Giá tiêm vitamin C trung bình khoảng 1 triệu đồng/lần tiêm. Tại các spa cao cấp, giá mỗi mũi tiêm có thể lên tới 2,5 triệu đồng/mũi, tùy từng loại thuốc. Tiêm vitamin C trắng da đang là xu hướng lựa chọn của nhiều chị em. Thực tế hiệu quả của liệu pháp này thế nào?
Giá tiêm vitamin C trung bình khoảng 1 triệu đồng/lần tiêm. Tại các spa cao cấp, giá mỗi mũi tiêm có thể lên tới 2,5 triệu đồng/mũi, tùy từng loại thuốc. Tiêm vitamin C trắng da đang là xu hướng lựa chọn của nhiều chị em. Thực tế hiệu quả của liệu pháp này thế nào?
Thực hư tiêm vitamin C có hiệu quả trắng da không và biện pháp nào có thể thay thế, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu!
Sự thật về tiêm vitamin C trắng da
Bác sĩ Lê Hữu Doanh, BV Da liễu T.Ư (Hà Nội) cho rằng, việc sử dụng huyết thanh vitamin C trong làm đẹp da có thể phát huy tác dụng. Song hình thức sử dụng chủ yếu là bôi, lăn kim và thường không chỉ định trong việc tiêm tĩnh mạch.
Khác với bôi ngoài da hay uống, việc tiêm trực tiếp vitamin C thường khiến cơ thể hấp thụ nhanh và đầy đủ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Theo dược sĩ Nguyễn Bảo Anh, khi tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm tuyệt đối vô trùng. Bởi nếu không vô trùng thì người được tiêm có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, tiêm thuốc vào tĩnh mạch có tác dụng nhanh và trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn sẽ vô cùng tai hại. Thậm chí gây tử vong hoặc nhiều biến chứng nghiêm trong khác. Tiêm vitamin C trắng da luôn có nguy cơ gây sốc phản vệ tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Ghi nhận thực tế đã có không ít trường hợp biến chứng sau khi tiêm truyền vitamin C với mục đích làm trắng da.
Trường hợp nào cần tiêm vitamin C?
Tiêm vitamin C trắng da có thể gây hại. Song phương pháp này sẽ được áp dụng với các bệnh lý như:
Bệnh scurvy
Scurvy là dạng bệnh lý khi cơ thể thiếu vitamin C trầm trọng và trong thời gian dài. Bệnh hiện không phổ biến ở các nước phát triển nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra ở những người hút thuốc, tiêu thụ một lượng giới hạn thức ăn hoặc có vấn đề hấp thụ thực phẩm.
Chữa trị vết thương
Tiêm vitamin C có thể được dùng để chữa trị các vết thương nghiêm trọng do chấn thương hoặc bỏng.
Tăng cường sức khỏe và chức năng miễn dịch
Một số người được tiêm vitamin C nhằm mục đích thuận tiện cho sinh hoạt. Việc tiêm thuốc đồng nghĩa họ không phải nhớ uống thuốc mỗi ngày.
Ung thư
Tiêm vitamin C liều cao vào tĩnh mạch kết hợp thuốc đặc trị ung thư giúp cải thiện việc điều trị căn bệnh này. Tiêm vitamin C qua tĩnh mạch sẽ giúp cơ thể tăng cường dung nạp vitamin C để loại các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh khác.
Thực hư tiêm vitamin C có hiệu quả trắng da không và biện pháp nào có thể thay thế, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu!
Sự thật về tiêm vitamin C trắng da
Bác sĩ Lê Hữu Doanh, BV Da liễu T.Ư (Hà Nội) cho rằng, việc sử dụng huyết thanh vitamin C trong làm đẹp da có thể phát huy tác dụng. Song hình thức sử dụng chủ yếu là bôi, lăn kim và thường không chỉ định trong việc tiêm tĩnh mạch.
