Mỗi người phụ nữ sinh ra đều có một số lượng trứng nhất định được sản sinh trong buồng trứng. Tuy vậy khi tuổi càng cao, trứng cũng sẽ bị lão hóa và giảm bớt dần cả về số lượng và chất lượng. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng biết rằng, càng lớn tuổi, khả năng mang thai càng khó. Vậy tại sao lại có tình trạng này và làm thế nào để cải thiện cơ hội thụ thai khi bạn đã lớn tuổi?
Mỗi người phụ nữ sinh ra đều có một số lượng trứng nhất định được sản sinh trong buồng trứng. Tuy vậy khi tuổi càng cao, trứng cũng sẽ bị lão hóa và giảm bớt dần cả về số lượng và chất lượng. Bất kỳ người phụ nữ nào cũng biết rằng, càng lớn tuổi, khả năng mang thai càng khó. Vậy tại sao lại có tình trạng này và làm thế nào để cải thiện cơ hội thụ thai khi bạn đã lớn tuổi?
Tại sao trứng suy giảm khi lớn tuổi?
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà thời điểm suy giảm khả năng sinh sản ở nữ giới có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết thời điểm này thường rơi vào khoảng đầu hoặc giữa năm 30 tuổi. Không có cách nào có thể dự đoán chính xác thời gian này. Một số phụ nữ có thể không còn khả năng thụ thai vào nhiều năm trước khi các triệu chứng đầu tiên của thời kỳ mãn kinh xuất hiện.
Có hai nguyên nhân phổ biến gây ra suy giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
Thứ nhất, do các vấn đề xảy ra trong quá trình rụng trứng. Các vấn đề này thường xảy ra khi tuổi của bạn ngày càng cao. Nguyên nhân là do:
- Bạn còn lại quá ít trứng có chất lượng tốt, việc này sẽ khiến cho khả năng thụ thai trở nên khó khăn hơn. Hơn hết, số lượng trứng cũng sẽ suy giảm theo độ tuổi;
- Một vài phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường, và thậm chí ngưng rụng trứng trước 40 tuổi;
- Chu kì của bạn có thể trở nên không đều. Khi bạn sắp mãn kinh, chu kì có thể trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn làm cho trứng rụng ngày càng bất thường.
Thứ hai, các bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nhiều phụ nữ mắc các bệnh gây tắc vòi trứng từ trẻ mà không hề hay biết. Qua thời gian, các bệnh này gây viêm nhiễm và khiến khả năng thụ thai trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, tình trạng nhiễm trùng sinh dục do vi khuẩn chlamydia không được điều trị có thể phát triển thành viêm vùng chậu, từ đó có thể gây tắc ống dẫn trứng. Điều này sẽ ngăn chặn sự thụ tinh và đồng thời còn tăng khả năng có thai ngoài tử cung.
Các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:
Tại sao trứng suy giảm khi lớn tuổi?
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà thời điểm suy giảm khả năng sinh sản ở nữ giới có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết thời điểm này thường rơi vào khoảng đầu hoặc giữa năm 30 tuổi. Không có cách nào có thể dự đoán chính xác thời gian này. Một số phụ nữ có thể không còn khả năng thụ thai vào nhiều năm trước khi các triệu chứng đầu tiên của thời kỳ mãn kinh xuất hiện.
Có hai nguyên nhân phổ biến gây ra suy giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
Thứ nhất, do các vấn đề xảy ra trong quá trình rụng trứng. Các vấn đề này thường xảy ra khi tuổi của bạn ngày càng cao. Nguyên nhân là do:
- Bạn còn lại quá ít trứng có chất lượng tốt, việc này sẽ khiến cho khả năng thụ thai trở nên khó khăn hơn. Hơn hết, số lượng trứng cũng sẽ suy giảm theo độ tuổi;
- Một vài phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hơn bình thường, và thậm chí ngưng rụng trứng trước 40 tuổi;
- Chu kì của bạn có thể trở nên không đều. Khi bạn sắp mãn kinh, chu kì có thể trở nên ngắn hơn hoặc dài hơn làm cho trứng rụng ngày càng bất thường.
Thứ hai, các bệnh lý nhiễm trùng trong thời gian dài có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nhiều phụ nữ mắc các bệnh gây tắc vòi trứng từ trẻ mà không hề hay biết. Qua thời gian, các bệnh này gây viêm nhiễm và khiến khả năng thụ thai trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, tình trạng nhiễm trùng sinh dục do vi khuẩn chlamydia không được điều trị có thể phát triển thành viêm vùng chậu, từ đó có thể gây tắc ống dẫn trứng. Điều này sẽ ngăn chặn sự thụ tinh và đồng thời còn tăng khả năng có thai ngoài tử cung.
