Viêm vùng chậu là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến, đặc biệt thường gặp trong thời kỳ mang thai. Bệnh cũng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và điều trị từ sớm. Để nhận biết và có hướng xử lý đúng đắn khi bị viêm vùng chậu, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Vùng chậu của nữ giới bao quanh tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn chứng, phúc mạc vùng chậu. Viêm vùng chậu (PID – pelvic inflammatory disease) chính là tình trạng nhiễm trùng tại các cơ quan này và có thể lây lan sang lân cận.
Đây là bệnh lý thường lây nhiễm qua đường tình dục và các vi sinh gây bệnh thường gặp bao gồm các chủng bệnh lậu hoặc vi khuẩn yếm khí. Bao gồm: Neisseria Gonorrhea, Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum, Streptocoques, Staphylocoques, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Chlamydia… Trong đó, Chlamydia và Neisseria Gonorrhea là phổ biến nhất.
Các vi khuẩn gây bệnh thường lây lan trực tiếp qua đường tình dục hoặc dễ phát triển ở những người từng mắc bệnh phụ khoa (viêm âm đạo, viêm buồng trứng…), sảy thai hoặc phá thai. Đôi khi chúng cũng xuất hiện gián tiếp qua việc thực hiện các thủ thuật xâm lấn âm đạo, tử cung. Do đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất bao gồm:
- Người có nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su khi quan hệ
- Quan hệ với bạn tình có tiền sử nhiễm lậu và viêm nhiễm niệu đạo
- Người trẻ tuổi, nhất là ở độ tuổi dưới 25
- Thường xuyên thụt rửa khiến môi trường âm đạo mất cân bằng.
- Có tiền sử mắc các bệnh lý phụ khoa, từng phá thai hoặc bị sẩy thai
- Từng phẫu thuật xâm lấn hoặc đặt dụng cụ tử cung (nguy cơ mắc cao trong 3 tuần đầu tiên)
Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Các biểu hiện ban đầu của viêm vùng chậu tương đối nhẹ và người bệnh có thể không phát hiện ra. Cho đến khi người bệnh khó mang thai hoặc thường xuyên đau vùng chậu kéo dài thì mới đến bệnh viện khám và phát hiện được. Vì vậy, nếu bắt gặp các triệu chứng dưới đây thì người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay để hạn chế các nguy cơ bệnh diễn tiến, biến chứng nguy hiểm.
- Bụng dưới có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ
- Đau lan xung quanh vùng xương chậu
- Khí hư hay dịch tiết từ âm đạo có mùi hôi khó chịu.
- Cảm giác đau đớn bất thường khi quan hệ tình dục.
- Sốt nhẹ đến sốt cao, nôn mửa, cảm thấy ớn lạnh người
- Rối loạn bài tiết, cảm giác đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên
- Âm đạo xuất huyết bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục
Các triệu chứng bệnh có sự tương đồng với mang thai ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, xuất huyết nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng tiến triển cấp, u xơ tử cung hoại tử, viêm ruột thừa cấp, viêm bàng quang, viêm đài bể thận… Bất cứ bệnh lý nào trong số này cũng đều nguy hiểm nên người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên.
Viêm vùng chậu có thai được không? Các biến chứng thường gặp
Viêm vùng chậu là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, có khả năng gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, vấn đề “viêm vùng chậu có thai được không” luôn được người bệnh đặc biệt quan tâm. Trả lời cho vấn đề này, bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết:
“Nếu người bệnh bị viêm vùng chậu ở giai đoạn sớm, tích cực điều trị với phương pháp đúng đắn thì hoàn toàn có thể hồi phục và mang thai bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao và dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn và có thể mất thiên chức làm mẹ”.
Trên thực tế, viêm vùng chậu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mô sẹo, vết áp xe và gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ quan sinh dục. Người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề:
- Đau vùng chậu mãn tính: Viêm vùng chậu chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau kéo dài hàng tháng, thậm chí là hàng năm. Ống dẫn trứng có thể hình thành mô sẹo, gây đau khi người bệnh quan hệ tình dục hoặc thời kỳ rụng trứng hàng tháng.
