Quan hệ xong đau họng là một trong những tình trạng phổ biến khi nam và nữ quan hệ tình dục bằng miệng. Quan hệ tình dục bằng miệng có thể mang lại cảm giác mới lạ, thích thú cho nhiều cặp đôi. Tuy nhiên hành động này có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về sức khỏe, điển hình là tình trạng đau rát cổ họng.
Quan hệ xong đau họng là bị gì?
Tình trạng quan hệ xong bị đau họng có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Đặc biệt là khi nam và nữ có thực hiện hoạt động quan hệ bằng đường miệng. Quan hệ tình dục bằng miệng hay còn gọi là oral sex là cách thức giao hợp sử dụng miệng, lưỡi và môi tác động lên “cô bé” hoặc “cậu bé” của bạn tình. Hành động này gây kích thích và tạo cảm giác mới lạ, thích thú cho nhiều người.
Bên cạnh những lợi ích mà phương thức giao hợp này mang lại thì quan hệ đường miệng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Nhiều người gặp phải tình trạng đau rát cổ họng sau khi quan hệ. Nguyên nhân cũng có thể là do quá trình thực hiện mạnh bạo khiến cho niêm mạc cổ họng bị ảnh hưởng, gây đau.
Nếu rơi vào trường hợp này, một thời gian ngắn sau cổ họng cũng có thể tự phục hồi lại bình thường. Tuy nhiên, nếu cổ họng đau rát trong thời gian dài mà không cải thiện, bên cạnh đó còn kèm theo những biểu hiện lạ như nổi hạch, có mủ trong cổ họng,…thì bạn không nên chủ quan. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục.
Bệnh Chlamydia
Bệnh hình thành do vi khuẩn có tên là Chlamydia trachomatis. Loại vi khuẩn này có thể lây lan khi nam và nữ thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền nhiễm khi thực hiện giao hợp truyền thống hoặc theo đường hậu môn. Không chỉ ảnh hưởng để bộ phận sinh dục, đường tiết niệu hay trực tràng, bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ họng.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ không nhận biết được ngay bệnh Chlamydia. Bởi, nhiều người nhiễm phải bệnh ở họng sẽ không có triệu chứng rõ ràng như những khu vực khác. Triệu chứng tương tự như bệnh viêm họng, khiến người bệnh đau rát cổ họng, khó nuốt,…vì thế dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh.
Bệnh Chlamydia được xem là căn bệnh nhiễm trùng mãn tính, có thể dễ dàng tái phát. Thế nhưng người bệnh cũng không phải quá lo lắng, bệnh có thể được khống chế và điều trị khỏi nếu sử dụng đúng loại kháng sinh.
Chẩn đoán và điều trị:
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm với mẫu nước tiểu hoặc dịch âm đạo của nữ giới. Điều trị bệnh bằng kháng sinh. Người bệnh nên hạn chế quan hệ trong thời gian điều trị.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm ám ảnh của nhiều người. Hình thành bởi vi khuẩn có tên tên khoa học là neisseria gonorrhoeae. Lậu không chỉ lây truyền qua bộ phận sinh dục mà còn qua đường miệng khi thực hiện quan hệ bằng miệng. Ngoài gây ra tổn thương cho bộ phận sinh dục, tiết niệu, trực tràng, bệnh lậu có thể khiến cổ họng gặp nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, triệu chứng mà lậu gây ra ở cổ họng cũng không thực sự rõ ràng để người bệnh dễ nhận diện. Nó chỉ hình thành triệu chứng đau họng và thường xuất hiện sau 1 tuần nếu người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn neisseria gonorrhoeae.
Cũng giống như Chlamydia, người bệnh có thể chữa khỏi căn bệnh này nếu sử dụng đúng kháng sinh. Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường ở cổ họng sau khi quan hệ, đặc biệt là tình trạng đau rát, sưng cổ họng, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị.
Chẩn đoán và điều trị:
Bác sĩ sẽ lấy mẫu tiến hành xét nghiệm, gồm nước tiểu, dịch từ họng, trực tràng, niệu đạo nam và tử cung nữ. Như đã đề cập, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người bệnh gặp phải tình trạng lậu kháng thuốc. Do đó, người bệnh phải thăm khám định kỳ nếu sau điều trị vẫn còn triệu chứng lậu.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là bệnh xã hội tương đối nguy hiểm. Bệnh hình thành do sự tấn công gây hại của vi khuẩn treponema pallidum. Giang mai có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các cơ quan như miệng, môi, cổ họng, bộ phận sinh dục của nam và nữ, hậu môn, trực tràng.
Tùy theo từng giai đoạn nhiễm bệnh cụ thể mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Trường hợp lây bệnh qua đường miệng, trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ nhận thấy một vài vết loét nằm trong miệng, cổ họng, hoặc xung quanh. Bệnh tiến triển sang giai đoạn hai, người bệnh lúc này sẽ bị phát ban, hạch bạch huyết bị sưng, kèm theo đó là tình trạng cơ thể tăng cao nhiệt độ bất thường.
Thời gian ủ bệnh giang mai có thể kéo dài nhiều năm liền, hoàn toàn không có triệu chứng nào cụ thể để người bệnh kịp thời phát hiện. Đến khi giang mai chuyển sang giai đoạn thứ 3, não sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời dây thần kinh, hệ thống tim mạch, xương khớp,…cũng gặp nhiều vấn đề.
Trường hợp không điều trị đúng cách, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng tổn thương tạng, thần kinh ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng. Không những thế, trường hợp phụ nữ đang mang thai, bệnh giang mai có thể lây lan từ mẹ sang con khiến thai nhi chết lưu hoặc bị dị tật bẩm sinh.