Các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung: Bệnh này có thể khiến các ống dẫn trứng bị cộmvà lồi lõm do các vết sẹo trên tế bào. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, tình trạng này có thể lan rộng hơn khi bạn lớn tuổi. Ống dẫn trứng bị hư hại cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung;
- U xơ tử cung: U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 30 và có thể gây ra các vấn đề sinh sản ở phụ nữ;
Vì vậy, bất kể tuổi tác, hãy luôn chăm sóc sức khỏe bản thân thật cẩn thận.
Trong một số trường hợp, béo phì cũng có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Giảm cân cũng có thể là một cách giúp bạn thụ thai dễ dàng nếu bạn bị rối loạn rụng trứng.
Làm thế nào để cải thiện cơ hội mang thai khi bạn đã hơn 35 tuổi?
Một số công nghệ y khoa hiện nay có thể giúp tăng cơ hội mang thai cho phụ nữ bị suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Những phương pháp này được gọi là công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Kết quả thành công có thể phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác cũng như tiền sử bệnh lý và sức khỏe của bạn. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là các công nghệ này có thể gây ra một số tác dụng phụ và khá tốn kém, ngoài ra, các biến chứng không mong muốn cũng có thể xảy ra. Những công nghệ này bao gồm:
- Phương pháp kích thích buồng trứng: Phương pháp này sẽ dùng thuốc để kích thích buồng trứng giải phóng nhiều trứng hơn bình thường, từ đó mà tăng cơ hội thụ thai;
- Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng sẽ được lấy ra từ buồng trứng và được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được chuyển vào tử cung của bạn và nó sẽ tự cấy ghép vào cơ thể;
- Quyên tặng noãn bào: Một người tình nguyện ở đầu tuổi ba mươi hoặc trẻ hơn sẽ hiến trứng và trứng này sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó chuyển vào tử cung của bạn và nó sẽ tự cấy ghép vào cơ thể.
Khi bạn sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản, một số biến chứng khi mang thai có thể xảy ra, bao gồm cả nguy cơ sinh đôi hoặc sinh ba. Khi phụ nữ mang đa thai, nguy cơ sẩy thai, sinh non và mắc phải các biến chứng sẽ gia tăng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sinh sản khi bạn muốn mang thai để có lời khuyên thích hợp nhất cho bạn.
- Lạc nội mạc tử cung: Bệnh này có thể khiến các ống dẫn trứng bị cộmvà lồi lõm do các vết sẹo trên tế bào. Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, tình trạng này có thể lan rộng hơn khi bạn lớn tuổi. Ống dẫn trứng bị hư hại cũng có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung;
- U xơ tử cung: U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ trên 30 và có thể gây ra các vấn đề sinh sản ở phụ nữ;
Vì vậy, bất kể tuổi tác, hãy luôn chăm sóc sức khỏe bản thân thật cẩn thận.
Trong một số trường hợp, béo phì cũng có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn. Giảm cân cũng có thể là một cách giúp bạn thụ thai dễ dàng nếu bạn bị rối loạn rụng trứng.
Làm thế nào để cải thiện cơ hội mang thai khi bạn đã hơn 35 tuổi?
Một số công nghệ y khoa hiện nay có thể giúp tăng cơ hội mang thai cho phụ nữ bị suy giảm khả năng sinh sản do tuổi tác. Những phương pháp này được gọi là công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Kết quả thành công có thể phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác cũng như tiền sử bệnh lý và sức khỏe của bạn. Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là các công nghệ này có thể gây ra một số tác dụng phụ và khá tốn kém, ngoài ra, các biến chứng không mong muốn cũng có thể xảy ra. Những công nghệ này bao gồm:
- Phương pháp kích thích buồng trứng: Phương pháp này sẽ dùng thuốc để kích thích buồng trứng giải phóng nhiều trứng hơn bình thường, từ đó mà tăng cơ hội thụ thai;
- Thụ tinh trong ống nghiệm: Trứng sẽ được lấy ra từ buồng trứng và được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được chuyển vào tử cung của bạn và nó sẽ tự cấy ghép vào cơ thể;
- Quyên tặng noãn bào: Một người tình nguyện ở đầu tuổi ba mươi hoặc trẻ hơn sẽ hiến trứng và trứng này sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, sau đó chuyển vào tử cung của bạn và nó sẽ tự cấy ghép vào cơ thể.
Khi bạn sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản, một số biến chứng khi mang thai có thể xảy ra, bao gồm cả nguy cơ sinh đôi hoặc sinh ba. Khi phụ nữ mang đa thai, nguy cơ sẩy thai, sinh non và mắc phải các biến chứng sẽ gia tăng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sinh sản khi bạn muốn mang thai để có lời khuyên thích hợp nhất cho bạn.
28
7
Xem thêm: Xét nghiệm đo thời gian prothrombin