Thận ứ nước khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu thường gặp phải. Điều này vừa gây khó khăn trong sinh hoạt, lại vừa mang đến nhiều nguy hiểm. Nhiều trường hợp không phát hiện và kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sức khỏe của người mẹ.
Thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi
Thận ứ nước là tình trạng đường tiết niệu bị tắc nghẽn khiến cho nước tiểu không thể xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Thận ứ nước phát triển qua 4 giai đoạn, ở những giai đoạn đầu, thận vẫn hoạt động tốt, nhưng càng về sau, thận sưng to, khả năng lọc của cần thận ngày càng giảm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nhất định.
Bà bầu thường ở tuần thứ 20 trở đi sẽ có khả năng cao bị thận ứ nước, cần phải được kiểm tra để có phác đồ điều trị tốt nhất. Bệnh nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm đến sự phát triển toàn diện của bé cũng như sức khỏe của cả người mẹ. Nhiều trường hợp mẹ mắc bệnh còn di chuyển đến cho trẻ khi được sinh ra.
Theo những nghiên cứu thống kê thì 75% mẹ bầu bị mắc thận ứ nước trong giai đoạn mang thai từ cấp độ nhẹ đến nặng. Và hầu hết khả năng thận ứ nước ở thận phải sẽ cao hơn so với thận trái.
Nhiều người thường đặt câu hỏi thận ứ nước độ 1 khi mang thai thì có nguy hiểm không? Câu trả lời nếu đang ở trong giai đoạn này, mẹ bầu có những điều trị phù hợp thì vẫn có thể sinh nở bình thường.
Tuy nhiên một vài trường hợp bị nhiễm trùng, thận ứ nước do sỏi thận thì sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bé không được phát triển toàn diện do thận sưng lên chèn ép vào dạ con. Các mẹ cần có phương pháp điều trị nhanh chóng và an toàn nhất để bảo mẹ bé và chính bản thân mình.
Nguyên nhân, triệu chứng thận ứ nước khi mang thai
Vậy nguyên nhân do đâu mà các chị em mang thai bị thận ứ nước. Một số trong đó phải kể đến như sau:
- Do các chị em đang mắc những căn bệnh liên quan đến thận và sỏi thận là điển hình nhất. Những viên sỏi có kích thước lớn nhỏ di chuyển từ thận xuống đường tiết niệu và bị tắc ở các đường ống dẫn, cản trở dòng nước tiểu đã được lọc chảy xuống bàng quang.
- Hẹp đường niệu quản do mắc bệnh viêm đường tiết niệu hoặc do bẩm sinh từ nhỏ. Ngoài ra, phụ nữ bị rối loạn các chức năng đóng mở ở cổ bàng quang cũng là nguyên nhân gây thận ứ nước trong giai đoạn mang thai.
- Một số những tác nhân trong quá trình mang thai như thai nhi quá lớn chèn ép lên đường tiết niệu và bàng quang, khiến nước tiểu không thải ra ngoài được. Bệnh ung thư đại tràng, ung thư buồng trứng, các khối u ở vùng chậu phát triển và chèn ép,….đều có thể khiến thận ứ nước khi mang thai.
Một số những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của các chị em khi bị thận ứ nước trong quá trình mang thai phải kể đến:
- Những cơn đau xuất hiện liên tục và dồn dập ở vùng hông và xương sườn, cơn đau quằn quại, có khi âm ỉ khiến chị em khó đứng thẳng, mệt mỏi khi đi lại.
- Khó đi tiểu, hoặc đi tiểu rất ít, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, nước tiểu lẫn máu hoặc có màu đục, đi tiểu rất khó khăn, đau buốt. Người bệnh cũng có thể đi tiểu nhiều lần, cả đêm lẫn ngày.
- Cảm thấy sưng ở một bên thận, thường là bên phải nhiều hơn hoặc cả hai bên (ít xảy ra hơn).
- Một vài triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, khó chịu, huyết áp tăng cao,…
Cách điều trị thận ứ nước khi mang thai
Thận ứ nước ở thai phụ khó điều trị hơn so với người bình thường. Khó ở đây là việc bạn bị hạn chế sử dụng một số loại thuốc tây và những thủ thuật y khoa nhất định do đang mang thai bé. Thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, nếu không được kiểm soát còn có thể gây dị tật, chết lưu, sinh non,…
Do đó bạn chỉ có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà Đông y, an toàn tại nhà dưới sự chỉ định của bác sĩ. Một số những cách điều trị như sau:
Mẹo dân gian chữa thận ứ nước
Bạn có thể áp dụng những biện pháp dân gian để điều trị thận ứ nước tại nhà. Cụ thể như sau:
Dùng quả đu đủ
Đu đủ được dùng rất nhiều trong việc điều trị thận ứ nước khi mang thai và cả người bình thường. Nhiều người cho rằng đu đủ gây sảy thai, nhưng thực tế thì mọi người đang bị hiểu lầm, chỉ có nhựa đu đủ gây sảy thai mà thôi.
Còn quả đu đủ khi đã được sơ chế có tác dụng bào mòn viên sỏi để giảm tình trạng thận ứ nước rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Chọn những quả đu đủ bánh tẻ không quá già hay quá non.
- Đem đi gọt
vỏ sạch sẽ, rửa lại nhiều lần nước hoặc tráng qua nước sôi để loại bỏ hoàn toàn nhựa. - Gọt bỏ phần đầu và đuôi của quả đu đủ rồi nạo ruột ra ngoài.
