Tình trạng sưng hàm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết chúng đều không quá nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần theo dõi.
Tình trạng sưng hàm có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết chúng đều không quá nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, đôi lúc tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần theo dõi.
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây sưng hàm và cách điều trị tình trạng này trong bài viết sau.
15 nguyên nhân sưng hàm
Nguyên nhân sưng hàm bao gồm những tình trạng sau:
1. Chấn thương hàm
Các chấn thương ở mặt hoặc hàm có thể khiến hàm của bạn bị sưng đau và bầm tím. Trong trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Nếu không được điều trị đúng cách, chấn thương hàm có thể để lại nhiều di chứng, khiến bạn khó đóng và mở miệng.
2. Sưng hàm do viêm amidan
Amidan là 2 tổ chức lympho lớn nằm ở vòm họng. Nhiệm vụ của chúng là ngăn chặn vi khuẩn và các sinh vật gây hại khác xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Viêm amidan có thể ảnh hưởng và gây sưng ở cổ và hàm. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau họng
- Khó nuốt
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Đau tai
- Đau đầu
- Sốt
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
3. Sưng quai hàm do viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Các biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Đau họng
- Đau khi nuốt
- Amidan sưng, đỏ hoặc mưng mủ
- Sưng ở hạch bạch huyết, cổ và hàm
- Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng
4. Áp xe quanh amidan
Áp xe là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức viêm nhiễm chứa đầy mủ, khu trú thành một khối mềm. Áp xe có thể phát triển ở quanh amidan do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan.
Người bệnh có thể bị sưng ở mặt, đặc biệt là khu vực xung quanh hàm. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các triệu chứng như:
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Đau họng
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Khó nuốt hoặc khó mở miệng
- Đau đầu
- Sốt hoặc ớn lạnh
5. Áp xe răng
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và hình thành các túi mủ. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm, các răng và mô khác. Do đó, nếu nghi ngờ mình bị áp xe răng, bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:
- Đau răng dữ dội
- Cơn đau lan đến tai, hàm và cổ
- Sưng hàm hoặc mặt
- Nướu đỏ và sưng
- Sốt
6. Viêm quanh thân răng
Viêm quanh thân răng là tình trạng nhiễm trùng và sưng nướu do răng chỉ mọc ra một phần. Tình trạng này thường xuất hiện ở các nướu quanh răng khôn, răng hàm thứ ba và răng hàm cuối cùng.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm đau, sưng nướu và tụ mủ xung quanh răng bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến cổ họng, gây sưng mặt và hàm.
7. Sưng hàm do nhiễm virus
Một số loại virus có thể gây ra tình trạng bị sưng quai hàm và các hạch bạch huyết quanh hàm. Chúng bao gồm virus sởi, quai bị và rubella. Những căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng của bệnh sởi
- Sốt
- Phát ban
- Ho
- Chảy nước mũi
- Đỏ mắt và chảy nước mắt
Triệu chứng của bệnh quai bị
- Sốt
- Sưng tuyến nước bọt
- Đau nhức cơ bắp
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Chán ăn
Triệu chứng của bệnh rubella
- Sốt
- Phát ban
- Đau họng
- Đỏ mắt và ngứa mắt
8. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây sưng hàm và cách điều trị tình trạng này trong bài viết sau.
15 nguyên nhân sưng hàm
Nguyên nhân sưng hàm bao gồm những tình trạng sau:
1. Chấn thương hàm
Các chấn thương ở mặt hoặc hàm có thể khiến hàm của bạn bị sưng đau và bầm tím. Trong trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Nếu không được điều trị đúng cách, chấn thương hàm có thể để lại nhiều di chứng, khiến bạn khó đóng và mở miệng.
2. Sưng hàm do viêm amidan
Amidan là 2 tổ chức lympho lớn nằm ở vòm họng. Nhiệm vụ của chúng là ngăn chặn vi khuẩn và các sinh vật gây hại khác xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng hoặc mũi. Viêm amidan có thể ảnh hưởng và gây sưng ở cổ và hàm. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau họng
- Khó nuốt
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Đau tai
- Đau đầu
- Sốt
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
3. Sưng quai hàm do viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng nhiễm trùng cổ họng và amidan do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra. Các biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Đau họng
- Đau khi nuốt
- Amidan sưng, đỏ hoặc mưng mủ
- Sưng ở hạch bạch huyết, cổ và hàm
- Xuất hiện các đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng
4. Áp xe quanh amidan
Áp xe là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức viêm nhiễm chứa đầy mủ, khu trú thành một khối mềm. Áp xe có thể phát triển ở quanh amidan do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm amidan.
