Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tổng quan về Bệnh học Ung thư dạ dày (bao tử)

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam. Bài viết cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quan nhất về căn bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tại Việt Nam, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị, mời bạn theo dõi:

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là loại ung thư xuất phát từ niêm mạc dạ dày, rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, đứng đầu trong các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa.

Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Đặc biệt, loại bệnh này khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực. Bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở những giai đoạn muộn nên cơ hội sống thường không cao.

Hiện nay, phương pháp thường dùng nhất trong điều trị ung thư dạ dày là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Bên cạnh đó, ngày nay người ta còn nghiên cứu ra một hợp chất có tên gọi Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu và các chất xơ hòa tan có hiệu quả rất lớn trong phòng chống ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

2. Giải phẫu Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư khởi phát tại dạ dày, có tên tiếng anh là Stomach Cancer.

Giải phẫu ung thư dạ dày

Dạ dày hay còn gọi là bao tử là phần nằm ở phần bụng trên, đảm nhiệm chức năng trung tâm trong việc tiêu hóa thức ăn. Người ta chia dạ dày thành các phần sau:

  • Tâm vị
  • Đáy vị
  • Thân vị
  • Môn vị

Các phần liên quan khác: thành trước, thành sau, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn [1]

Như vậy, Ung thư dạ dày có thể xuất hiện tại những vị trí khác nhau của dạ dày và tùy thuộc vào vị trí của ung thư sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.

Các hạch bạch huyết trên dạ dày được chia làm 3 chặng và đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 16. Trong mổ nạo vét hạch, việc xác định hạch có ung thư xâm lấn hay không là yếu tố rất quan trọng trong tiên lượng kết quả điều trị. Vì vậy, xác định thứ tự 16 nhóm hạch trong ung thư dạ dày sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán, đánh giá chính xác vị trí và mức độ của bệnh, cũng như tình trạng bệnh ung thư dạ dày di căn hạch. [2]

3. Phân loại Ung thư dạ dày

Phân loại theo giải phẫu bệnh, ung thư dạ dày có các loại:

  • Ung thư biểu mô dạ dày hay còn gọi là ung thư tuyến  (Adenocarcinoma) loại này chiếm tỷ lệ từ 85 – 90 %.
  • Ung thư tổ chức liên kết (Sarcoma) loại này chiếm tỷ lệ từ 5 – 10 %.
  • Các loại ung thư khác ít phổ biến hơn như: Carcinoides khoảng 3%, Limphoma chiếm từ 2–5%, Epithelioid leiomyosarcomas chiếm từ 0,5 – 1%.

Phân loại ung thư dạ dày theo giai đoạn, áo dụng cho loại ung thư biểu mô tuyến theo cách phân loại ung thư TNM của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (AJCC) ung thư dạ dày gồm 5 giai đoạn lần lượt là 0,1,2,3,4 [3]

4. Dịch tễ học Ung thư dạ dày

Theo Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan, năm 2012, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất thế giới.  Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới là 23,7/100.000 và ở nữ giới là 10,2/100.000. Tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày ở nam giới là 21,9/100.000 và ở nữ giới là 9,1/100.000 [4]

5. Nguyên nhân tại sao mắc ung thư dạ dày

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh nguyên nhân gây ung thư dạ dày, Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra được sự liên kết mật thiết giữa một số yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày bao gồm:

  • Tuổi. Bệnh lý Ung thư dạ dày thường xảy ra ở độ tuổi ngoài 55 tuổi. Đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi được chẩn đoán mắc bệnh đã ở tuổi 60 đến 70.
  • Giới tính. Nam giới có tỉ lệ ung thư dạ dày cao gấp đôi nữ giới.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữ nhiễm khuẩn Hp và ung thư dạ dày. Nhiễm Hp làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và bệnh ung thư dạ dày. H. pylori được xem là yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ nhất đối với ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày

  • Chế độ ăn uống. Ăn quá mặn, ăn ít rau trái tươi, ăn nhiều thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, thực phẩm xông khói làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Lối sống không lành mạnh. Theo nghiên cứu, những người uống rượu và hút thuốc thường xuyên; Và luôn trong tình trạng căng thằng, stress có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người bình thường.
  • Béo phì. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người thừa cân hoặc béo phí cũng có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày ở cao hơn so với những người bình thường.
  • Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV): Virus EBV được coi là có liên quan đến các khối u biểu mô lympho và biểu mô liên kết, trong đó có các tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, virus EBV được tìm thấy trong các tế bào ung thư của khoảng từ 5 -10% tổng số người mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Yếu tố di truyền, giới tính, nhóm máu: Khi được hỏi “ung thư dạ dày có di truyền không?” thì câu trả lời là ung thư dạ dày không di truyền trực tiếp từ đời này sang đời khác. Nhưng, nếu trong một một gia đình có ai đó bị ung thư dạ dày thì những thành viên còn lại của gia đình sẽ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với những người khác. Đồng thời, theo thống kê, tỉ lệ ung thư dạ dày ở đàn ông cao gấp 2 lần so với phụ nữ. Về yếu tố nhóm máu, những người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu O, B, AB.
  • Môi trường làm việc độc hại: Những công nhân làm việc trong ngành công nghiệp than đá, cao su, kim loại, amiang, hóa chất, tia xạ… có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người lao động ở các ngành nghề khác.
  • Mắc các bệnh tật khác: Những người mắc các căn bệnh như thiếu máu ác tính, sự phát triển của polyps trong dạ dày, viêm loét dạ dày mãn tính, viêm dạ dày thể teo… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Xem thêm: Tầm soát và Phòng ngừa ung thư dạ dày