- Mang thai ngoài tử cung: Viêm vùng chậu làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 10 lần. Nguyên do là bởi việc điều trị không kịp thời khiến ống dẫn trứng hình thành mô sẹo, cản trở quá trình kết hợp và làm tổ trong tử cung của trứng và tinh trùng. Mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng: Viêm vùng chậu thường gây áp xe tụ mủ tại các cơ quan đường sinh dục. Trong đó buồng trứng và vòi trứng thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu áp xe tiến triển nặng, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
- Vô sinh: Cũng giống như các bệnh lý phụ khoa khác, viêm vùng chậu vừa gây tổn thương trên diện rộng, ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan sinh dục nên người bệnh khó thụ thai. Bệnh càng tái phát nhiều lần thì nguy cơ vô sinh càng cao.
Biện pháp điều trị viêm vùng chậu hiệu quả nhất
Viêm vùng chậu là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu không được khám, điều trị sớm. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, chị em cần chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh viêm vùng chậu bác sĩ có thể sẽ tiến hành một vài xét nghiệm, kiểm tra triệu chứng lâm sàng. Từ đó, xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số cách chữa viêm phần phụ phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Cách điều trị viêm vùng chậu tại nhà
Dân gian có nhiều bài thuốc hữu ích trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Các bài thuốc dân gian chủ yếu dùng nam dược và bào chế với phương pháp đơn giản để cải thiện triệu chứng lâm sàng. Chẳng hạn như dùng các loại cây có tinh dầu để xông hơi hoặc sắc thành nước uống hàng ngày. Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp đơn giản sau:
- Xông lá trầu không: Trầu không có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn đường sinh dục nên được ứng dụng rất nhiều trong điều trị viêm phụ khoa. Người bệnh có thể thấy một nắm lá trầu không đã sơ chế sạch, đun sôi với nước cùng một ít muối ăn. Sau đó đổ nước ra chậu và xông vùng kín trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày nên thực hiện một lần cho đến khi hết bệnh.
- Uống bột nghệ: Bột nghệ không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn chống ung thư rất tốt. Mỗi sáng, người bệnh chỉ cần lấy một 1 thìa bột nghệ đã tinh chế pha cùng với 1 ly sữa ấm. Người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Sắc nước lá trinh nữ hoàng cung: Trinh nữ hoàng cung chính là “thần dược” trị bệnh phụ khoa khi diệt khuẩn, giảm đau lại có tác dụng phòng chống ung thư, u xơ tử cung. Người bệnh có thể tìm mua trinh nữ hoàng cung tại các tiệm thuốc đông y, sắc thành thuốc và uống 3 lần trong một ngày.
- Vệ sinh bằng nước muối: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn tốt nhờ rút hết nước trong tế bào của vi khuẩn. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý cũng không gây mất cân bằng môi trường âm đạo như các dung dịch vệ sinh hóa chất. Người bệnh nên pha muối hạt cùng với nước ấm và vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày.
Các mẹo trên đây chỉ giúp thuyên giảm triệu chứng, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn nên người bệnh không được lạm dụng quá mức. Mẹo dân gian cũng phụ thuộc phần lớn vào cơ địa nên không phải ai cũng áp dụng thành công. Trước khi áp dụng mẹo dân gian cùng phác đồ điều trị chuyên khoa, người bệnh cũng nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không dùng mẹo dân gian để thay thế các biện pháp chăm sóc y tế. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tái phát liên tục, dễ gây biến chứng và dẫn đến vô sinh.
Tây y điều trị bệnh như thế nào?
Trong trường hợp người bệnh bị viêm vùng chậu nhẹ, hầu hết sẽ được dùng thuốc và điều trị ngoại trú. Nhưng nếu người bệnh bị thể nặng thì phải nhập viện điều trị nội trú.
Thông thường, việc điều trị nội trú sẽ áp dụng trong những trường hợp: viêm vùng chậu khi mang thai, không đáp ứng tốt với thuốc điều trị, có khối áp xe ở vùng chậu hoặc ống dẫn trứng, nhiễm HIV… Điều trị nhiễm trùng vùng chậu sẽ sử dụng kháng sinh và các loại thuốc kháng viêm.