Người bệnh có thể bị sưng ở mặt, đặc biệt là khu vực xung quanh hàm. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra các triệu chứng như:
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ
- Đau họng
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Khó nuốt hoặc khó mở miệng
- Đau đầu
- Sốt hoặc ớn lạnh
5. Áp xe răng
Áp xe răng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và hình thành các túi mủ. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm, các răng và mô khác. Do đó, nếu nghi ngờ mình bị áp xe răng, bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:
- Đau răng dữ dội
- Cơn đau lan đến tai, hàm và cổ
- Sưng hàm hoặc mặt
- Nướu đỏ và sưng
- Sốt
6. Viêm quanh thân răng
Viêm quanh thân răng là tình trạng nhiễm trùng và sưng nướu do răng chỉ mọc ra một phần. Tình trạng này thường xuất hiện ở các nướu quanh răng khôn, răng hàm thứ ba và răng hàm cuối cùng.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm đau, sưng nướu và tụ mủ xung quanh răng bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến cổ họng, gây sưng mặt và hàm.
7. Sưng hàm do nhiễm virus
Một số loại virus có thể gây ra tình trạng bị sưng quai hàm và các hạch bạch huyết quanh hàm. Chúng bao gồm virus sởi, quai bị và rubella. Những căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng của bệnh sởi
- Sốt
- Phát ban
- Ho
- Chảy nước mũi
- Đỏ mắt và chảy nước mắt
Triệu chứng của bệnh quai bị
- Sốt
- Sưng tuyến nước bọt
- Đau nhức cơ bắp
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Chán ăn
Triệu chứng của bệnh rubella
- Sốt
- Phát ban
- Đau họng
- Đỏ mắt và ngứa mắt
8. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
Tăng bạch cầu đơn nhân là căn bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc nước bọt, gây sưng hàm dưới và các hạch bạch huyết ở cổ. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra các vấn đề khác như:
- Đau họng
- Sốt
- Người mệt mỏi
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Epstein Barr. Cũng như sởi, quai bị và rubella, hiện nay chưa có phương pháp đặc trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm và biến mất sau khoảng 2–4 tuần.
9. Sưng hàm do bệnh Lyme
Bệnh Lyme là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Borrelia. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn của ve. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là những quầng ban đỏ xung quanh vết cắn. Ở mức độ tiến triển, căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hàm như:
- Sưng đau hoặc cứng cơ hàm
- Đau khớp hàm
- Khó khăn khi cử động hàm
- Có các âm thanh lạ khi đóng hoặc mở miệng
Một số triệu chứng toàn thân khác của bệnh bao gồm:
- Đau đầu
- Cứng cổ
- Rũ một bên mặt
- Đau nhức xương, khớp và cơ bắp
- Đau dây thần kinh
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Thở hụt hơi
10. Sưng hàm do u nang hàm
U nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, tồn tại ở thể nửa rắn hoặc khí với nhiều kích thước khác nhau. U nang có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả hàm.
U nang hàm hình thành bên trong xương hàm hoặc xung quanh chân răng. Khi u nang hàm phát triển, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở môi, nướu và răng
- Răng lung lay
- Yếu xương hàm
- Sưng hàm
11. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mãn tính gây sưng, đau và cứng khớp. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là đỏ và viêm ở khớp cổ tay, chân, đầu gối…
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng làm thay đổi kích thước hàm như sưng hạch bạch huyết và viêm tuyến nước bọt. Bên cạnh đó, viêm khớp thái dương hàm (TMJ) cũng là một biểu hiện phổ biến của căn bệnh này.
12. Sưng hàm do bệnh Lupus
Lupus là một rối loạn tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus có thể đe dọa tính mạng.