Khác với bôi ngoài da hay uống, việc tiêm trực tiếp vitamin C thường khiến cơ thể hấp thụ nhanh và đầy đủ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Theo dược sĩ Nguyễn Bảo Anh, khi tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm tuyệt đối vô trùng. Bởi nếu không vô trùng thì người được tiêm có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, tiêm thuốc vào tĩnh mạch có tác dụng nhanh và trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn sẽ vô cùng tai hại. Thậm chí gây tử vong hoặc nhiều biến chứng nghiêm trong khác. Tiêm vitamin C trắng da luôn có nguy cơ gây sốc phản vệ tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Ghi nhận thực tế đã có không ít trường hợp biến chứng sau khi tiêm truyền vitamin C với mục đích làm trắng da.
Trường hợp nào cần tiêm vitamin C?
Tiêm vitamin C trắng da có thể gây hại. Song phương pháp này sẽ được áp dụng với các bệnh lý như:
Bệnh scurvy
Scurvy là dạng bệnh lý khi cơ thể thiếu vitamin C trầm trọng và trong thời gian dài. Bệnh hiện không phổ biến ở các nước phát triển nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra ở những người hút thuốc, tiêu thụ một lượng giới hạn thức ăn hoặc có vấn đề hấp thụ thực phẩm.
Chữa trị vết thương
Tiêm vitamin C có thể được dùng để chữa trị các vết thương nghiêm trọng do chấn thương hoặc bỏng.
Tăng cường sức khỏe và chức năng miễn dịch
Một số người được tiêm vitamin C nhằm mục đích thuận tiện cho sinh hoạt. Việc tiêm thuốc đồng nghĩa họ không phải nhớ uống thuốc mỗi ngày.
Ung thư
Tiêm vitamin C liều cao vào tĩnh mạch kết hợp thuốc đặc trị ung thư giúp cải thiện việc điều trị căn bệnh này. Tiêm vitamin C qua tĩnh mạch sẽ giúp cơ thể tăng cường dung nạp vitamin C để loại các tế bào ung thư mà không gây hại cho các tế bào khỏe mạnh khác.
Giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy những người không có đủ vitamin C sẽ không thể đốt cháy chất béo hiệu quả.
Như vậy, bạn đã hiểu thực chất tiêm vitamin C có tác dụng gì. Phương pháp này thường được chỉ định để điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin C khi bạn không thể bổ sung qua đường uống.
Cách làm trắng thay an toàn thay cho tiêm vitamin C
Melanin là sắc tố tạo màu cho da, tóc và mắt. Nó được tạo ra bởi các tế bào hắc tố (melanocytes) và được tìm thấy ở lớp ngoài cùng của da.
Ai cũng có một số lượng tế bào hắc tố nhất định. Tuy nhiên, tế bào của một số người tạo ra nhiều melanin hơn người khác. Càng có nhiều sắc tố melanin, da bạn càng sẫm màu.
Sau đây là một số biện pháp thay thế tiêm vitamin C, giúp giảm melanin và làm da bạn sáng hơn.
Kem bôi hoặc thuốc mỡ đặc trị cho vùng da sạm màu
Thông thường, một sản phẩm làm sáng da sẽ có một trong các thành phần:
- hydroquinone
- kojic acid
- vitamin C
- glycolic acid
- azelaic acid
- retinoid
Các chất này giúp ngăn chặn tyrosinase – enzyme đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp melanin. Từ đó làm chậm quá trình sản xuất melanin và mang lại làn da sáng hơn.
Viên uống trắng da
Giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy những người không có đủ vitamin C sẽ không thể đốt cháy chất béo hiệu quả.
Như vậy, bạn đã hiểu thực chất tiêm vitamin C có tác dụng gì. Phương pháp này thường được chỉ định để điều chỉnh sự thiếu hụt vitamin C khi bạn không thể bổ sung qua đường uống.
Cách làm trắng thay an toàn thay cho tiêm vitamin C
Melanin là sắc tố tạo màu cho da, tóc và mắt. Nó được tạo ra bởi các tế bào hắc tố (melanocytes) và được tìm thấy ở lớp ngoài cùng của da.
Ai cũng có một số lượng tế bào hắc tố nhất định. Tuy nhiên, tế bào của một số người tạo ra nhiều melanin hơn người khác. Càng có nhiều sắc tố melanin, da bạn càng sẫm màu.
Sau đây là một số biện pháp thay thế tiêm vitamin C, giúp giảm melanin và làm da bạn sáng hơn.
Kem bôi hoặc thuốc mỡ đặc trị cho vùng da sạm màu
Thông thường, một sản phẩm làm sáng da sẽ có một trong các thành phần:
- hydroquinone
- kojic acid
- vitamin C
- glycolic acid
- azelaic acid
- retinoid
Các chất này giúp ngăn chặn tyrosinase – enzyme đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp melanin. Từ đó làm chậm quá trình sản xuất melanin và mang lại làn da sáng hơn.
Viên uống trắng da
Thành phần của viên trắng da gồm các loại enzyme và hợp chất giúp thay đổi các sắc tố trên da, làm giảm sự hình thành hắc tố ngay từ bên trong. Những loại viên uống có chứa glutathione không chỉ giúp làm trắng da mà còn tăng cường sức đề kháng nhờ vào đặc tính chống ô-xy hóa.
Viên uống có chứa chất này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Chính vì vậy,
viên uống có chứa glutathione dần trở thành sự lựa chọn tốt hơn so với viên uống thông thường.
Biện pháp tự nhiên thay vì tiêm vitamin C
Thời gian phát huy tác dụng của các biện pháp tự nhiên này chưa rõ ràng nên bạn sẽ cần kiên nhẫn nếu quyết định thử nghiệm. Ngoài ra, các phương thức này chỉ mang tính tạm thời nên bạn cần sử dụng chúng thường xuyên.
- Nghệ: curcumin – hợp chất hoạt tính trong nghệ có thể làm giảm sự tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase.
- Gel lô hội: có thể hạn chế khả năng sản xuất melanin sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cây lô hội có chứa aloesin – một hợp chất ngăn chặn tyrosinase.
- Nước chanh: chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin. Mặc dù có tác dụng chống nám nhưng nước chanh có thể gây khó chịu cho da. Bạn chỉ nên sử dụng nước chanh pha loãng và tránh áng nắng sau khi dùng.
- Trà xanh: chứa hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng ngăn chặn sự tích tụ melanin.
Như vậy, bạn có thể thấy việc tiêm vitamin C trắng da là rất nguy hiểm và không có cơ sở. Bạn nên lựa chọn các biện pháp làm trắng khoa học và an toàn hơn cho làn da. Sau khi áp dụng, cần tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm cũng như thường xuyên bôi kem chống nắng.
Thành phần của viên trắng da gồm các loại enzyme và hợp chất giúp thay đổi các sắc tố trên da, làm giảm sự hình thành hắc tố ngay từ bên trong. Những loại viên uống có chứa glutathione không chỉ giúp làm trắng da mà còn tăng cường sức đề kháng nhờ vào đặc tính chống ô-xy hóa.
Viên uống có chứa chất này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Chính vì vậy,
viên uống có chứa glutathione dần trở thành sự lựa chọn tốt hơn so với viên uống thông thường.
Biện pháp tự nhiên thay vì tiêm vitamin C
Thời gian phát huy tác dụng của các biện pháp tự nhiên này chưa rõ ràng nên bạn sẽ cần kiên nhẫn nếu quyết định thử nghiệm. Ngoài ra, các phương thức này chỉ mang tính tạm thời nên bạn cần sử dụng chúng thường xuyên.
- Nghệ: curcumin – hợp chất hoạt tính trong nghệ có thể làm giảm sự tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase.
- Gel lô hội: có thể hạn chế khả năng sản xuất melanin sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cây lô hội có chứa aloesin – một hợp chất ngăn chặn tyrosinase.
- Nước chanh: chứa hàm lượng cao vitamin C, giúp ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin. Mặc dù có tác dụng chống nám nhưng nước chanh có thể gây khó chịu cho da. Bạn chỉ nên sử dụng nước chanh pha loãng và tránh áng nắng sau khi dùng.
- Trà xanh: chứa hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG), có khả năng ngăn chặn sự tích tụ melanin.
Như vậy, bạn có thể thấy việc tiêm vitamin C trắng da là rất nguy hiểm và không có cơ sở. Bạn nên lựa chọn các biện pháp làm trắng khoa học và an toàn hơn cho làn da. Sau khi áp dụng, cần tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm cũng như thường xuyên bôi kem chống nắng.
Xem thêm: Suy thận mạn là gì? Các giai đoạn bệnh và cách điều trị