- Rắc một ít muối vào trong bụng của quả đu đủ.
- Đem quả đu đủ đã được sơ chế như trên rồi cho vào nồi hấp cách thủy cho chín, khoảng nửa giờ.
- Cuối cùng bạn để quả ra đĩa và ăn trong ngày trước bữa ăn để thấy hiệu quả tốt nhất.
Dùng quả khóm
Nước ép từ quả khóm nướng cũng được nhiều chị em sử dụng để phòng tránh cũng như điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Lấy một quả khóm để nguyên vỏ nhưng cắt phần đầu vào nạo một ít phần lõi ra bên ngoài.
- Sau đó, rắc một ít muối vào phần lõi của quả dứa và đạt lại bằng đúng phần đầu vừa cắt ra. Bạn có thể dùng tăm để cố định không đầu của quá khóm khỏi rơi ra và đặt lên bếp nướng lên.
- Nướng đến khi thấy mùi thơm và phần vỏ đã hơi xém thì để ra ngoài và gọt vỏ.
- Cuối cùng dùng quả khóm để ép thành nước và uống. Thực hiện phương thức này hằng ngày để thấy những hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp điều trị y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc dùng để điều trị thận ứ nước ở bà bầu. Ứng dụng các bài thuốc dân gian đem lại rất nhiều lợi ích như an toàn, không xảy ra tác dụng phụ, không chỉ điều trị bệnh còn giúp tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết. Rất nhiều chị em đã áp dụng và nhận thấy những hiệu quả tích cực.
Bài thuốc 1: Dùng kim tiền thảo
Theo Đông y kim tiền thảo có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tình trạng thận ứ nước độ 2 khi mang thai hoặc dành cho người bình thường cũng rất tốt. Ngoài ra các thành phần trong kim tiền thảo còn có tác dụng bổ thận, phòng tránh nhiều biến chứng của bệnh vô cùng tốt. Cách thực hiện như sau:
- Dùng 100g kim tiền thảo khô cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước.
- Mỗi ngày bạn uống nước đều đặn hoặc uống 2 – 3 ngày rồi nghỉ 1 – 2 ngày rồi lại uống tiếp đều được. Tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm hiệu quả.
Bài thuốc 2: Dùng lá đại bi
Theo nhiều nghiên cứu chứng minh lá đại li có tác dụng rất tốt trong điều trị thận ứ nước thai kỳ và đặc biệt là không gây tác dụng phụ cho người dùng. Bạn thực hiện như sau:
- Mỗi ngày các mẹ bầu lấy một ít lá đại bi cho vào ấm và sắc nước uống.
- Kiên trì thực hiện hằng ngày để thấy những dấu hiệu chuyển biến tích cực.
- Lưu ý là với những chị em ở 3 tháng đầu của thai kỳ nên được sự chỉ định và cho phép của bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Bên cạnh những biện pháp điều trị bằng Đông y hay mẹo dân gian, đôi khi chỉ việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện rõ ràng. Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên uống nước để giúp tiêu hóa tốt và đào thải độc tố ra bên ngoài, cũng như nâng cao chức năng hoạt động của thận.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin từ các loại trái cây và rau xanh.
- Bạn uống nhiều loại sữa và các chế phẩm từ sữa để tăng sức khỏe cho cơ thể.
- Ngoài những sản phẩm nên sử dụng thì việc giảm lượng muối trong các món ăn, hạn chế các loại hoa quả nhiều Vitamin C và Kali như Cam, chanh,…. Các loại chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng cũng không nên sử dụng.
Cách phòng tránh cho bà bầu bị thận ứ nước
Thận ứ nước khi mang thai có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển bình thường của trẻ cũng như sức khỏe của người mẹ. Cho nên
các mẹ cần lưu ý cũng như phòng tránh căn bệnh này trong giai đoạn mang thai bằng những biện pháp sau:
- Khám sức khỏe tổng quát trước khi quyết định mang thai. Nếu các mẹ đang mắc bất kỳ căn bệnh nào về thận thì lời khuyên là nên điều trị dứt điểm trước và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn mang thai.
- Trong quá trình mang thai cũng thường xuyên đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, siêu âm để thấy thai nhi có bị to bất thường mà chèn vào thận hay không,…
- Các mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật khoa học, ăn để cung cấp dưỡng chất cho bé đầy đủ dinh dưỡng lớn lên. Những thực phẩm như đồ cay nóng, đồ đông lạnh, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh nên tuyệt đối hạn chế không sử dụng.
- Các mẹ bầu cũng có thể tập những bộ môn thể thao để tăng cường sức khỏe và tốt cho bé như: Yoga, đi bộ, thiền,…. Những bài tập này khá đơn giản, lại nhẹ nhàng không mất quá nhiều sức lực.
- Các chị em xây dựng một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lý, không vận động mạnh, không di chuyển nhiều, không làm việc nặng. Ngoài ra luôn giữ tâm lý thoải mái nhất, tăng cường dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt trong bữa ăn hằng ngày.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề thận ứ nước khi mang thai của các bà bầu, nguyên nhân, cách điều trị phổ biến hiện nay. Hi vọng với những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về bệnh này cũng như biết cách phòng tránh và chăm sóc sức khỏe của bản thân và bé một cách tốt nhất.