Thừa axit dạ dày nên ăn gì, kiêng gì giúp trung hòa nồng độ dịch vị ổn định luôn là thắc mắc chung của tất cả người bệnh đang gặp tình trạng dư thừa axit dạ dày. Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bao tử và sức đề kháng cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chế độ ăn cho người bị dư axit dạ dày.
Axit dạ dày là một dịch vị tiêu hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong dạ dày, được tiết ra trực tiếp tại niêm mạc thành dạ dày. Thông thường, bao tử sẽ tiết ra một lượng acid nhất định vừa đủ để tiêu hóa hết thức ăn.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động như thói quen ăn uống không khoa học, căng thẳng kéo dài, stress, ô nhiễm môi trường, sinh hoạt không khoa học có thể dẫn đến axit dịch vị tiết nhiều hơn bình thường.
Axit dạ dày dư thừa quá nhiều khiến cơ thể không tự cân bằng được nữa và gây ra hàng loạt bệnh lý về tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, viêm hang vị,…
Môi trường lý tưởng trong dạ dày để các lợi khuẩn phát triển là môi trường kiềm nhẹ, với độ pH dao động chỉ từ 7.34 – 7.45. Do đó, người đang bị dư thừa axit dạ dày cần bổ sung ngay nhóm thực phẩm giàu tính kiềm để giúp cân bằng môi trường axit một cách tốt nhất.
Thừa axit dạ dày nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Bị dư axit trong dạ dày nên ăn gì luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm mà không chỉ riêng những bệnh nhân đang bị dư thừa axit dịch vị. Thực phẩm có tính kiềm luôn mang đến sức khỏe tốt cho dạ dày, hỗ trợ kiểm soát, điều trị chứng dư axit và ngăn ngừa bệnh phát triển.
Dưới đây là TOP các thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng các triệu chứng bệnh và trung hòa tốt axit trong dạ dày.
Thừa axit dạ dày nên ăn gì – Bổ sung chuối
Chuối là một loại quả có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong chuối có chứa các vitamin, dưỡng chất, chất xơ cần thiết hỗ trợ quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn, tránh táo bón.
Ngoài ra, loại quả này cũng có tính kiềm, vì vậy khi ăn vào dạ dày sẽ giúp làm giảm lượng axit dạ dày dư thừa, làm niêm mạc dạ dày trở nên dễ chịu hơn. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung bổ sung chuối vào chế độ ăn của mình, chú ý không nên ăn chuối vào lúc đói và nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút để hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất.
Ăn rau cải xanh
Rau xanh nói chung đặc biệt là rau cải xanh là thực phẩm giúp giảm dư thừa axit trong dạ dày một cách rất hiệu quả. Loại rau này cung cấp chất xơ, vitamin và tính kiềm tự nhiên nhất để giúp cơ thể cân bằng được môi trường kiềm trong dạ dày tốt nhất.
Không chỉ riêng tình trạng dư axit dạ dày mà đối với tất cả bệnh lý, bác sĩ đều khuyên bạn nên bổ sung nhóm rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày. Nguyên nhân bởi rau xanh không chỉ giúp cho bạn cải thiện sức khỏe mà chúng còn chứa thành phần chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, nâng cao miễn dịch cơ thể.
Đối với người bị bệnh lý về đường ruột và thắc mắc ăn gì khi bị dư axit dạ dày thì nhóm rau xanh sau sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe: Rau chân vịt, rau cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, hạt đậu xanh, lá húng quế, lá bạc hà,…
Thừa axit trong dạ dày nên ăn gì – Sử dụng táo
Táo là một loại quả có tính axit, tuy nhiên axit và các loại enzym trong quả táo lại có khả năng trung hòa được acid dịch vị dạ dày. Vì thế loại quả này vẫn nằm trong danh sách các thực phẩm mà người bị dư axit dạ dày nên ăn.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều táo vì sẽ khiến lượng axit trong dạ dày bị dư thừa quá mức. Không ăn táo khi bụng đói và cần loại bỏ hạt táo trước khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe niêm mạc bao tử.
Bổ sung gừng, nghệ vàng cho người bị dư axit dịch vị
Từ xưa đến nay, chúng ta thường biết đến gừng và nghệ với vai trò là một loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn ngon cho gia đình. Loại củ này được sử dụng thường xuyên và ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống.
Dù vậy, rất ít người biết công dụng đặc biệt của củ gừng, nghệ trong điều trị bệnh lý dạ dày nhất là tình trạng dư thừa axit. Chúng chứa thành phần chống viêm tự nhiên, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết thương nên được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hóa.
