người cần điều trị vào trước bữa ăn chính 30 phút, ngày dùng 3-4 lần (1 liều bổ sung trước khi đi ngủ).

Loại thuốc này gồm 4 nhóm thuốc chính, có liều lượng cụ thể như sau: nhóm Famotidine (20mg x 2 lần/ ngày và 20mg trước khi ngủ), nhóm Nizatidine (150mg x 2 lần/ ngày và 300mg trước khi ngủ), nhóm Cimetidine (400mg x 2 lần/ ngày và 800mg trước khi ngủ), nhóm Ranitidine (150mg x 2 lần/ ngày và 300mg trước khi ngủ).

+ Đối với điều trị bằng thuốc tác động lên các yếu tố bảo vệ niêm mạc:

+ Đối với điều trị bằng các thuốc tác động lên chức năng vận động của dạ dày – tá tràng:

+ Đối với điều trị dự phòng khi dùng các tên thuốc có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày:

Cho bệnh nhân dùng Misoprostol với liều lượng duy trì 200mcg x 4 lần / ngày và PPI theo liều chuẩn (40mg/ ngày). Có thể kết hợp đơn thuốc với một số tên thuốc sau, tùy theo tình trạng của người bệnh: Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Lansoprazole.

Trên đây là phác đồ điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng mới nhất mà người bệnh có thể tham khảo. Lưu ý là ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên về chuyên khoa, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn một cách chính xác. 

Xem thêm: Những điều bạn cần biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Rate this post
Exit mobile version