6. Các triệu chứng ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường phát triển âm thầm, kéo dài nhiều năm trước khi gây ra triệu chứng trên lâm sàng, chính vì vậy các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không đặc hiệu, dễ hiểu lầm mới các bệnh tiêu hóa – dạ dày khác. Đến khi triệu chứng biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối.

Dưới đây là một số dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, bao gồm:

  • Chán ăn. Gầy sút.
  • Đau bụng (quanh rốn) hoặc khó chịu trong bụng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Chướng bụng sau khi ăn. Luôn cảm giác đầy bụng dù chỉ ăn một bữa ăn nhẹ.
  • Ợ nóng
  • Nôn và buồn nôn, có thể kèm theo máu hoặc không
  • Khó nuốt. Cảm thấy tắc phần họng khi nuốt

Những triệu chứng trên có thể gặp ở những bệnh lý không phải ung thư, ví dụ như nhiễm vi khuẩn Hp hoặc bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên xuất hiện dai dẳng hoặc ngày càng diễn biến nặng hơn, thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị  thích hợp nhất.

Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển bao gồm:

  • Mệt mỏi, yếu cơ
  • Nôn ra máu, có máu trong phân
  • Sụt cân không rõ lý do

Triệu chứng ung thư dạ dày

7. Chẩn đoán ung thư dạ dày

Cách các bác sĩ khám và chẩn đoán ung thư dạ dày như sau:

Kiểm tra và chẩn đoán

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:

  • Nội soi  dạ dày. Một ống chứa camera nhỏ được chuyển xuống cổ họng và vào dạ dày. Từ đó, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy bề mặt dạ dày có những bất thường gì. Kiểm tra hình ảnh. Kiểm tra được sử dụng để tìm ung thư dạ dày bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và một loại đặc biệt của X quang đôi khi được gọi là chụp bari.
  • Trong quá trình nội soi, khi phát hiện khu vực nào bất thường, các bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô hoặc cơ quan bị bệnh rồi xem chúng dưới kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư đây gọi là biện pháp sinh thiết mô.

Nội soi dạ dày 

Khi nội soi đường tiêu hóa nói chung và nội soi dạ dày nói riêng, người bệnh cần hết sức chú ý và thực hiện những điều sau:

  • Bệnh nhân khi đi nội soi phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi nội soi dạ dày. Bởi khi nội soi cần đảm bảo toàn bộ dạ dày phải sạch, không có thức ăn thì mới quan sát được vùng niên mạc dạ dày có bị tổn thương hay không.
  • Không uống những loại nước có màu như: coca cola, cafe, nước cam, sữa… chỉ nên uống nước trắng để dễ quan sát dạ dày.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không được uống các loại thuốc bao che mạc dạ dày như: Gastropulgit, Phosphalugel… trước khi làm nội soi.
  • Chuẩn bị tâm lý trước khi nội soi bởi rất khó chịu và buồn nôn.

Những chú ý sau khi nội soi dạ dày:

  • Sau khi thực hiện nội soi, nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp. Khi đã ổn định, bệnh nhân sẽ được trở lại phòng bệnh hoặc về nhà nếu ngoại trú. Lúc này bệnh nhân cần có nhà đưa về, nhưng tuyệt đối không tự đi một mình.
  • Không nên ăn uống bất kỳ một thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.

Xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư dạ dày

Xác định các giai đoạn của ung thư dạ dày sẽ giúp bác sĩ biết rõ tình trạng của khối u và sự di căn của tế bào ung thư; từ đó quyết định phương pháp điều trị có thể là tốt nhất cho người bệnh.

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để xác định giai đoạn của ung thư dạ dày bao gồm:

Kiểm tra hình ảnh. Các xét nghiệm có thể bao gồm X quang, CT, và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).

Phẫu thuật thăm dò. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tìm các dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng ra khỏi dạ dày trong vòng bụng. Việc thực hiện phẫu thuật thăm dò thường được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi. Điều này có nghĩa là bác sĩ phẫu thuật làm một số vết rạch nhỏ ở bụng và chèn một máy ảnh đặc biệt truyền hình ảnh với màn hình trong phòng điều hành.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào tình hình bệnh.

