Thống kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày nếu không sớm điều trị. Là hiện tượng đau khi hành kinh, cơn đau bắt đầu từ hạ vị, lan lên ức xuống đùi, đôi khi gây đau khắp vùng bụng, cương vú và đau đầu.
Thống kinh là gì?
Thống kinh là một hội chứng xảy ra trước hoặc trong khi hành kinh với những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới, có thể đau âm ỉ cả ngày hoặc đôi khi xuất hiện những cơn đau mạnh dữ dội. Ở phụ nữ, hầu như bất cứ ai cũng thấy khó chịu, đau vùng bụng dưới trong thời gian hành kinh. Thỉnh thoảng vùng bụng đau tức nặng, đôi khi nhói một chút nhưng vẫn có thể học tập làm việc được bình thường. Trong khi đó, tình trạng đau khi hành kinh chỉ được gọi là thống kinh nếu đau dữ dội, không thể tập trung làm được việc gì.
Thống kinh là hiện tượng tử cung co bóp quá mức để tống máu ra ngoài trong quá trình hành kinh tạo nên những cơn đau dữ dội, vượt quá sức chịu đựng và ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Thông thường, phụ nữ mắc thống kinh đa phần điều cam chịu mà không nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị.
Phân loại thống kinh
Hiện nay, thống kinh được chia thành 2 loại chính là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Cụ thể:
Thống kinh nguyên phát
Còn được gọi là thống kinh vô căn, thường xuất hiện sớm vào thời điểm dậy thì ngay sau lần đầu tiên có kinh. Phần lớn phụ nữ đều mắc thông kinh vô căn nhưng cao nhất là thanh thiếu niên chưa đến 30 tuổi và tự khỏi sau đó. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị thống kinh thường xuyên cho đến lúc mãn kinh.
-
Nguyên nhân
Theo thống kê, có 20 – 25% phụ nữ bước vào độ tuổi dậy thì mắc thống kinh nguyên phát vào những năm đầu hành kinh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường gây nên. Đây là các acid béo không bão hòa ở mô, có vai trò như một chất hóa học trung gian của quá trình viêm và cảm nhận đau.
Theo các chuyên gia prostaglandin và chất chống viêm khác do các tế bào nội mạc tử cung tiết ra. Do thay đổi của nồng độ hormone sinh dục vào cuối chu kỳ kinh nguyệt, nên prostaglandin được tiết ra cao hơn bình thường khiến tử cung co thắt làm các mạch máu bị siết chặt. Từ đó khiến các tổ chức không đủ máu nuôi, thiếu oxy làm lớp nội mạc hoại tử, tróc ra gây đau trong thống kinh.
Thống kinh thứ phát
Thống kinh thứ phát chủ yếu có liên quan đến bệnh lý, thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kỳ, nhiều năm không bị thống kinh. Theo thống kê, độ tuổi thường mắc thống kinh hiện nay là từ 30 – 40 tuổi.
-
Nguyên nhân
Nguyên nhân thống kinh thường liên quan đến các bệnh lý như viêm tử cung, lạc nội mạ
c tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, Polyp tử cung, ung thư tử cung… Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ một số nguyên nhân như do đặt vòng tránh thai, chít hẹp lỗ tử cung, tử cung dị dạng.
Thống kinh thứ phát có cơ chế đau đa dạng, tùy vào bệnh lý mà cơn đau cũng khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp cơ chế đau tương tự với thống kinh nguyên phát là do prostaglandin.
Triệu chứng thống kinh thường gặp
Tùy vào tình trạng thống kinh mắc phải mà triệu chứng bệnh ở mỗi người cũng không giống nhau.
Triệu chứng thống kinh nguyên phát
Thống kê vô căn thường bắt nguồn từ trạng thái thần kinh căng thẳng khi thấy hành kinh mà chưa hiểu biết. Trong thống kinh nguyên phát, khi khám phụ khoa sẽ không phát hiện một dấu hiệu đặc biệt về bệnh lý nào. Tình trạng này thường biểu hiện như sau:
- Đau trằn trọc vùng bụng dưới, cơn đau có khi xuất hiện dữ dội từng cơn kiểu đau co rút.
- Đau bắt đầu vùng bụng dưới sau đó lan ra sau lưng, xuống đùi và âm hộ.
- Đau nhiều ngày, máu kinh ra nhiều có thể kèm theo nhức đầu, căng vú, buồn nôn và nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, thậm chí có thể phát sốt.
- Sau khi máu kinh giảm dần thì cơn đau cũng giảm đi đáng kể.
Triệu chứng thống kinh thứ phát
Triệu chứng đau bụng của thống kinh thứ phát khá tương tự trường hợp nguyên phát. Tuy nhiên:
- Con đau thường xuất hiện trước khi có kinh cả tuần và kéo dài đến khi máu kinh không còn nữa.
- Đau ở nhiều thời điểm khác trong thánh, xuất hiện sau nhiều chu kỳ, nhiều năm không gặp phải tình trạng này.
Cần phải dựa vào thăm khám phụ khoa, soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm, soi buồng tử cung thì mới có thể chẩn đoán được bệnh lý gây bệnh.
Thống kinh có nguy hiểm không?
Như đã nói, thống kinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em, vậy thống kinh có nguy hiểm không? Đa phần các trường hợp thống kinh nguyên phát sẽ tự thuyên giảm không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều người trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống do những cơn đau quằn quại, khiến chị em chỉ có thể nằm nghỉ một chỗ, không thể làm bất cứ việc gì, thậm chí cơ thể còn kiệt sức và ngất.
- Có thể gây vô sinh hiếm muộn do triệu chứng thống kê có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như u xơ tử cung, ung thư tử cung, hẹp cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính tử cung hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Những căn bệnh này có thể khiến chị em khó mang thai, vô sinh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không sớm được điều trị.
- Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp điều trị không đúng, tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà gây tác động xấu đến sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản của.
Cách cải thiện tình trạng thống kinh
Với trường hợp thống kinh nguyên phát, chị em có thể cải thiện bằng cách:
- Tắm rửa bằng nước ấm hằng ngày hoặc dùng túi chườm ấm chuyên dụng chườm lên vùng bụng để giảm tình trạng co thắt tử cung.
- Có thể áp dụng các biện pháp giảm đau như xoa bóp vùng bụng dưới hoặc lưng, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, châm cứu, kéo giãn cuộc sống…
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các chất như omega – 3 như cá thu, cá
trích, cá mòi; bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magie, vitamin A, B1, B6 và vitamin E. Riêng với vitamin E, nên uống trước ngày hành kinh từ 2 – 3 ngày. - Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm chua, có tính hàn vì có thể khiến tình trạng thống kinh thêm nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán Tây y
Việc chẩn đoán thống kinh khi thăm khám dựa vào các phương pháp sau:
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng của hiện tượng này bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới, đôi lúc đau dữ dội
- Cơn đau lan ra sau lưng xuống đùi và âm hộ
- Người mệt mỏi, nôn, buồn nôn không lao động được
- Vú căng cứng, nhức đầu
- Chóng mặt, ra mồ hôi, phân lỏng.
Xét nghiệm lâm sàng
Thường dùng đến các xét nghiệm như:
- Siêu âm: Được dùng để kiểm tra các bất thường trong cổ tử cung, ống dẫn trứng, tử cung…
- Máy vi tính cắt lớp: CT scan X-quang kết hợp cùng với các hình ảnh nhiều góc độ để kiểm tra các bất thường bên trong cơ thể.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Sử dụng sóng radio và một từ tính mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của cấu trục nội bụng để kiểm tra các khối u và màng trong dạ con.
- Nội soi: Đưa một ống mỏng qua âm đạo, cổ tử cung vào tử cung để kiểm tra u xơ hoặc Polyp tử cung.
Cách điều trị thống kinh
Tùy vào trường hợp mức độ bệnh mà có cách điều trị khác nhau. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thống kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể điều trị bằng:
Thuốc Tây Y
Thuốc điều trị chung cho hai loại thống kinh thường là:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid như ibuprofen, ketoprofen, naproxen…
- Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin làm giảm lượng máu kinh và giảm co thắt tử cung.
Các thuốc này nên uống trước khi kinh nguyệt bắt đầu, sử dụng trong 2 – 3 ngày. Riêng với chị em bị đau dạ dày tá tràng, nên dùng thuốc kháng viêm không có steroid ức chế COX-2 như meloxicam 7,5 mg uống 1 lần/ngày. Với trường hợp đau dạ dày và thống kinh nhẹ, có thể sử dụng thuốc giảm đau không có tác dụng ức chế prostaglandin như paracetamol (viên 500mg).
Thuốc Nam
Một số bài thuốc nam chữa thống kinh thường được sử dụng là:
- Nếu thống kinh, bụng trướng đầy, lạnh, đau dùng 6g ngô thù du, 8g quế chi, 3g sài hồ, 6g uất kim sắc.
- Nếu trước hành kinh hai bầu vú trướng đau dùng 6g thanh bì, 6g quất diệp, 4g quất hạch.
- Nếu kinh nguyệt đến trước kinh, máu kinh ra nhiều, có màu đỏ, lấy 12g đan sâm, 12g trạch lan sắc với nước, ngày uống 3 lần/ngày.
- Nếu kinh nguyệt có màu đen dùng 30g ba kích, 10g ô dược, 20g hoài sơn, 20g biển đậu, 20g bạch truật, 15g thổ phục linh, 10g hương phụ, 10g mộc hương sắc uống ngày một than.
- Nếu bụng đau nhiều, huyết ra có nhiều hòn cục, đau tức mạn sườn, hai bầu vú căng trướng dùng 15g đảng sâm, 15g bạch thược (sao dấm), 12g đương quy, 10g ô dược, 10g sài hồ, 10g huyền hồ sách (sao dấm), 10g hương phụ (sao dấm), 6g xuyên khung (sao) sắc uống trước hành kinh 3 ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số thảo dược có tác dụng giảm đau thống kinh như ích mẫu, hương phụ, ngải cứu… Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Có thể thay thế bằng các loại thảo dược chế biến sẵn được bán trên thị trường.
Phòng ngừa thống kinh
Để phòng ngừa hiện tượng này, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Phòng ngừa thống kinh nguyên pháp bằng cách dự phòng tâm lý tức là người thân bà hoặc mẹ hay chị gái nên giải thích, chuẩn bị cho em gái trước khi hành kinh lần đầu tiên để giúp các em hiểu rõ cơ thể mình, bình tĩnh, thoải mái ứng phó với những thay đổi của cơ thể.
- Phòng ngừa thống kinh thứ phát bằng cách đề phòng viêm nhiễm vùng kín bằng cách thường xuyên thay băng vệ sinh (tốt nhất 4 giờ 1 lần), vệ sinh tốt vùng kín khi hành kinh, trước và sau khi quan hệ, ch
ăm sóc tốt cơ thể khi sảy thai hoặc nạo hút thai. - Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa.
Tóm lại, thống kinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này thường không thể điều trị triệt để do đó, chị em cần trang bị đầy đủ kiến thức dự phòng và làm giảm các cơn đau do thống kinh gây ra.
Có thể bạn quan tâm
- Bế kinh là gì và các thông tin về tình trạng bế kinh
- Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh
Xem thêm: Chàm môi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị bệnh hiệu quả