U não là bệnh lý xảy ra các tế bào não phát triển bất thường, gây hình thành các khối u tại đây. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u mà người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau.
U não là bệnh lý xảy ra các tế bào não phát triển bất thường, gây hình thành các khối u tại đây. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u mà người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau.
Vậy u não là gì và làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Vậy u não là gì và làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
U não là bệnh gì?
U não là tình trạng trong não xuất hiện khối mô hình thành do các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Khối u não có thể là lành tính hay ác tính (khối u ung thư). Các khối u não được gọi là khối u nguyên phát nếu bắt nguồn từ não. Ngược lại, khối u não thứ phát có nguồn gốc từ các bộ phận khác của cơ thể và di căn đến não.
Các loại u não thường gặp
Có hơn 100 loại u não khác nhau, trong đó, một số loại thường gặp là:
- U tế bào thần kinh đệm (Gliomas): Khối u hình thành ở các tế bào thần kinh đệm và là dạng dễ gây ung thư nhất.
- U màng não: Là khối u hình thành ở lớp mô mỏng bao phủ não và tủy sống. Tuy thường ít ác tính nhưng có thể đè ép não và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- U sau phúc mạc thể Schwannoma: Là các khối u lành tính ảnh hưởng đến tế bào Schwann nằm trong hệ thần kinh. Các khối u này có thể gây mất thính giác hoặc ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng.
- U tuyến yên: hình thành trong tuyến yên nằm ở sàn não thất, trung tâm điều hòa và sản sinh ra các hormone quan trọng. U tuyến yên thường lành tính và phát triển chậm.
U não là bệnh gì?
U não là tình trạng trong não xuất hiện khối mô hình thành do các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Khối u não có thể là lành tính hay ác tính (khối u ung thư). Các khối u não được gọi là khối u nguyên phát nếu bắt nguồn từ não. Ngược lại, khối u não thứ phát có nguồn gốc từ các bộ phận khác của cơ thể và di căn đến não.
Các loại u não thường gặp
Có hơn 100 loại u não khác nhau, trong đó, một số loại thường gặp là:
- U tế bào thần kinh đệm (Gliomas): Khối u hình thành ở các tế bào thần kinh đệm và là dạng dễ gây ung thư nhất.
- U màng não: Là khối u hình thành ở lớp mô mỏng bao phủ não và tủy sống. Tuy thường ít ác tính nhưng có thể đè ép não và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- U sau phúc mạc thể Schwannoma: Là các khối u lành tính ảnh hưởng đến tế bào Schwann nằm trong hệ thần kinh. Các khối u này có thể gây mất thính giác hoặc ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng.
- U tuyến yên: hình thành trong tuyến yên nằm ở sàn não thất, trung tâm điều hòa và sản sinh ra các hormone quan trọng. U tuyến yên thường lành tính và phát triển chậm.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u não là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh u não bao gồm:
- Nhức đầu thường xuyên và nhức đầu nặng
- Buồn nôn hoặc ói mửa mà không biết lý do
- Có vấn đề về thị lực, chẳng hạn như song thị, mờ mắt, đau mắt…
- Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân
- Khi đi dễ bị té, dễ mất thăng bằng
- Có vấn đề về khả năng nói
- Lơ đễnh, giảm trí nhớ
- Thay đổi ở tính cách hoặc hành vi
- Động kinh, đặc biệt là ở những người không có tiền sử co giật trước đó
- Vấn đề về thính lực
- Mất khả năng tập trung
- Yếu liệt một phần nào đó trên cơ thể
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những dấu hiệu và triệu chứng của u não là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh u não bao gồm:
- Nhức đầu thường xuyên và nhức đầu nặng
- Buồn nôn hoặc ói mửa mà không biết lý do
- Có vấn đề về thị lực, chẳng hạn như song thị, mờ mắt, đau mắt…
- Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân
- Khi đi dễ bị té, dễ mất thăng bằng
- Có vấn đề về khả năng nói
- Lơ đễnh, giảm trí nhớ
- Thay đổi ở tính cách hoặc hành vi
- Động kinh, đặc biệt là ở những người không có tiền sử co giật trước đó
- Vấn đề về thính lực
- Mất khả năng tập trung
- Yếu liệt một phần nào đó trên cơ thể
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên triệu chứng của mỗi người cũng sẽ rất khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người khác nhau nên triệu chứng của mỗi người cũng sẽ rất khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra u não?
Khối u não có thể bắt nguồn từ não (u não nguyên phát) hoặc có thể do khối u từ những nơi khác di căn đến não (u não thứ phát). Các khối u não nguyên phát xuất hiện từ chính bộ não hoặc trong các mô gần não như ở màng não, các dây thần kinh sọ não, tuyến yên hoặc tuyến tùng. Thực tế, các khối u não thứ phát thường gặp hơn là nguyên phát.
Các khối u não nguyên phát bắt nguồn khi các tế bào bình thường bị đột biến. Những đột biến này khiến cho tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, đồng thời kéo dài thời gian tồn tại của chúng. Kết quả tạo ra một lượng lớn các tế bào bất thường, từ đó hình thành khối u.
Nguyên nhân nào gây ra u não?
Khối u não có thể bắt nguồn từ não (u não nguyên phát) hoặc có thể do khối u từ những nơi khác di căn đến não (u não thứ phát). Các khối u não nguyên phát xuất hiện từ chính bộ não hoặc trong các mô gần não như ở màng não, các dây thần kinh sọ não, tuyến yên hoặc tuyến tùng. Thực tế, các khối u não thứ phát thường gặp hơn là nguyên phát.