Sưng hàm dưới, mặt, tay, chân và bàn chân là những dấu hiệu thường gặp của bệnh. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Đau hoặc sưng khớp
- Đau và loét miệng
- Sưng hạch bạch huyết
- Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi
13. Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Hội chứng mệt mỏi kinh niên là một rối loạn được đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi mãn tính nhưng không liên quan đến bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sương mù não
- Đau cơ hoặc đau khớp không giải thích được
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách
14. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số loại thuốc có thể gây sưng các hạch bạch huyết. Chúng bao gồm thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin, Phenytek) và các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét.
15. Sưng hàm do ung thư
Ung thư tuyến giáp, ung thư đầu, cổ và ung thư miệng đều có thể gây sưng ở các vị trị như cổ hoặc hàm. Các loại ung thư này có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
Tăng bạch cầu đơn nhân là căn bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc nước bọt, gây sưng hàm dưới và các hạch bạch huyết ở cổ. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây ra các vấn đề khác như:
- Đau họng
- Sốt
- Người mệt mỏi
Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus Epstein Barr. Cũng như sởi, quai bị và rubella, hiện nay chưa có phương pháp đặc trị cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường thuyên giảm và biến mất sau khoảng 2–4 tuần.
9. Sưng hàm do bệnh Lyme
Bệnh Lyme là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Borrelia. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn của ve. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là những quầng ban đỏ xung quanh vết cắn. Ở mức độ tiến triển, căn bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hàm như:
- Sưng đau hoặc cứng cơ hàm
- Đau khớp hàm
- Khó khăn khi cử động hàm
- Có các âm thanh lạ khi đóng hoặc mở miệng
Một số triệu chứng toàn thân khác của bệnh bao gồm:
- Đau đầu
- Cứng cổ
- Rũ một bên mặt
- Đau nhức xương, khớp và cơ bắp
- Đau dây thần kinh
- Tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Thở hụt hơi
10. Sưng hàm do u nang hàm
U nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, tồn tại ở thể nửa rắn hoặc khí với nhiều kích thước khác nhau. U nang có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả hàm.
U nang hàm hình thành bên trong xương hàm hoặc xung quanh chân răng. Khi u nang hàm phát triển, nó có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở môi, nướu và răng
- Răng lung lay
- Yếu xương hàm
- Sưng hàm
11. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khớp tự miễn mãn tính gây sưng, đau và cứng khớp. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là đỏ và viêm ở khớp cổ tay, chân, đầu gối…
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng làm thay đổi kích thước hàm như sưng hạch bạch huyết và viêm tuyến nước bọt. Bên cạnh đó, viêm khớp thái dương hàm (TMJ) cũng là một biểu hiện phổ biến của căn bệnh này.
12. Sưng hàm do bệnh Lupus
Lupus là một rối loạn tự miễn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus có thể đe dọa tính mạng.
Sưng hàm dưới, mặt, tay, chân và bàn chân là những dấu hiệu thường gặp của bệnh. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Đau hoặc sưng khớp
- Đau và loét miệng
- Sưng hạch bạch huyết
- Phát ban hình cánh bướm trên má và mũi
13. Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Hội chứng mệt mỏi kinh niên là một rối loạn được đặc trưng bởi tình trạng mệt mỏi mãn tính nhưng không liên quan đến bất kỳ tình trạng tiềm ẩn nào. Các triệu chứng của hội chứng này bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sương mù não
- Đau cơ hoặc đau khớp không giải thích được
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách
14. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Mặc dù hiếm gặp nhưng một số loại thuốc có thể gây sưng các hạch bạch huyết. Chúng bao gồm thuốc chống động kinh phenytoin (Dilantin, Phenytek) và các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét.
15. Sưng hàm do ung thư
Ung thư tuyến giáp, ung thư đầu, cổ và ung thư miệng đều có thể gây sưng ở các vị trị như cổ hoặc hàm. Các loại ung thư này có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện một khối cứng hoặc có hình dạng bất thường ở vùng đầu cổ
- Lở loét khó lành
- Cảm giác đau ở cổ, họng hoặc tai
- Sút cân không kiểm soát
- Mệt mỏi
Ngoài ra, một số loại ung thư ở các vị trí khác cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc hàm, gây ra tình trạng sưng.