Một số lưu ý khi chụp X-quang, CT-Scanner và cộng hưởng từ (MRI)

  • Bạn cần mặc đồ nhẹ hoặc sẽ dùng áo choàng của Bệnh viện.
  • Các vật dụng gây ảnh hưởng đến hình ảnh trên phim chụp cần tháo bỏ: cặp tóc, đồ trang sức, kính mắt…
  • Đối với X-Quang và CT thông thường, bạn không phải chuẩn bị gì trước.
  • Một vài khảo sát cần tiêm cản quang đường tĩnh mạch. Nếu bạn được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bạn sẽ được bác sỹ giải thích rõ và bạn cần ký cam kết trước khi tiêm thuốc. Các bà mẹ đang cho con bú có thể cho con bú lại 24h sau khi tiêm thuốc cản quang.
  • Trong một số trường hợp chụp về đường tiết niệu, dạ dày, thực quản, tá tràng, đại tràng, bạn cần có sự chuẩn bị trước khi chụp như làm sạch ruột, nhịn ăn trước khi chụp … bạn cần hẹn trước để được hướng dẫn chuẩn bị.
  • Các thăm khám đường tiêu hóa, hệ tiết niệu, chụp ống sonde, đường dò,… sẽ được Kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết.
  • Khi chụp cộng hưởng từ (MRI) từ trường của máy có thể gây ảnh hưởng một số thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể. Bạn cần thông báo với nhân viên y tế tại phòng chụp MRI nếu: Dùng máy tạo nhịp tim, có máy bơm trong da (như một số bn bị tiểu đường, Có clips phẫu thuật phình mạch, Có mảnh kim loại trong mắt, Cấy ghép thiết bị kim loại khác trong cơ thể nẹp xương, răng giả, khớp giả…) Ngoài ra khi vào phòng chụp MRI bạn không nên mang theo các vật dụng kim loại, điện thoại, máy tính, thẻ tín dụng.
  • Khi đi chụp, bạn nên mang theo tóm tắt bệnh án, các phiếu xét nghiệm, các phim  X quang, CT Scanner và cộng hưởng từ (MRI) đã chụp trước đó (nếu có)
  • Bệnh nhân nữ cần phải thông báo ngay với Bác sỹ hoặc Kỹ thuật viên trước khi chụp nếu có thai hoặc nghi nghờ có thai vì tia X có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với thai nhi.

Tham khảo bệnh án ung thư dạ dày [5]

8. Cách điều trị ung thư dạ dày

Việc đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn của khối u
  • Phân nhóm ung thư.
  • Tuổi, sức khỏe và mong muốn

Dù mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ cụ thể khác nhau, tuy nhiên, đều tuân theo các bướu điều trị cơ bản gồm các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch.

Xem thêm: Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoan 0,1,2,3,4

So với phương pháp phẫu thuật, phương pháp hóa trị, xạ trị đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn hơn. Nguyên nhân xảy ra là do tác động điều trị không chỉ nhằm vào các tế bào bệnh mà còn làm tổn thương các mô, tế bào lành như các tế bào tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột, làm hại các cơ quan khác như gan, thận, tim… Vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, da bị kích ứng, giảm sức đề kháng do đó rất dễ bị bệnh tật tấn công.

Trên thực tế đa số bệnh nhân mắc ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến việc hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng không mong muốn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy kiệt, sức khoẻ ngày càng giám sút trầm trọng. Nhiều bệnh nhân ung thư chết do suy kiệt trước khi chết vì khối ung thư. Điều này cho thấy cần phải lưu tâm tới việc giảm thiểu tác dụng phụ cho người bệnh.

Do vậy ngoài việc bản thân người bệnh nuôi dưỡng ý trí quyết tâm, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc lên kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân sau điều trị là vô cùng quan trọng. Đội ngũ y bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng khối u không quay lại, kiếm soát tác dụng phụ và kiểm soát sức khỏe tổng thể. Người chăm sóc thường chịu trách nhiệm về khá nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc người bệnh như:

  • Thường xuyên động viên và khích lệ người bệnh
  • Quan tâm đến lịch trình uống thuốc của người bệnh
  • Giúp bệnh nhân kiểm soát những tác dụng phụ, báo với bác sĩ khi thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Hỗ trợ bệnh nhân về mặt ăn uống, dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho người bệnh.

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ hoạt chất Fucoidan và bột nghiền nấm Agaricus, là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản đầu tiên được Bộ Y tế cấp hành và là sản phẩm được các bác sĩ bệnh viên Ung Bướu nổi tiếng tại Việt Nam khuyên bệnh nhân ung thư nên dùng trước, trong và sau quá trình điều trị giúp hỗ trợ điều trị, nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Để được tư vấn cụ thể về sản phẩm King Fucoidan và mua hàng, mời bạn gọi điện tới số hotline 18000069  hay số ngoài giờ hành chính 02439963961, với khách hàng miền Nam mời liên hệ 02869890286 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Xem điểm bán tại các nhà thuốc gần nhà nhất TẠI ĐÂY

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Dược sĩ: Hoàng Văn Nam

Tài liệu: benhvien103.vn, dieutri.vn, tudienungthu

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/tong-quan-ung-thu-da-day

Xem thêm: Nấm đầu khỉ: Vị thuốc quý cho nhiều tình trạng sức khỏe

Rate this post
Exit mobile version