Các khối u não nguyên phát bắt nguồn khi các tế bào bình thường bị đột biến. Những đột biến này khiến cho tế bào phát triển và phân chia nhanh hơn, đồng thời kéo dài thời gian tồn tại của chúng. Kết quả tạo ra một lượng lớn các tế bào bất thường, từ đó hình thành khối u.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc u não?
U não có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số loại có đặc điểm riêng, ví dụ như u thần kinh đệm và u màng não thường gặp nhất ở người lớn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị u não?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị u não, chẳng hạn như:
- Tuổi tác. Khi bạn lớn tuổi, bạn có nguy cơ bị u não cao hơn. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi
- Tiếp xúc với tia bức xạ. Nếu bạn đã tiếp xúc với tia bức xạ do các vụ nổ bom nguyên tử hay xạ trị ung thư, nguy cơ u não sẽ tăng lên
- Tiền sử gia đình có người bị u não. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh u não hoặc mắc một bệnh di truyền nào đó, nguy cơ bị u não của bạn sẽ tăng lên, tuy nhiên vẫn rất thấp.
Những ai thường mắc u não?
U não có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số loại có đặc điểm riêng, ví dụ như u thần kinh đệm và u màng não thường gặp nhất ở người lớn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị u não?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị u não, chẳng hạn như:
- Tuổi tác. Khi bạn lớn tuổi, bạn có nguy cơ bị u não cao hơn. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi
- Tiếp xúc với tia bức xạ. Nếu bạn đã tiếp xúc với tia bức xạ do các vụ nổ bom nguyên tử hay xạ trị ung thư, nguy cơ u não sẽ tăng lên
- Tiền sử gia đình có người bị u não. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh u não hoặc mắc một bệnh di truyền nào đó, nguy cơ bị u não của bạn sẽ tăng lên, tuy nhiên vẫn rất thấp.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u não?
Thông qua những câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe của cá nhân và gia đình cùng với việc khám lâm sàng, bao gồm khám hệ thần kinh, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được bạn có mắc bệnh hay không.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm để xem hình ảnh chi tiết não và phát hiện khối u, ví dụ như chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Ngoài ra, bạn đôi khi phải chụp hình mạch máu não để bác sĩ xem xét sự phát triển của các khối u và những dị dạng mạch máu.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u não?
Thông qua những câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe của cá nhân và gia đình cùng với việc khám lâm sàng, bao gồm khám hệ thần kinh, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được bạn có mắc bệnh hay không.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm để xem hình ảnh chi tiết não và phát hiện khối u, ví dụ như chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Ngoài ra, bạn đôi khi phải chụp hình mạch máu não để bác sĩ xem xét sự phát triển của các khối u và những dị dạng mạch máu.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để xác định xem khối u não có phải là u ác tính hay không. Phương pháp này được thực hiện bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở sọ và đưa một cây kim vào khối u để lấy mẫu về quan sát trong phòng thí nghiệm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị u não?
Các bác sĩ có thể dựa trên một số yếu tố sau để quyết định phương pháp điều trị cho bạn:
- Vị trí khối u
- Kích thước khối u
- Loại khối u
- Khối u đã lan rộng chưa
- Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
- Biến chứng tiềm ẩn
Phương pháp điều trị thường gặp nhất là phẫu thuật. Trong trường hợp khối u nằm ở một số vị trí không thể phẫu thuật để loại bỏ được, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và xạ trị để thu nhỏ các khối u. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, hóa trị và xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Nếu khối u đang ở sâu trong não hoặc ở các khu vực khó tiếp cận được, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng dao gamma, một dạng bức xạ với độ tập trung cao.
Bạn nên tìm hiểu những biến chứng và tác dụng phụ dài hạn của các phương pháp điều trị trên để từ đó có thể lựa chọn phác đồ phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số bài tập khác để giúp phục hồi những chức năng bị mất do khối u, ví dụ như những bài tập vận động khi bạn bị liệt, bài tập nói khi bạn bị chứng mất nói hoặc bài tập nuốt khi bạn gặp vấn đề trong chức năng nuốt.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để xác định xem khối u não có phải là u ác tính hay không. Phương pháp này được thực hiện bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở sọ và đưa một cây kim vào khối u để lấy mẫu về quan sát trong phòng thí nghiệm.
Những phương pháp nào dùng để điều trị u não?
Các bác sĩ có thể dựa trên một số yếu tố sau để quyết định phương pháp điều trị cho bạn:
- Vị trí khối u
- Kích thước khối u
- Loại khối u
- Khối u đã lan rộng chưa
- Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
- Biến chứng tiềm ẩn
Phương pháp điều trị thường gặp nhất là phẫu thuật. Trong trường hợp khối u nằm ở một số vị trí không thể phẫu thuật để loại bỏ được, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và xạ trị để thu nhỏ các khối u. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, hóa trị và xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Nếu khối u đang ở sâu trong não hoặc ở các khu vực khó tiếp cận được, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng dao gamma, một dạng bức xạ với độ tập trung cao.
Bạn nên tìm hiểu những biến chứng và tác dụng phụ dài hạn của các phương pháp điều trị trên để từ đó có thể lựa chọn phác đồ phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số bài tập khác để giúp phục hồi những chức năng bị mất do khối u, ví dụ như những bài tập vận động khi bạn bị liệt, bài tập nói khi bạn bị chứng mất nói hoặc bài tập nuốt khi bạn gặp vấn đề trong chức năng nuốt.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến u não?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng u não của mình bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Châm cứu
- Ngồi thiền
- Thôi miên
- Liệu pháp âm nhạc
- Tập các bài thể dục thư giãn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến u não?
Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng u não của mình bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Châm cứu
- Ngồi thiền
- Thôi miên
- Liệu pháp âm nhạc
- Tập các bài thể dục thư giãn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là bị gì, có nguy hiểm?