Chẩn đoán tình trạng sưng hàm
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bị sưng hàm, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin bệnh sử của bạn, bao gồm các vấn đề như triệu chứng đang gặp phải, các chấn thương và bệnh lý trong thời gian gần đây. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ có thể tiến hành thêm các kiểm tra và xét nghiệm sau:
- Kiểm tra thể chất
- Chụp X–quang để xem có chấn thương hoặc khối u không
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng
- CT scan hoặc MRI để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý, bao gồm cả ung thư
- Sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ ung thư hoặc chưa đủ thông tin để xác định nguyên nhân gây sưng
Điều trị tình trạng sưng hàm
Phương pháp điều trị tình trạng sưng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà hoặc điều trị y tế.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Sưng hàm và các triệu chứng kèm theo có thể được kiểm soát nhờ các biện pháp đơn giản sau đây:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
- Chườm lạnh lên vùng sưng để giảm sưng
- Dùng thuốc chống viêm không kê đơn
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, uống nhiều nước
- Chườm ấm lên các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng
Điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa
Tùy theo nguyên nhân mà sưng hàm có thể được điều trị bằng các biện pháp y khoa sau:
- Cố định phần xương hoặc khớp bị trật, gãy
- Sử dụng kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn
- Dùng corticosteroid để giảm viêm
- Phẫu thuật
- Các phương pháp điều trị ung thư, như xạ trị và hóa trị
Khi nào bạn cần đến bệnh viện?
Nếu nguyên nhân gây sưng là do chấn thương, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu sưng quai hàm đi kèm các biểu hiện sau:
- Sốt cao
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Không thể cử động miệng
- Sưng lưỡi hoặc môi
- Khó thở
Đa phần các trường hợp sưng hàm đều vô hại và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu tình trạng sưng kéo dài, có xu hướng nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
- Xuất hiện một khối cứng hoặc có hình dạng bất thường ở vùng đầu cổ
- Lở loét khó lành
- Cảm giác đau ở cổ, họng hoặc tai
- Sút cân không kiểm soát
- Mệt mỏi
Ngoài ra, một số loại ung thư ở các vị trí khác cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hoặc hàm, gây ra tình trạng sưng.
Chẩn đoán tình trạng sưng hàm
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng bị sưng hàm, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin bệnh sử của bạn, bao gồm các vấn đề như triệu chứng đang gặp phải, các chấn thương và bệnh lý trong thời gian gần đây. Dựa trên những thông tin này, bác sĩ có thể tiến hành thêm các kiểm tra và xét nghiệm sau:
- Kiểm tra thể chất
- Chụp X–quang để xem có chấn thương hoặc khối u không
- Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng
- CT scan hoặc MRI để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh lý, bao gồm cả ung thư
- Sinh thiết trong trường hợp nghi ngờ ung thư hoặc chưa đủ thông tin để xác định nguyên nhân gây sưng
Điều trị tình trạng sưng hàm
Phương pháp điều trị tình trạng sưng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khắc phục tại nhà hoặc điều trị y tế.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Sưng hàm và các triệu chứng kèm theo có thể được kiểm soát nhờ các biện pháp đơn giản sau đây:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi
- Chườm lạnh lên vùng sưng để giảm sưng
- Dùng thuốc chống viêm không kê đơn
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, uống nhiều nước
- Chườm ấm lên các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng
Điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa
Tùy theo nguyên nhân mà sưng hàm có thể được điều trị bằng các biện pháp y khoa sau:
- Cố định phần xương hoặc khớp bị trật, gãy
- Sử dụng kháng sinh cho các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn
- Dùng corticosteroid để giảm viêm
- Phẫu thuật
- Các phương pháp điều trị ung thư, như xạ trị và hóa trị
Khi nào bạn cần đến bệnh viện?
Nếu nguyên nhân gây sưng là do chấn thương, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu sưng quai hàm đi kèm các biểu hiện sau:
- Sốt cao
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Không thể cử động miệng
- Sưng lưỡi hoặc môi
- Khó thở
Đa phần các trường hợp sưng hàm đều vô hại và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý nếu tình trạng sưng kéo dài, có xu hướng nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Đau Dạ Dày Uống Thuốc Gì? 9+ Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả