Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng làm việc của bệnh nhân. Do vậy ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh cũng nên có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì? Cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top 7 thực phẩm nên bổ sung

Để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối, người bệnh cần biết tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Việc làm này không chỉ giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của con người, mà còn giúp bệnh nhân giảm nguy cơ làm nặng thêm tình trạng thoái hóa khớp. Cùng tìm hiểu top 7 thực phẩm thoái hóa khớp gối nên ăn.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? – Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học

Nhóm thực phẩm chứa vitamin C

Vitamin C hay còn gọi là acid ascorbic, thường có trong các loại quả như: Cam, bưởi, chanh, nho,…Theo các nghiên cứu đã công bố, loại vitamin này đóng vai trò quan trọng với chức năng xương khớp, tổ chức mô liên kết, mạch máu và cơ bắp. Như vậy việc bổ sung thường xuyên những thực phẩm chứa vitamin C là điều rất quan trọng.

Mặt khác, acid ascorbic còn là chất có vai trò tăng sức đề kháng và giảm quá trình hình thành gốc tự do. Như vậy ngăn cản quá trình lão hóa và thoái hóa khớp gối hiệu quả. Đối với người bình thường, lượng vitamin này cần cung cấp hàng ngày là 75 – 90mg. Những bệnh nhân mắc bệnh liên quan cần bổ sung lượng quy đổi cao hơn.

Thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D là dạng vitamin quan trọng mà cơ thể không tự tổng hợp được, do vậy cần cung cấp các thực phẩm khác như: Cá hồi, tôm, đậu hũ, cá mòi, trứng, sữa chua…Khi không được cung cấp đủ lượng vitamin này, người bệnh sẽ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng xương khớp và gây ra một số bệnh lý nguy hiểm khác (tiểu đường, ung thư vú, ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt…).

Vitamin D là nguyên liệu xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp

Mặt khác vitamin D là nguyên liệu xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp, tăng khả năng hấp thụ canxi nguyên tố và giảm tình trạng lắng đọng. Do vậy người bệnh thoái hóa khớp nên chú ý bổ sung đều đặn các thực phẩm này.

Các loại thực phẩm chứa omega-3 tốt cho chức năng xương khớp

Omega-3 là dạng chất béo chưa bão hòa, được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: Cá hồi, cá thu, cá cơm, hạt óc chó, cá trích, cá mòi, hàu…

Hiện tại chất này đã được chứng minh có tác dụng chống lại quá trình sản xuất enzyme phân hủy sụn khớp, là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh đó, chất này cùng giúp giảm tình trạng viêm và cải thiện cơn đau. Người bệnh nên bổ sung Omega-3 từ thực phẩm hoặc các chế phẩm chiết xuất tổng hợp đều mang lại hiệu quả tương tự nhau. Lượng thực phẩm được khuyên dùng hàng ngày khoảng 100g để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt chất này.

Nhóm thực phẩm chứa vitamin K

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Nhóm thực phẩm chứa vitamin K được khuyên sử dụng đều đặn trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng.

Nhóm thực phẩm chứa vitamin K được khuyên sử dụng đều đặn trong quá trình điều trị

Như đã biết, vitamin K là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên yếu tố đông máu trong cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất của xương và nguyên tố canxi trong mạch máu. Vậy nếu c
ơ thể bị thiếu loại vitamin này, quá trình đông máu sẽ không được diễn ra toàn vẹn, dẫn tới tình trạng xuất huyết và ảnh hưởng đến chức năng xương khớp.

Do vậy, đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, nên cung cấp đầy đủ vitamin K từ những nguồn thực phẩm như: Bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, dầu ô liu, đinh hương, hoa quả sấy khô, rau bina, măng tây, rau quế tây, ngò tây, trứng…

Nhóm thực phẩm chứa vitamin E

Vitamin E là chất được nhiều chị em biết đến cho tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da và cải thiện chức năng sinh lý nữ. Ngoài ra, theo các nghiên cứu gần đây đã xác định vitamin E có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý thoái hóa cột sống, khớp xương, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.

Khi bổ sung vitamin E đầy đủ, khớp gối sẽ giảm được tình trạng viêm và sưng, từ đó hỗ trợ khả năng vận động. Bên cạnh đó, còn tăng khả năng bôi trơn ổ khớp, giảm ma sát và giảm đau tại chỗ rất hiệu quả.

Người bệnh có thể cung cấp vitamin này từ các thực phẩm như: Quả bơ, rau mầm lúa mì, dầu ô liu, các loại hạt khô, rau lá xanh…Hoặc dạng tinh chế với hàm lượng 3 – 4mg/ngày.

Nhóm thực phẩm chứa beta caroten nên dùng thường xuyên

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Nhóm thực phẩm chứa beta caroten hỗ trợ giảm tổn thương, cải thiện tình trạng thoái hóa và tăng quá trình tái tạo xương khớp.

Nhóm thực phẩm chứa beta caroten nên dùng thường xuyên

Thực chất, beta caroten là tiền chất của vitamin A, được biết đến với tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương rất hiệu quả. Bên cạnh đó, đây cũng là chất hỗ trợ tăng đề kháng cho đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp hệ xương bền vững và phát triển tốt.