Dư axit trong dạ dày nên ăn gì? Bạn không nên bỏ qua gừng và nghệ vàng trong chế độ ăn hàng ngày. Chất gingerol trong gừng và curcumin có trong nghệ vàng sẽ giúp trung hòa lượng axit dịch vị, giảm đau, nóng rát ở thượng vị do chứng dư thừa axit gây ra, hỗ trợ làm lành nhanh những vết loét tại niêm mạc dạ dày.
Người bệnh có thể sử dụng trực tiếp gừng tươi thái lát hãm với nước uống, ăn sống nghệ kết hợp với mật ong hoặc chế biến cùng các món ăn đều được.
Bổ sung họ đậu, đỗ
Trong đỗ, đậu đều có chứa hàm lượng vitamin, amino acid, khoáng chất và chất xơ rất lớn có lợi đối với sức khỏe của người bị dư thừa axit dạ dày. Bổ sung đậu đỗ mỗi ngày trong chế độ ăn, bạn sẽ cải thiện được chứng dư axit một cách đáng kể.
Bạn đọc cũng cần chú ý rằng một số loại đậu như đậu Hà Lan, đỗ xanh, đỗ đen, đậu tương,… có thể gây khó tiêu và dễ xuất hiện chứng đầy hơi vì thành phần có chứa Carbohydrate phức hợp. Vì thế trước khi sử dụng chúng, bạn cần ngâm hạt qua đêm để vừa làm mềm nguyên liệu, vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Thừa axit dạ dày nên ăn gì? Nhóm hải sản
Một bất ngờ nữa dành cho câu hỏi ăn gì giảm axit trong dạ dày chính là nhóm đồ ăn chế biến từ hải sản. Những loại hải sản như tôm, cá béo, cua, mực,… đều có chứa hàm lượng chất đạm lớn, vitamin, dinh dưỡng và omega – 3 rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, việc bổ sung hải sản vào chế độ ăn cũng góp phần giúp giảm axit dịch vị dạ dày một cách vô cùng hiệu quả mà không cần tốn nhiều thời gian. Chú ý khi lựa chọn các món ăn từ hải sản, bạn nên ăn đồ chín và tránh ăn sống bởi chúng rất khó tiêu, gây chướng bụng và đôi khi gây ngộ độc hay dị ứng.
Trà hoa cúc giảm axit dạ dày
Trà hoa cúc có tác dụng thư giãn thần kinh, an thần và thanh lọc cơ thể rất tốt. Ngoài ra, trà cúc còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày như đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu và đặc biệt là khả năng trung hòa axit bao tử.
Mỗi ngày, bạn nên sử dụng trà hoa cúc để uống sẽ giúp bạn cảm thấy tâm trạng thoải mái, ăn uống ngon miệng và bớt áp lực hơn rất nhiều. Loại trà hoa cúc có dược tính tốt phải là loại hoa cúc cánh đơn trắng nhỏ, nhụy vàng.
Thêm bánh mì vào thực đơn ăn uống
Từ lâu, người ta đã biết đến công dụng cải thiện nhanh chứng dư thừa axit dạ dày của bánh mì. Tuy đây chỉ là một giải pháp tạm thời nhưng chúng ta vẫn có thể áp dụng trong trường hợp người bệnh bị đau do dư axit dạ dày quá mức.
Bánh mì có khả năng thấm hút tốt, do đó khi vào dạ dày chúng sẽ hút hết acid dư tại niêm mạc dạ dày, giảm độ bào mòn của axit lên niêm mạc. Từ đó chúng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương do axit gây ra. Vì thế, hãy ăn 1 – 2 lát bánh mì mỗi khi bạn bị cơn đau do dư axit dạ dày làm phiền.
Uống sữa – Thừa axit dạ dày nên ăn gì, uống gì
Sữa có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và làm bão hòa nồng độ axit dạ dày, hơn thế nữa chúng rất dễ tiêu hóa. Bởi vậy người bệnh bị dư axit dạ dày nên bổ sung sữa để có một sức khỏe tốt.
Thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày này tuy tốt nhưng bạn không nên sử dụng vào lúc vừa ngủ dậy hay khi quá đói. Khoảng thời gian tốt nhất khi uống sữa đối với chúng ta là khoảng 2 tiếng sau ăn. Ngoài sữa tươi thì bạn có thể bổ sung sữa chua để ăn hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe và bổ sung lợi khuẩn cho tiêu hóa.
Tránh ăn gì khi bị dư thừa axit bao tử?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề ăn gì để giảm lượng axit trong dạ dày, người bệnh cũng cần tìm hiểu những loại thực phẩm không nên ăn để bảo vệ sức khỏe. Việc ăn sai thực phẩm có thể khiến cho axit dạ dày tăng nặng, bệnh lý dạ dày khó lành và kéo dài thời gian chữa bệnh.
Bởi vậy, để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất thì người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm như sau:
Những loại đồ ăn chứa nhiều axit
Những loại quả như cam, chanh, bưởi, quả xoài, dâu tây,… đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit tự nhiên. Mặc dù chúng cũng có chứa vitamin C tốt cho sức khỏe nhưng vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày.
Bên cạnh đồ ăn nhiều axit thì đồ ăn cay nóng cũng được liệt vào danh sách những thực phẩm người bị đau dạ dày không nên ăn. Gia vị cay nóng có thể khiến cho dạ dày bị tổn thương, làm tình trạng dư thừa axit dạ dày càng trở nên trầm trọng.
Từ bỏ thói quen dùng chất kích thích và đồ uống có cồn
Rượu bia, cà phê,… là những loại chất kích thích có thể gây tăng lượng axit sản sinh trong dạ dày. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn phải đối diện với nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Không chỉ vậy, những loại chất kích thích khi sử dụng liên tục sẽ tác động tiêu cực lên hệ thống thần kinh trung ương, gây suy giảm sức đề kháng cơ thể, gây hại lên gan thận. Bởi vậy, khi đang bị axit dạ dày cao hoặc không bạn cũng nên loại bỏ hoàn toàn những loại đồ uống này ra khỏi chế độ sinh hoạt hàng ngày.
Nhóm thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
Những loại thức ăn chiên rán cứng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp đều không hề tốt cho dạ dày nhất là khi bạn đang gặp chứng dư axit. Chúng có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tăng áp lực lên dạ dày dẫn đến axit tiết ra nhiều hơn.
Khi bị dư thừa axit dạ dày, thay vì ăn những thực phẩm trên thì bạn nên lựa chọn những món ăn mềm dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Những món ăn dinh dưỡng và dễ tiêu sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày, kiểm soát axit và cải thiện các cơn đau.
Những lưu ý trong điều trị chứng dư thừa axit dịch vị
Dư thừa axit dạ dày là bệnh lý đang xuất hiện ngày càng phổ biến hiện nay. Bởi vậy bên cạnh việc chú trọng đến chế độ ăn uống thì thăm khám và điều trị khoa học là điều hoàn toàn cần thiết. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân một cách tốt nhất và ngăn ngừa các cơn đau do dư thừa axit dạ dày gây ra, người bệnh cần chú ý các vấn đề sau:
- Giảm căng thẳng và stress kéo dài trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp dạ dày giảm bớt áp lực để từ đó lượng axit dịch vị tiết ra giảm bớt.
- Kiểm soát cân nặng một cách khoa học, tránh việc dư thừa cân khiến dạ dày luôn phải vận động tiêu hóa thức ăn đáp ứng nhu cầu về thực phẩm.
- Hãy ngưng hút thuốc lá từ ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe và cơ quan tiêu hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra được rằng trong thuốc lá có chứa nicotin và nhiều loại chất độc hại khác. Chúng có thể gây tăng tiết axit dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc của thực quản, gây suy yếu cơ thực quản và tác động xấu đến niêm mạc đường tiêu hóa.
- Duy trì thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ hàng ngày. Như chúng ta đều biết dạ dày cùng các cơ quan khác đều cần thời gian nghỉ ngơi trong ngày, việc thức khuya hay ngủ không đúng giờ đều gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi này.
- Trong quá trình ngủ bạn cũng nên lựa chọn cho mình một tư thế thích hợp để giảm hoạt động tiết axit dạ dày. Cách nằm sấp, nằm ngửa có thể tạo áp lực lên dạ dày, khiến bạn cảm thấy khó thở, khó tiêu hơn.
- Trong khi ăn uống, người bệnh không nên ăn vội vàng hoặc không tập trung. Hãy ăn chậm rãi, nhai kỹ để enzym trong nước bọt thấm đều vào thức ăn, từ đó giảm bớt áp lực lên dạ dày trong quá trình tiêu hóa.
- Nếu bạn bị axit dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu ngày, việc điều trị khoa học là việc làm hoàn toàn cần thiết. Hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và nhận phác đồ chữa trị chuyên sâu từ phía bác sĩ.
Thừa axit dạ dày nên ăn gì chúng tôi đã cung cấp thông tin đầy đủ đến bạn đọc. Cần lưu ý rằng ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần luôn duy trì sức khỏe bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thường xuyên. Chúc các bạn luôn khỏe!
Xem thêm: Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?