Chẩn đoán và điều trị:
Người bệnh sẽ được xét nghiệm máu để nhận biết bệnh giang mai. Trường hợp người bệnh có săng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch tiết ra từ săng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm penicillin để điều trị giang mai cho người bệnh.
Bệnh HSV 2 – Herpes sinh dục loại 2
HSV 2 lây truyền qua đường tình dục làm hình thành mụn rộp sinh dục. Theo thống kê thế giới, bệnh đã gây ra nhiều ảnh hưởng cho 417 triệu người độ tuổi dưới 50. Đặc biệt, bệnh có thể truyền nhiễm giữa người và người thông qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Người bệnh sẽ thấy thực quản có những vết loét hoặc mụn nước. Tuy nhiên hiện tượng này cũng khá hiếm. Người bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng điển hình như khó nuốt, đau khớp, miệng có vết loét, sốt, khó chịu,…Bệnh HSV 2 là bệnh nhiễm trùng mãn tính có thể điều trị kiểm soát, phòng ngừa biến chứng.
Chẩn đoán và điều trị:
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu ở vị trí loét, kết hợp với xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống virus để giảm nguy cơ biến chứng, cải thiện triệu chứng.
Nhiễm trùng HPV
Người bệnh nhiễm phải vi khuẩn HPV thông thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi bị lây nhiễm qua quan hệ bằng miệng, tình trạng nhiễm trùng HPV có thể hình thành nhiều u nhú ở vị trí thanh quản, cơ quan hô hấp. Đặc biệt, miệng và cổ họng là hai vị trí thường xuất hiện nhiều vấn đề nhất.
Người bệnh có thể quan sát thấy mụn cóc nổi ở cổ họng, giọng hát thay đổi, khó thở, khó nuốt, khó nói. Trường hợp nặng, tình trạng viêm nhiễm có thể gây bệnh ung thư ở vùng đầu hoặc cổ. Hiện, HPV không có cách điều trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh có thể tự biến mất trong khoảng 2 năm. Đồng thời, người bệnh có thể loại bỏ mụn nước, vết loét ở miệng, cổ họng với biện pháp phẫu thuật. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể tái phát sau khi điều trị.
Chẩn đoán và điều trị:
HPV không có phương pháp xét nghiệm đặc hiệu, nhất là cho vùng họng, miệng. Một số trường hợp, người bệnh chỉ nhận biết nhiễm bệnh thông qua việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nhiều người còn nhận biết thông qua sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục, cùng với một số dấu hiệu bất thường khác.
Tình trạng nổi mụn cóc sinh dục có thể điều trị. Tuy nhiên, không thể loại bỏ hoàn toàn HPV ra khỏi cơ thể. Người bệnh có thể loại bỏ mụn cóc bằng phương pháp phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc điều trị.
HIV – Bệnh xã hội nguy hiểm
HIV có thể lây lan nhanh chóng thông qua quan hệ bằng đường âm đạo hoặc hậu môn. Khả năng lây nhiễm bằng đường miệng có tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, vẫn có một số người đã gặp phải tình trạng này. Người bệnh khó nhận biết triệu chứng của bệnh trong nhiều năm liền. HIV là căn bệnh đeo bám suốt đời người nhiễm phải nó.
Chẩn đoán và điều trị:
Xét nghiệm máu để xác định bệnh HIV. Bệnh hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Chỉ có thể áp dụng các phương pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan, phát triển của virus gây bệnh.
Bệnh xã hội không chỉ lây nhiễm qua bộ phận sinh dục mà còn có thể lây nhiễm qua đường miệng. Chính vì thế, bạn không chủ quan. Đặc biệt là sau khi quan hệ thấy cổ họng bị đau rát, sưng tấy nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra. Tránh tình trạng giấu bệnh có thể khiến chúng biến chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Phòng ngừa tình trạng quan hệ xong đau họng
Tình trạng quan hệ xong đau họng có thể khắc phục, ngay cả khi nhiễm phải bệnh xã hội lây truyền qua đường miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn và bạn tình cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu kỹ những thông tin xoay quanh kỹ năng quan hệ bằng miệng, có biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân và bạn tình.
- Chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi quan hệ và sau khi đã thực hiện xong quá trình giao hợp.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục, tay thật sạch trước khi thực hiện quan hệ bằng miệng. Không những thế, sau khi thực hiện xong, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ những vị trí này để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập gây hại.
- Tránh quan hệ bằng miệng nếu bộ phận sinh dục hoặc miệng của bạn tình có mụn nhọt hoặc vết loét, trầy xước,…
- Sử dụng dụng cụ bảo vệ trước khi quan hệ, ví dụ bao cao su, màng chắn miệng có mùi thơm. Điều này vừa giúp bảo vệ an toàn sức khỏe cho cả hai, vừa kích thích bạn tình.
- Nên hạn chế việc xuất tinh vào trong miệng, hoặc nuốt tinh dịch, tránh bệnh xã hội lây lan.
- Chung thủy một vợ, một chồng, không nên quan hệ nhiều người có thể khiến nguy cơ nhiễm bệnh xã hội gia tăng, đặc biệt là gây đau họng, sưng loét cổ họng nguy hiểm.
- Tránh quan hệ mạnh bạo khiến niêm mạc cổ họng bị tổn thương.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân và bạn tình để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn, nếu có.
Quan hệ xong đau họng là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, bởi nó có thể là dấu hiệu quả những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Nếu tình tình trạng đau họng kéo dài không khỏi, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ – Ngừa viêm
- Quan hệ xong bị đau bụng – Nguyên nhân là gì?
- Quan hệ mạnh, sâu có ảnh hưởng gì không?
Xem thêm: Chữa bệnh sùi mào gà bằng thuốc nam có khỏi không?