Sưng amidan là dấu hiệu điển hình của viêm amidan. Nhưng không thể loại trừ các biến chứng do bệnh lý này gây ra. Để hiểu hơn về tình trạng amidan sưng to cũng như biết cách xử lý kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Sưng amidan là dấu hiệu của bệnh gì?
Bản thân amidan hoạt động giống như hạch bạch huyết, là tổ chức miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng do nằm ở ngã ba đường thở và cấu trúc hốc rỗng mà amidan thường xuyên bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm amidan là vi sinh vật (virus, vi khuẩn), sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, các yếu tố môi trường (nhiệt độ thay đổi đột ngột, chuyển mùa…).
Khi bị viêm amidan cấp, mãn tính hay viêm amidan hốc mủ, người bệnh đều có biểu hiện amidan sưng to ở hai bên, họng đau, khó nuốt. Nhưng viêm amidan hốc mủ đặc trưng hơn ở chỗ có xuất hiện mủ trắng trên bề mặt amidan. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cảnh giác với những tình trạng liên quan đến viêm amidan như sau:
- Sỏi amidan: Khối sỏi được hình thành từ thức ăn đọng lại, xác tế bào, chất nhầy và vi khuẩn. Sỏi amidan tuy không gây hại nhưng thường khiến người bệnh có cảm giác khó chịU.
- Amidan phì đại: Amidan bị phì đại có thể sưng to đến mức chắn hoàn toàn cửa họng, khiến người bệnh khó hô hấp. Nếu bệnh nhân có tiền sử bị viêm amidan, thường ngủ ngáy, có những cơn ngừng thở trong lúc ngủ thì nguy cơ bị viêm amidan phì đại rất cao.
- Áp xe amidan: Áp xe amidan là biến chứng nguy hiểm của viêm amidan. Triệu chứng điển hình là amidan sưng một bên, kèm theo sốt và có tụ mủ, miệng hôi.
- Ung thư amidan: Mặc dù khá hiếm gặp nhưng ung thư amidan có thể hình thành do các tế bào bị biến đổi ác tính. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường tiến triển thầm lặng. Amidan bị sưng, ít đau, cảm giác khó nuốt và chạm nhẹ có thể chảy máu.
Nhìn chung, viêm amidan thường đi kèm với cảm giác đau rát cổ họng, vướng víu, khó nhai nuốt. Nếu có kèm theo sốt cao thì nguyên nhân thường do vi khuẩn. Nếu amidan chỉ bị sưng một bên mà không sốt thì tác nhân gây bệnh chủ yếu do thời tiết và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cũng có những trường hợp bị sưng amidan nhưng không đau, phần lớn là do amidan quá phát và ung thư amidan.
Cách làm giảm sưng amidan hiệu quả
Trước khi thực hiện các biện pháp điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện để xét nghiệm chẩn đoán. Khi xác định được bệnh lý gây sưng amidan, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các thông tin sau:
Điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà
Dân gian sở hữu một kho tàng phong phú các bài thuốc giảm sưng, tiêu viêm amidan. Các vị thuốc hầu hết đều là cây cỏ tự nhiên dễ tìm kiếm, phương pháp thực hiện đơn giản với chi phí tương đối rẻ. Bạn đọc có thể tham khảo một vài bài thuốc sau:
- Rau húng tần: 20g rau húng tần sau khi rửa sạch, để ráo thì trộn cùng 20g đường phèn. Sau đó đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút thì bỏ bã, chắt lấy nước cốt để uống. Uống nước cốt húng tần 2 lần mỗi ngày.
- Tỏi: Tỏi sau khi bóc vỏ thì giã nát hoặc thái lát mỏng, trộn đều cùng mật ong vừa đủ và để yên trong khoảng 10 phút. Sau đó ngậm và nuốt từ từ hỗn hợp này. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Gừng tươi: Gừng sau khi thái nhỏ thì đem hãm cùng nước sôi trong 10-15 phút. Ngậm trà gừng trong miệng rồi từ từ nuốt xuống. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Các mẹo dân gian chỉ phù hợp dùng trong trường hợp nhẹ, amidan sưng do viêm amidan cấp khởi phát. Trong những trường hợp nặng như viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ, người bệnh có thể sử dụng mẹo dân gian để hỗ trợ các phương pháp điều trị khác. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng mẹo dân gian, khiến vi sinh vật gây hại có thời gian ủ bệnh, diễn tiến theo chiều hướng xấu.
Sử dụng các biện pháp tây y
Mỗi một bệnh lý sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Với viêm amidan, thuốc giúp giảm sưng amidan thường dùng là a choay, amitase. Bởi chúng có tác dụng chống phù nề, xung huyết. Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc ngậm họng, viên ngậm, dung dịch súc họng. Người bệnh sẽ được sử dụng thêm thuốc kháng sinh trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Còn với trường hợp viêm amidan do virus thì không cần.