Một số thực phẩm giàu beta caroten như: Củ cải, rau bina, mùi tây, măng tây, khoai lang, lá bạc hà, cà chua, dưa lưới…

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Nhóm thực phẩm chứa Bioflavonoid

Bioflavonoid có chứa nhiều trong các thực phẩm: Hành tây, cải xoăn, cà chua bi, việt quất, trà xanh, quả mơ, táo, bông cải xanh, tỏi tây…Được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau tương tự như các dạng thuốc NSAIDs.

Như vậy, việc sử dụng hợp chất này cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối sẽ giảm được độc tính cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng cung cấp thêm lượng chất dinh dưỡng phù hợp cho quá trình phục hồi chức năng.

Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì tránh để bệnh nặng hơn?

Người bệnh cũng nên quan tâm đến các thực phẩm không nên ăn trong thời gian điều trị thoái hóa khớp gối. Việc làm này sẽ giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ viêm nhiễm cũng như xuất hiện các bệnh lý trong nội tạng khác.

Các loại đồ ăn nhiều đường

Nhóm thực phẩm chứa nhiều đường bao gồm: Bánh ngọt, kẹo, đường tinh chế, socola…Được khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian điều trị thoái hóa khớp gối.

Thực phẩm chứa nhiều đường không nên sử dụng trong thời gian điều trị

Khi bệnh nhân dùng nhiều nhóm thực phẩm này, cơ thể sẽ bị thừa calo và dẫn tới tích tụ dưới dạng mỡ. Như vậy hệ xương khớp sẽ phải gánh chịu thêm phần trọng lượng cơ thể này và khiến bệnh lý nặng thêm.

Mặt khác việc ăn quá nhiều cũng khiến lượng đường máu tăng cao và người bệnh dễ mắc bệnh đái tháo đường type II. Do vậy, tốt nhất trong thời gian điều trị và phục hồi chức năng, đối tượng mắc bệnh không nên sử dụng đường.

Nhóm thực phẩm nhiều muối

Nhóm thực phẩm nhiều muối mà bệnh nhân nên tránh sử dụng bao gồm: Muối tinh, cà muối, đồ hộp chế biến sẵn, dưa chua, các loại cá ướp muối…

Tại sao không nên dùng nhiều muối trong thời gian điều trị thoái hóa khớp gối? Khi sử dụng thường xuyên muối, cơ thể sẽ tăng khả năng tích nước, giảm chuyển hóa và giảm lọc cầu thận. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận và khiến cơ thể bị nặng nề thêm.

Bên cạnh đó chức năng xương khớp và tim mạch cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi liên quan đến quá trình tái hấp thu nguyên tố canxi trong cơ thể.

Để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra, tốt nhất người bệnh nên ăn nhạt trong thời gian điều trị bệnh xương khớp.

Hạn chế những món ăn nhiều muối

Tìm hiểu thêm

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn – nên hay không?

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Tinh bột là một trong các nhóm chất cần thiết và nên có trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, có thể gây rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó, tinh bột cũng khiến tình trạng viêm nặng thêm, do vậy nên hạn chế dùng trong thời gian phục hồi chức năng.

Tốt nhất người bệnh nên thay thế tinh bột dạng đã tinh chế thành các thực phẩm ngũ cốc nguyên cám. Như vậy sẽ giảm việc đưa quá nhiều glucid vào cơ thể mà không gây ra tình trạng thiếu chất. Một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên tránh như: Bánh mì ngọt, mỳ ống, mì gói, gạo nếp, gạo trắng…

Nhóm thực phẩm nhiều chất béo

Chất béo cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, cũng là nguyên liệu cấu tạo tế bào chất. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm này khiến cơ thể dư thừa năng lượng khiến bệnh nhân khó kiểm soát được cân nặng. Chính vì vậy, khả năng vận động và hồi phục chấn thương cũng giảm dần.

Chất béo khiến bệnh nhân tăng cân và tạo thêm gánh nặng cho hệ xương khớp

Ngoài ra, chất béo còn là nguyên nhân dẫn tới các tình trạng nguy hiểm như: Trụy tim mạch, mỡ máu, gan nhiễm mỡ…ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Thực phẩm thuộc nhóm chất béo nên tránh bao gồm: Đồ ăn nhanh, mỡ động vật, lòng đỏ trứng,…

Người bệnh nên tránh chất kích thích

Bệnh thoái hóa khớp kiêng gì? Người bệnh nên hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…

Nhóm các chất kích thích không được khuyên sử dụng trong thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Bởi có thể xuất hiện những tương tác không cần thiết giữa thuốc nội khoa và các chất này, làm ảnh hưởng đến đáp ứng. Đặc biệt là việc sử dụng bia rượu cùng nhóm thuốc kháng viêm – giảm đau sẽ tăng độc tính trên gan và ngăn cản quá trình đào thải sản phẩm chuyển hóa ra ngoài cơ thể.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong điều trị thoái hóa khớp gối

Để hỗ trợ bệnh nhân thoái hóa khớp gối nhanh hồi phục, người nhà hoặc người chịu trách nhiệm chăm sóc cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau:

Bài viết trên đây là giúp người bệnh trả lời câu hỏi thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện chức năng xương khớp, tăng sức đề kháng và sức khỏe toàn diện.

Nguồn: https://nhatnamyvien.com/thoai-hoa-khop-goi-nen-an-gi-18644.html

Xem thêm: Phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Rate this post
Exit mobile version