Chẳng hạn như Ceftriaxone, Clindamycin, Doxycycline, Metronidazole, Probenecid… Tuy nhiên, nếu người bệnh bị nhiễm Chlamydia hoặc lậu cầu thì bệnh rất dễ tái phát trở lại trong khoảng 6 tháng. Người bệnh cần chú ý tái khám định kỳ vào tháng thứ 3 hoặc tháng thứ 6 sau điều trị. Trong quá trình chữa bệnh nên dừng quan hệ tình dục.
Các thủ thuật ngoại khoa hiếm khi được thực hiện trong điều trị viêm vùng chậu. Trừ trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh, bị áp xe, có nguy cơ vỡ túi mủ và bác sĩ cần phẫu thuật để dẫn lưu, loại bỏ hoàn toàn mủ viêm.
Thuốc đông y điều trị viêm vùng chậu
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc kháng sinh hoặc bệnh tái phát thì hãy tham khảo phương pháp điều trị của đông y. Đông y chữa bệnh theo nguyên lý trị từ gốc, sử dụng các thảo dược có đặc tính kháng sinh mạnh nhưng không gây hại cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, đông y cũng là giải pháp duy nhất điều trị an toàn cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Để điều trị viêm vùng chậu, đông y chú trọng ổn định khí huyết cơ thể, cân bằng môi trường âm đạo, tăng cường sức đề kháng đồng thời loại nhiễm trùng, sưng viêm, phù nề, khí hư. Các loại thảo dược thường sử dụng bao gồm: Ích mẫu, đương quy, hoàng bá, bạch thược, trinh nữ hoàng cung, đại hoàng, đan bì, mang tiêu, đông qua tử…
Các thảo dược này có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, trừ ứ huyết, sưng viêm, tán mủ, an hòa ngũ tạng, chống ung thư. Tùy vào thể trạng của người bệnh và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ/thầy thuốc YHCT sẽ kết hợp thảo dược và tỷ lệ sao cho phù hợp nhất. Để có bài thuốc điều trị bệnh an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến các trung tâm đông y uy tín để chẩn mạch trực tiếp và bốc thuốc.
Viêm vùng chậu nên ăn gì, kiêng gì?
Để thuốc phát huy tốt hiệu quả trong điều trị và đẩy nhanh tiến trình phục hồi, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
Nên ăn:
- Các thực phẩm hỗ trợ diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng như gừng, tỏi, quế, kinh giới…
- Ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng như rau xanh, súp lơ, khoai lang, cải xanh…
- Ăn các thực phẩm tăng cường lợi khuẩn và giúp ổn định môi trường âm đạo như sữa chua.
- Uống đủ nước hàng ngày và bổ sung thêm các loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà bạch đàn…
Kiêng ăn:
- Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia
- Hạn chế ăn đồ cay nóng vì nó khiến người bệnh tích tụ huyết nhiệt.
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng, tính hàn như mực, tôm, cua, bạch tuộc…
- Thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ làm trầm trọng các triệu chứng bệnh
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh, giảm nguy cơ mắc viêm vùng chậu vô cùng cần thiết. Theo đó, người bệnh nên:
- Quan hệ tình dục an toàn, đảm bảo bạn tình không mắc những bệnh lý lây lan qua đường tình dục.
- Thực hiện các biện pháp tránh thai không xâm lấn như dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, có kế hoạch sinh sản phù hợp.
- Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bất thường từ sớm và đảm bảo điều trị kịp thời.
- Không thụt rửa khiến môi trường âm đạo mất cân bằng và tạo điều kiện cho các vi sinh dễ dàng xâm nhập.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung… để tránh các vi khuẩn lây lan nhanh chóng đến các bộ phận lân cận.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm vùng chậu. Đây là bệnh lý gây vô sinh hàng đầu nếu không được chữa trị kịp thời hoặc tái phát nhiều lần nên bạn đọc cần lưu tâm hơn để nhận biết dấu hiệu từ sớm. Hãy đến ngay bệnh viện thăm khám nếu phát hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh!
Xem thêm: Đau cơ xương khớp