Việc sử dụng các thuốc điều trị trên có thể gây tác dụng phụ đối với người bệnh. Đặc biệt là phản ứng dị ứng khi sử dụng kháng sinh. Nếu người bệnh bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi uống thuốc, hãy liên lạc với bác sĩ ngay để khắc phục kịp thời. Trong trường hợp các loại thuốc này không mang lại hiệu quả tốt, người bệnh sẽ được điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa:
- Lấy sỏi amidan: Thông thường, sỏi amidan dạng to có thể tự đẩy ra ngoài thông qua hoạt động nhai nuốt. Người bệnh cũng có thể sử dụng tăm bông để tự lấy. Nhưng nếu sỏi có kích thước quá nhỏ và ở trong kẽ thì cần đến bệnh viện để gắp sỏi.
- Chích rạch amidan: Thủ thuật này thường được thực hiện trong trường hợp áp xe amidan có tụ mủ. Bác sĩ sẽ chích rạch amidan để dẫn lưu mủ, có kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
- Cắt amidan: Người bệnh sẽ phải cắt bỏ amidan hoàn toàn nếu amidan bị sưng phì đại hoặc biến đổi thành u ác tính gây ung thư. Hoặc trường hợp bị viêm amidan nhưng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả tích cực.
Các thủ thuật ngoại khoa như lấy sỏi hoặc chích rạch amidan hầu như không có rủi ro. Còn với cắt amidan, người bệnh phải cân nhắc kỹ càng trước khi thực hiện. Bởi biện pháp này cũng tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm trùng, phù nề mô quanh amidan… Người bệnh chỉ nên cắt amidan khi được bác sĩ yêu cầu. Trước khi cắt phải thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sức khỏe.
Bài thuốc đông y chữa sưng amidan
Bên cạnh tây y, đông y là giải pháp chữa viêm amidan hiệu quả và an toàn cho mọi đối tượng. Đông y có thể chữa viêm amidan từ cấp đến mãn tính, viêm amidan hốc mủ… Theo đông y, amidan bị sưng viêm do:
- Tà độc đánh kết khô hầu hạch, làm mạch lạc bị ngăn trở, màng cơ bị thiêu đốt.
- Ngoại tà ủng thịnh, thừa kế truyền vào lý, phế vị nhiệt thịnh, hỏa nhiệt bốc lên trên, đánh kết khô hầu hạch, màng cơ thiêu đốt.
- Ăn nhiều thức ăn chiên nướng, uống quá nhiều rượu nóng khiến tỳ vị uẩn nhiệt, nhiệt độc công lên trên, đánh vào hầu hạch mà thành bệnh.
Do đó, đông y sử dụng các thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, bồi bổ tạng phủ suy yếu, phục hồi chính khí để điều trị. Phương pháp vừa tấn công vừa phòng ngự không chỉ giúp người bệnh giảm sưng viêm hiệu quả mà còn phòng ngừa bệnh tái phát.
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc như:
- Thanh hầu bổ phế thang: Kha tử, Sơn trà, Quất hồng bì, Bạch cương tàm, Phật thủ, Hạnh nhân, Bạch nghệ, Tân chỉ, Tiền hồ, Cát cánh…
- Thanh yết lợi cách thang: Ngưu bàng tử, Ngân hoa, Liên kiều, Bạc hà, Cát cánh, Cam thảo, Hoàng cầm, Mã thầy, Xuyên tiêu
Để đảm bảo chất lượng dược liệu, người bệnh nên tìm kiếm các phòng khám, trung tâm đông y uy tín mua thuốc. Nếu người bệnh có điều kiện trực tiếp đến phòng khám để chẩn mạch và bốc thuốc thì càng hiệu quả.
Lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt khi bị sưng amidan
Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây:
- Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể không bị suy nhược, giúp quá trình phục hồi nhanh hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm các loại trà (trà gừng, trà tía tô…), nước ép (cà rốt, củ cải trắng…) để hỗ trợ điều trị.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc họng.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hệ miễn dịch được nâng cao.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chua cay, quá lạnh, nhiều dầu mỡ…
- Bảo vệ cổ họng vào những ngày thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông.
- Hạn chế tiếp xúc với những nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Sưng amidan cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe nên người bệnh không được chủ quan trong điều trị. Đặc biệt khi đó có thể là dấu hiệu của ung thư amidan và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu nhận thấy họng bị đau, nuốt vướng, sốt cao, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị càng sớm càng tốt.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
- Các phương pháp CHỮA VIÊM AMIDAN HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay
- Biến chứng viêm amidan nguy hiểm và cách điều trị
Xem thêm: Viêm đau khớp háng là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị