Thuốc thoái hóa cột sống loại nào tốt nhất hiện nay? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh đang mắc bệnh lý xương khớp này. Nắm rõ thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc là biện pháp tốt nhất để người bệnh dùng thuốc chữa bệnh hiệu quả và an toàn. Cùng tìm hiểu các loại thuốc phổ biến nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.
Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của cột sống gây ra cơn đau nhức khó chịu ở người mắc. Tùy thuộc vào vị trí thoái hóa mà có tên gọi riêng, cụ thể như thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng,… Bệnh này liên quan đến yếu tố lão hóa tự nhiên theo thời gian nên thường gặp ở người trung niên và người già.
Nếu không phát hiện sớm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh và để lại biến chứng nguy hiểm. Sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn với ưu điểm cải thiện nhanh triệu chứng và ngăn ngừa thoái hóa lan rộng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong chữa trị, người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tổng hợp các loại thuốc thoái hóa cột sống người bệnh cần biết
Dưới đây là thông tin của các loại thuốc thoái hóa cột sống được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng nhất hiện nay.
Paracetamol
Paracetamol là một loại thuốc thoái hóa cột sống được chỉ định phổ biến với tác dụng chính là cải thiện đau nhức xương khớp ở người bệnh. Hiện nay, thuốc được lưu hành trên thị trường với nhiều dạng biệt dược khác nhau và người bệnh có thể dễ dàng mua từ các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thành phần: Hoạt chất chính của loại thuốc này là Acetaminophen – hoạt chất thuộc nhóm giảm đau NSAIDs nhưng không có tác dụng kháng viêm.
Công dụng:
- Cải thiện nhanh tình trạng đau đầu, đau lưng, đau răng, đau cơ,…
- Hỗ trợ điều trị viêm đau khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Sử dụng với mục đích hạ sốt khi thân nhiệt tăng trên 38,5 độ C.
Liều dùng:
Tùy vào dạng bào chế và mục đích sử dụng mà có liều lượng sử dụng phù hợp. Nếu dùng Paracetamol với mục đích giảm đau do thoái hóa cột sống sẽ dùng theo mức liều như sau:
- Người lớn: Với dạng bào chế viên nén 500mg, mỗi lần uống 1 viên (hai lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ). Tương tự với dạng viên đạn, đặt hậu môn sau mỗi 4-6 giờ.
- Trẻ em: Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng thuốc phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi. Cụ thể với trẻ dưới 12 tuổi dùng 10-15 mg/kg/liều, hai lần dùng thuốc cách nhau 4-6 giờ.
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
- Nước tiểu sẫm màu, phân sẫm màu.
- Xuất hiện các triệu chứng của bệnh vàng da
- Nổi ngứa mề đay ngoài da
- Nguy hiểm hơn là sốc phản vệ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc cần thông tin ngay đến bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Không tự ý tăng liều, tránh gây độc tại gan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
- Không tự ý dùng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có mức liều chuẩn xác.
- Nếu thuốc ở dạng viên nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt.
- Sử dụng công cụ đo lường chính xác nếu dùng thuốc dạng lỏng và chú ý lắc đều trước khi sử dụng.
- Với thuốc viên đạn, nếu chưa sử dụng cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Bỏ ra ngoài trước khoảng 10-15 phút để đặt hậu môn.
- Không uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc.
Aspirin – Thuốc thoái hóa cột sống dạng kháng viêm
Aspirin là thuốc thoái hóa cột sống cùng nhóm với Paracetamol nhưng thường được chỉ định với tác dụng kháng viêm hiệu quả. Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế enzym COX (cyclooxygenase) – loại enzym kích thích phản ứng gây viêm và đau nhức xương khớp.
Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là acid acetylsalicylic – hoạt chất kháng viêm nhóm NSAIDs
Công dụng:
- Cải thiện tình đau nhức xương khớp từ mức độ nhẹ đến trung bình.
- Hạ sốt trong trường hợp cần thiết.
- Kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng trong các bệnh lý đau nhức xương khớp.
- Tác dụng chống kết tập tiểu cầu được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch (nhồi máu cơ tim, dự phòng biến chứng các bệnh lý tim mạch).
- Hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh về não.
Liều dùng
- Người lớn: Dùng với liều 4-8g/ngày, nên chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày điều trị dứt điểm.
- Trẻ em: Với trẻ 25kg dùng với mức liều 80-100 mg/kg/ngày, tối đa có thể lên đến 130 mg/kg/ngày.
Tác dụng phụ
- Nổi mề đay ngoài da đi kèm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
- Buồn nôn, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa gây khó chịu ở vùng thượng vị, xuất hiện các biểu hiện của tình trạng đau dạ dày.
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
- Gây yếu cơ, cảm thấy chân tay mất sức lực, người bệnh khó chịu dữ dội.
Lưu ý khi dùng thuốc
- Cẩn trọng khi dùng thuốc cho người có bệnh lý về thận, suy tim nhẹ, bệnh gan, đặc biệt là khi người bệnh đang dùng thuốc lợi tiểu.
- Hạn chế dùng thuốc cho trẻ dưới 16 tuổi trừ một số trường hợp cần thiết như viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh Still,…
- Với người cao tuổi sử dụng Aspirin có thể bị nhiễm độc gan, suy giảm chức năng thận, chú ý điều chỉnh mức liều thấp hơn liều thông thường.
Naproxen
Naproxen cũng là một loại thuốc thoái hóa cột sống thuộc nhóm kháng viêm không steroid (NSAIDs). Thuốc hoạt động theo cơ chế ức chế các yếu tố gây viêm đau tại vị trí thoái hóa, từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng đau nhức xương khớp.
Thành phần: Naproxen là hoạt chất chính, thuộc nhóm giảm đau kháng viêm không kê đơn NSAIDs. Thuốc thường được chỉ định với tác dụng giảm đau.
Công dụng:
- Cải thiện cơn đau nhức do thoái hóa cột sống như nhức đầu, đau nhức cơ bắp, hai bả vai.
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau buốt răng và đau bụng kinh.
- Cải thiện triệu chứng sưng và cứng khớp do các bệnh lý viêm bao hoạt dịch, bệnh gút.
- Kháng viêm và ngăn ngừa thoái hóa lan rộng các vị trí ổ khớp.
Liều dùng
- Người lớn: Dùng với mức liều 250-500mg một lần và mỗi ngày uống hai lần.
- Trẻ em: Phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng cụ thể của từng người. Sử dụng 2,5-10mg/kg/liều hoặc tối đa 10 mg/kg, hai lần dùng thuốc cách nhau 8-12 tiếng.
Tác dụng phụ
- Khó thở, đau tức ngực.
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân có lẫn máu đen hoặc màu hắc ín.
- Buồn nôn, đau vùng thượng vị, nước tiểu màu vàng sẫm.
- Nổi mề đay mẩn ngứa ngoài da kèm theo cảm giác tê nhức vị trí mẩn ngứa.
- Sốt, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng.
Lưu ý và chống chỉ định khi dùng thuốc:
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thông tin tới bác sĩ, dược sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc loại thực phẩm chức năng nào mà người bệnh đang sử dụng.
- Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai.
- Không lái xe khi dùng thuốc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.
Methylprednisolon
Một loại thuốc thoái hóa cột sống khác theo cơ chế giảm đau phải kể đến là Methylprednisolon. Thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh bị thoái hóa cột sống, đau nhức xương khớp, viêm khớp.
Thành phần: Hoạt chất chính là methylprednisolon – một hoạt chất glucocorticoid có tác dụng kháng viêm, điều trị dị ứng và ức chế miễn dịch hiệu quả.
Công dụng:
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.
- Hỗ trợ điều trị một số thể viêm mạch, viêm quanh động mạch nốt, viêm động mạch thái dương.
- Hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng mãn tính.
- Hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư.
Liều dùng:
Trong quá trình điều trị, người trưởng thành có thể bắt đầu với mức liều 6-40mg/ngày. Nếu dùng duy trì hàng ngày có thể giảm liều tùy theo mức độ mỗi người. Với trẻ nhỏ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Người bệnh bị kích thích hệ thần kinh quá mức, gây mất ngủ.
- Rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
- Đau nhức xương khớp.
- Người bệnh có biểu hiện của đục thủy tinh thể, bệnh glaucoma.
- Chảy máu cam đột ngột.
- Chóng mắt, đau nhức đầu, thay đổi tâm trạng thất thường.
- Nguy hiểm nhất là sốc thuốc, gây hôn mê và nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Thận trọng nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thận trọng nếu đang dùng các loại thuốc trị bệnh da liễu.
- Thận trọng nếu người bệnh có vấn đề về thận, gan, dạ dày, tim,…
- Thông tin ngay tới bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng điều trị nào khác.
Carisoprodol
Thuốc thoái hóa cột sống Carisoprodol được chỉ định cho nhiều trường hợp mắc các bệnh lý xương khớp với tác dụng giãn cơ, giảm đau cơ bắp và ngăn ngừa triệu chứng bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là Carisoprodol (hoạt chất thuộc nhóm thuốc giãn cơ) và một số thành phần tá dược khác.
Công dụng
- Cải thiện cơn đau nhức do thoái hóa cột sống gây ra.
- Cải thiện tình trạng cứng cơ, co cơ do cột sống thoái hóa, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, dây chằng và tủy sống.
- Hỗ trợ người bệnh mắc bệnh xương khớp cử động linh hoạt hơn.
Liều dùng
- Người lớn: Dùng với mức liều 250-350 mg/ngày chia làm 3 lần và nên uống trước khi đi ngủ.
- Trẻ em (> 12 tuổi): Dùng với mức liều 250-350 mg/ngày chia làm 3 lần và uống trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Tác dụng phụ
- Rối loạn cảm giác, người bệnh khó có thể cảm nhận vật dụng xung quanh, nhiệt độ nóng/lạnh,…
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
- Biểu hiện co giật, động kinh
- Thị lực suy giảm, nhìn khó.
- Buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu.
- Mất ngủ về đêm.
- Buồn nôn, nấc, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý khi sử dụng
- Thông tin tới bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.
- Nếu quên liều, có thể dùng liều thay thế nếu khoảng cách tới lần dùng thuốc tiếp theo không quá gần. Không dùng gấp đôi liều mỗi lần.
Fentanyl – Thuốc giảm đau chữa bệnh xương khớp thể nặng
Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể phải chỉ định sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện opioid. Trong đó, Fentanyl là loại thuốc phổ biến, thường xuất hiện trong đơn thuốc của bệnh nhân thoái hóa cột sống.
Thành phần: Hoạt chất chính trong loại thuốc này là Fentanyl – thuộc nhóm giảm đau gây mê thường dùng trong phẫu thuật hoặc giảm đau trong trường hợp nghiêm trọng, không thể kiểm soát trong các trường hợp thông thường.
Công dụng:
Fentanyl được chỉ định điều trị với công dụng chính như sau:
- Hỗ trợ cải thiện cơn đau dữ dội, cấp tính do chấn thương, tai nạn.
- Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
- Sử dụng như chất tiền mê trong phẫu thuật.
- Hỗ trợ cải thiện cơn đau do bệnh lý xương khớp thể nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa khác.
Liều dùng:
Thuốc được bào chế dưới dạng ống tiêm và phải được sử dụng dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ liều dùng như sau:
- Người lớn: Tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch với mức liều 1-2 mcg/kg hoặc truyền liên tục với mức liều 1-2 mcg/kg.
- Trẻ em: Không khuyến khích sử dụng loại thuốc này cho trẻ em. Do đó, cần tham khảo ý kiến cụ thể từ bác sĩ để có phương án thay thế thích hợp.
Tác dụng phụ:
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như sau:
- Đau tức ngực, khó thở, thở nông, thở rít.
- Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, cảm giác lâng lâng.
- Tái mặt, môi, da xanh xao.
- Mệt mỏi, cơ thể cảm thấy mất sức.
- Giảm thị lực, mắt nhìn mờ, đau đầu.
- Hạ huyết áp, bồn chồn, ù tai.
- Nổi phát ban ngoài da, gây ngứa ngáy khắp người.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cần chú ý:
- Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết, khi không đáp ứng với phương pháp dùng thuốc giảm đau thông thường.
- Phải dùng thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế, không tự ý sử dụng tránh nguy hiểm
- Thông tin cho bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào khác.
Baclofen – Thuốc giãn cơ điều trị thoái hóa cột sống
Thuốc thoái hóa cột sống Baclofen – thuốc giãn cơ và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức hiệu quả. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, chỉ định cho các trường hợp tổn thương tủy sống, thoái hóa cột sống và phòng ngừa đột quỵ não.
Thành phần: Hoạt chất chính trong thuốc là Baclofen – hoạt chất thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ với một lượng tá dược vừa đủ.
Công dụng
- Kiểm soát cơn đau nhức do viêm đau xương khớp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp,…
- Cải thiện các tổn thương tủy sống như u tủy sống, viêm tủy ngang, rỗng tủy sống,…
- Hỗ trợ điều trị viêm màng não, chấn thương não.
- Phòng ngừa đột quỵ mạch máu não, bại liệt não.
Liều dùng
- Người lớn: Tăng dần mức liều từ 5-20 mg/lần với tần suất 3 lần/ngày (cứ 3 ngày lại tăng liều thêm 5mg và duy trì ở mức liều tối đa).
- Trẻ em: Mức liều thông thường là 0,75-2 mg/kg/ngày, có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và mức độ bệnh của mỗi người.
Tác dụng phụ:
- Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bị loét dạ dày tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này.
- Chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay (tác dụng phụ này hiếm gặp).
Lưu ý khi sử dụng:
- Hạn chế lái xe sau khi uống thuốc do có thể gây buồn ngủ, chóng mặt nghiêm trọng.
- Không được ngưng thuốc đột ngột khi kết thúc điều, giảm liều dần dần trước khi cắt liều.
- Thông tin tới bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc nhóm thực phẩm chức năng nào khác.
Điều trị với thuốc thoái hóa cột sống Glucosamine
Thuốc thoái hóa cột sống Glucosamine là loại thuốc bổ dưỡng có tác dụng chủ yếu trong việc tái tạo thành phần sụn khớp. Do đó, thuốc này luôn xuất hiện trong đơn thuốc của người bệnh có các triệu chứng của bệnh xương khớp và được đánh giá là cho hiệu quả tốt.
Thành phần: Các thành phần hoạt chất được chiết xuất chủ yếu từ vỏ tôm, mai cua biển và bào chế chủ yếu dưới dạng lỏng hoặc dạng viên nén. Ngoài ra, Glucosamine còn chứa một lượng Chondroitin với hàm lượng vừa đủ với tác dụng chuyển hóa nước và chất dinh dưỡng nuôi sụn khớp.
Công dụng:
- Tăng tái tạo các mô sụn khớp, ổn định và tăng cường chức năng của chúng.
- Cải thiện tình trạng khô khớp khi cử động khó khăn với các bệnh lý thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.
- Giảm đau nhức xương khớp.
- Ngoài công dụng với bệnh xương khớp, sử dụng thuốc này một thời gian còn có tác dụng cải thiện làn da, săn chắc và trắng da.
Liều dùng
- Người lớn: Liều dùng thông thường với mức liều 500mg/ngày chia làm 3-4 lần. Có thể tăng tối đa lên đến 1500mg/ngày.
- Trẻ em: Không tự ý dùng thuốc này cho trẻ, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào.
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt.
- Buồn nôn, nôn.
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau vùng thượng vị.
Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không đặc hiệu khác. Do đó, cần đi thăm khám ngay nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Lưu ý khi sử dụng:
- Thuốc có khả năng tương tác cản trở với một số loại thuốc khác do đó cần thông tin tới bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng nào.
- Không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc mặc dù đây là thực phẩm chức năng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc dùng chung thuốc với thức ăn nếu không có chỉ dẫn đặc biệt từ bác sĩ.
Thuốc trị thoái hóa cột sống nổi tiếng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Đây là thuốc nam gia truyền được tạo ra và lưu truyền hơn 150 năm bởi các đời lương y dòng họ Đỗ Minh. Thuốc có cơ chế trị bệnh tận gốc, lại an toàn nên ngày càng được nhiều bệnh nhân thoái hóa cột sống tìm đến. Ngoài ra nhiều chuyên gia đầu ngành cũng đánh giá cao về bài thuốc này.
Hiện có thể nói Xương khớp Đỗ Minh chính là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân đang muốn tìm giải pháp điều trị hiệu quả lâu dài. Bài thuốc được chia thành 5 chế phẩm nhỏ gồm thuốc đặc trị, thuốc xoa bóp, thuốc bổ gan giải độc, hoạt huyết bổ thận và kiện tỳ ích tràng.
Thành phần
Bài thuốc được bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó, mỗi chế phẩm nhỏ sẽ chứa khoảng 20 dược liệu với nhiều thành phần quý đã được các lương y kết hợp, gia giảm cho phù hợp với cơ địa người Việt bao gồm: Đỗ trọng, phòng phong, vương cốt đằng, tri mẫu, bạch truật, ý dĩ nhân, bồ công anh, cà gai…
Công dụng
- Khu trừ tà khí, giúp hoạt huyết, thông kinh lạc, trị dứt điểm cơn đau tại cột sống.
- Bổ sung dịch khớp giảm hiện tượng khô khớp giúp người bệnh dễ dàng cử động, tránh co cứng cột sống.
- Tăng cường hoạt động của thận, gan giúp đào thải độc tố, dưỡng huyết, tăng cường các chất nuôi dưỡng đốt sống bị tổn thương.
- Cải thiện sức đề kháng, mạnh gân cốt, tăng cường độ dẻo dai của các khớp.
- Tăng cường chức năng của đại tràng, hệ tiêu hóa, an thần, dưỡng tâm.
Cách dùng, liệu trình:
Theo thông tin từ nhà thuốc, Xương khớp Đỗ Minh được hỗ trợ sắc sẵn thành cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 1 thìa cao/ mỗi lọ hòa với nước ấm uống.
Liệu trình thuốc ngắn hay dài tùy vào mức độ hư hại tại cột sống. Trường hợp bị thoái hóa giai đoạn đầu thường chỉ cần dùng 2 – 3 liệu trình là có thể dứt điểm. Tuy nhiên với người bị thoái hóa giai đoạn mãn tính, lâu năm có thể dùng từ 4 – 6 tháng.
Chỉ định
- Bài thuốc này có thể dùng cho mọi đối tượng bị thoái hóa cột sống bao gồm cả phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người gặp vấn đề về dạ dày, huyết áp hay có vấn đề về thận.
- Điều trị các bệnh xương khớp khác: viêm khớp dạng thấp, vôi hóa, gai cột sống, đau vai gáy…
Không giống như các loại thuốc thoái hóa cột sống kể trên, Xương khớp Đỗ Minh cho hiệu quả lâu dài, an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Bởi bài thuốc sử dụng hoàn toàn là dược liệu tự nhiên, sạch từ các vườn trồng chuẩn hóa, đã được Bộ Y tế kiểm chứng. Cách sử dụng cũng dễ dàng không kém tân dược chỉ cần bệnh nhân kiên trì, kết hợp thêm châm cứu bấm huyệt, ăn uống tập luyện khoa học theo chỉ dẫn của lương y nhà thuốc sẽ đạt kết quả tốt.
Nghệ sĩ Xuân Hinh chia sẻ: “Là người cẩn thận nên tôi phải tìm hiểu rất kỹ mới quyết định đến khám, chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường này. Sau khi bắt mạch thăm khám, lương y Tuấn có chỉ định tôi dùng 2 tháng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu.
Tôi thấy thuốc có mùi thảo dược rất thơm, mới uống vào sẽ hơi đắng ở đầu lưỡi nhưng ngọt khi vào họng. Hay phải đi diễn xa, nên tôi thường mang theo thuốc cùng hành lý tiện lợi vô cùng.”
Không chỉ nghệ sĩ Xuân Hinh, mà trên 90% bệnh nhân từng sử dụng bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh đều đánh giá cao về tính tối ưu, hiệu quả của bài thuốc. Vì vậy nếu bạn quan tâm, muốn được tư vấn thêm về phương thuốc trị thoái hóa cột sống này có thể liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh hoặc gọi đến hotline của đơn vị: 0963 302 349 để được giải đáp.
Lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống?
Sử dụng các loại thuốc thoái hóa cột sống giúp điều trị hiệu quả và dứt điểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, nên đi thăm khám và dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ đã kê.
- Không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ngoài da như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa cần thông tin ngay tới bác sĩ điều trị.
- Không kết hợp lẫn lộn các loại thuốc Tây y và Đông y trong quá trình chữa bệnh xương khớp.
- Có thể áp dụng kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống nhanh chóng. Nên lựa chọn một số bộ môn như đi bộ, bơi lội, tập yoga.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân béo phì vì có thể gây áp lực thương tổn đến cột sống.
- Điều chỉnh lối sống, hạn chế bê vác nặng hoặc dùng lực đột ngột, tránh tổn thương đến cột sống khiến việc điều trị khó khăn hơn.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia và đồ uống chứa caffein vì có thể kích ứng các phản ứng gây viêm, khiến tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến người đọc các loại thuốc thoái hóa cột sống phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm hoàn toàn, người bệnh cần đi thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp dứt điểm hoàn toàn.
Xem thêm: Thử nghiệm lâm sàng: Cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo bạn nên biết